Kết quả kiểm định mơ hình theo lưu lượng tại Củng Sơn, An Khê, mực nước tại Ayun Pa và Phú Lâm với trận lũ tháng XI/1988 được đánh giá theo các chỉ tiêu Nash-Sutcliffe và sai số tương đối đỉnh lũ (Bảng 3.12) cho thấy quá trình lũ thực đo và lũ tính tốn từ mơ hình tương đối phù hợp, có thể sử dụng bộ thơng số của mơ hình phục vụ nghiên cứu vận hành hệ thống liên hồ chứa.
Bảng 3.12: Đánh giá kết quả kiểm định mơ hình
Chỉ tiêu QAn Khê QCủng Sơn HAyun Pa HPhú Lâm Nash – Sutcliffe
Trận lũ tháng XI/1988 0.9779 0.9804 0.8920 0.9712
Sai số tương đối đỉnh lũ (%)
Trận lũ tháng XI/1988 0.35 1.0
3.3.1.1 Vận hành hồ Kanak
a) Nguyên tắc vận hành:
- Lưu lượng xả từ hồ Kanak xuống hạ du được quyết định căn cứ vào các yếu tố: lưu lượng lũ đến hồ Kanak, mực nước hiện tại của hồ Kanak, mực nước khống chế tại trạm TV An Khê.
- Không bắt buộc phải hạ mực nước hồ Kanak từ mực nước cao nhất trước lũ xuống đến mực nước đón lũ (theo Quy trình 1077) mà căn cứ vào kết quả dự báo lũ đến để xác định lượng xả cần thiết và cao trình mực nước hồ cần hạ thấp tương ứng.
b) Các trường hợp tính tốn:
Các trận lũ trên được đưa vào tính điều tiết hồ Kanak với giả định bắt đầu tiến hành xả trước khi xuất hiện đỉnh lũ khoảng 36÷48 giờ, thời gian xả trong khoảng 24 giờ, sau khi xuất hiện đỉnh lũ 36 giờ bắt đầu xả lũ để đưa mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ.
Bảng 3.13: Các trường hợp tính tốn điều hành xả hồ Kanak
Dạng lũ đến Tần suất lũ tính tốn Lưu lượng đỉnh lũ tại Kanak (m3/s) Lưu lượng đỉnh lũ tại TV An Khê (m3/s) Trận lũ XI/1981 Lũ thực đo 1519 2440 Trận lũ XI/1981 Lũ p=5% 1780 2859 Trận lũ XI/1981 Lũ p=1% 2648 4253 Trận lũ XI/1981 Lũ p=0.5% 3037 4878 Trận lũ XI/1988 Lũ thực đo 311 500 Trận lũ X/1993 Lũ thực đo 462 750 c) Kết quả tính tốn:
Kết quả tính điều tiết được minh họa trong các Hình 3.20, 3.21 dưới đây và Bảng B.1, B.2 Phụ lục B.