1.3. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống trong nhà
1.3.2. Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ
Đối với việc giáo dục GTS, KNS cho học sinh, lựa chọn chương trình và nội dung phù hợp là yếu tố rất quan trọng. Việc quản lý chương trình, nội dung giáo dục GTS, KNS bao gồm từ việc chỉ đạo đội ngũ xây dựng chương trình, nội dung cho đến việc tổ chức thực hiện những nội dung đó và đánh giá kết quả đạt được. Hiện nay nội dung giáo dục GTS, KNS cho học sinh trung học chưa được đưa thành khung chương trình thống nhất mà mỗi trường tùy theo mục tiêu và điều kiện của trường mình mà xây dựng nội dung, chương trình cho riêng trường mình. Ở trường trung học phổ thơng hiện nay nội dung giáo dục GTS, KNS chủ yếu là dạy lồng ghép trong các môn học, bài học và thơng qua các hoạt động ngồi giờ lên lớp, các hoạt động phong trào của tổ chức đoàn thanh niên.
Để quản lý tôt nội dung giáo dục GTS,KNS thì người quản lý phải nắm vững các nhiệm vụ năm học, bám sát vào các văn bản hướng dẫn của sở giáo dục, của các cơ quan chức năng, bám sát vào các giá trị chuẩn mực của nhân loại, các kỹ năng quan trọng cần thiết đối với đối tượng học sinh THPT.Từ đó nhà quản lý phải có định hướng về mục tiêu cần đạt về việc giáo dục GTS,KNS trong nhà trường của từng năm học.
1.3.2. Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống năng sống
Quản lý việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống, phải dựa trên cơ cấu khung phân phối chương trình của năm học, đồng thời phải dựa trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế của trường về nguyện vọng, nhu cầu của học sinh mong muốn được hình thành và rèn luyện nhữngGTS, KNS mà các em cịn thiếu, Từ đó mới xây dựng được kế hoạch có tính khả thi và mang lại hiệu quả giáo dục GTS, KNS tốt nhất cho HS.
Quản lý về kế hoạch hoạt động giáo dục GTS, KNS bao gồm: Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên, kế hoạch hoạt động theo
chủ điểm, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV, kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất cũng như các điều kiện thực hiện, kế hoạch phối hợp với các lực lượng giáo dục, kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GTS, KNS.
Có rất nhiều loại kế hoạch theo lộ trình thời gian; kế hoạch dài hạn, kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch theo quý, tháng, và theo tuần, khi quản lý kế hoạch thì người quản lý phải nắm thật chắc mục tiêu và các nội dung của kế hoạch để tránh sự chồng chéo hoặc bỏ việc khơng kiểm sốt được.
Để quá trình giáo dục GTS, KNS cho học sinh đạt hiệu quả, nhà trường cần xây dựng phương hướng chỉ đạo theo một kế hoạch thống nhất, nhằm động viên và phát huy tối đa khả năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tạo nên sức mạnh tổng thể trong quá trình GD GTS, KNS.