1.2 Tình hình nghiên cứu vận hành hồ chứa ở Việt Nam
1.2.4 Quá trình phát triển Quy trình vận hành hệ thống hồ chứa sông Ba
Theo phân cơng của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNN và Bộ Công thương chịu trách nhiệm về an tồn cơng trình thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Đối với mỗi hồ chứa thủy lợi, thủy điện lớn đã được xây dựng trên lưu vực sơng Ba đều đã có quy trình vận hành được lập riêng, nhằm đáp ứng mục tiêu riêng của từng hồ, như: Quy trình vận hành hồ An Khê-Ka Nak được ban hành theo Quyết định số 293/QĐ-BCT ngày 17/01/2012 của Bộ Cơng Thương; Quy trình vận hành hồ Ayun Hạ được ban hành theo Quyết định số 64/2004/QĐ-BNN ngày 11/11/2004 của Bộ Nơng nghiệp & PTNN; Quy trình vận hành hồ thuỷ điện Sơng Hinh được ban hành theo Quyết định số 2775/QĐ-EVN-KTNĐ ngày 23/8/2002 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam; Quy trình vận hành hồ thuỷ điện Krơng H’năng được ban hành theo Quyết định số 4046/QĐ-BCT ngày 13/8/2010 và Quy trình vận hành hồ thuỷ điện Sơng Ba Hạ được ban hành theo Quyết định số 1863/QĐ-BCT ngày 14/4/2009 của Bộ Công Thương. Nguyên tắc cơ bản về giảm lũ được quy định cho tất cả các cơng trình thủy điện là khơng làm gia tăng lưu lượng đỉnh lũ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm xây dựng quy trình vận hành hệ thống liên hồ chứa, đến hết năm 2017 đã trình Chính phủ ban hành các quy định về phối hợp vận hành hệ thống hồ chứa điều tiết cắt giảm lũ cho hạ du, như: “Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ Sông Ba Hạ, Sông Hinh, Krông H’Năng, Ayun Hạ và An Khê-Ka Nak trong mùa lũ hàng năm” được ban hành theo Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 23/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ (Quy trình 1757); “Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba” được ban hành theo Quyết định số 1077/QĐ-TTg ngày 07/7/2014 (Quy trình 1077); Quyết định số 282/QĐ-TTg ngày 01/3/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba. Tuy nhiên, Quyết định số 282/QĐ-TTg chỉ sửa đổi, bổ sung một số nội dung: vận hành duy trì dịng chảy sau đập An Khê trong mùa lũ khi không tham gia vận hành giảm lũ cho hạ du; vận hành duy trì dịng chảy sau đập An
Khê và sông Hinh trong mùa cạn. Đến nay, về cơ bản việc vận hành hệ thống hồ chứa chống lũ cho hạ du lưu vực sơng Ba vẫn được thực hiện theo Quy trình 1077.
Một số nguyên tắc chính của Quy trình 1757 như sau:
- Mùa lũ được quy định từ ngày 01 tháng 9 đến ngày 15 tháng 12 hàng năm. Khi phối hợp vận hành giữa các hồ để giảm lũ cho hạ du, các hồ được chia thành hai cụm:cụm hồ phía hạ du (có quan niệm coi là cụm hồ phía Đơng) gồm hồ Sơng Ba Hạ, Sông Hinh và Krông H’Năng, cụm hồ phía thượng du (có quan niệm coi là cụm hồ phía Tây) gồm hồ Ayun Hạ và Ka Nak-An Khê.
- Trong giai đoạn các hồ xả nước đón lũ, việc vận hành cụm hồ phía hạ du căn cứ vào mực nước hiện tại của hồ, dự báo lưu lượng đến hồ trong 24 giờ tới và mực nước tại Phú Lâm; việc vận hành cụm hồ phía thượng du căn cứ vào mực nước hiện tại của hồ, dự báo lưu lượng đến hồ trong 24 giờ tới và mực nước tại trạm thủy văn An Khê hoặc Ayun Pa. Thời gian xả để đưa mực nước các hồ về cao trình mực nước đón lũ khoảng 24 giờ.
- Trong giai đoạn vận hành giảm lũ cho hạ du, sẽ căn cứ vào mực nước hiện tại của hồ, số liệu dự báo lưu lượng đỉnh lũ đến hồ trong 6 đến 12 giờ tới đối với cụm hồ phía hạ du (cụm hồ phía Đơng) hoặc 6 giờ tới đối cụm hồ phía thượng du (cụm hồ phía Tây) để vận hành giảm đỉnh lũ.
- Sau đỉnh lũ, phải đưa mực nước hồ về cao trình MNDBT.
Bảng 1.1: Cao trình mực nước đón lũ của các hồ theo quy trình 1757
Hồ Sơng Ba Hạ
Sơng Hinh
Krơng
H’Năng Ka Nak Ayun Hạ
Mực nước hồ (m) 103 207 252,5 513 203
Nguồn: Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 23/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Quy trình 1077 được ban hành năm 2014 đã có một số điều chỉnh (so với Quy trình 1757) như sau:
- Đã đưa quy định mới về vận hành trong mùa lũ liên quan đến mực nước trước lũ và mực nước đón lũ. Cụ thể là Quy trình 1077 quy định trong thời kỳ mùa lũ nói chung, khi chưa tham gia vận hành giảm lũ cho hạ du, mực nước các hồ chứa không được vượt mực nước cao nhất trước lũ và khi kết thúc quá trình giảm lũ cho
hạ du phải đưa dần mực nước hồ về cao trình mực nước trước lũ. Như vậy, trong khi Quy trình 1757 cho phép duy trì mực nước các hồ ở MNDBT thì Quy trình 1077 chỉ cho phép duy trì mực nước các hồ ở MNCNTL để phòng lũ. Việc điều chỉnh này tuy có thể mang đến hiệu quả cao hơn cho chống lũ, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến hạ du nhưng lại làm giảm hiệu quả phát điện do phải hạ mực nước hồ một thời gian dài để phịng đón lũ.
- Trong giai đoạn hạ mực nước hồ để đón lũ, với nhiệm vụ là đưa mực nước các hồ về cao trình mực nước đón lũ, việc vận hành cụm hồ phía hạ du căn cứ vào mực nước hiện tại của hồ, số liệu dự báo khả năng thời tiết gây mưa, lũ trong vòng 24 đến 48 giờ tới và mực nước tại Phú Lâm; cụm hồ phía thượng du được vận hành căn cứ vào mực nước hiện tại của hồ, số liệu dự báo khả năng thời tiết gây mưa, lũ trong vòng 24 đến 48 giờ tới và mực nước tại trạm thủy văn An Khê hoặc Ayun Pa. Như vậy theo Quy trình 1077 thì dung tích đón lũ của mỗi hồ sẽ tăng thêm do MNĐL của mỗi hồ được quy định thấp xuống, tổng dung tích đón lũ tăng thêm của 5 hồ vào khoảng 269,7 triệu m3
.
- Trong giai đoạn vận hành giảm lũ cho hạ du, sẽ căn cứ vào mực nước hiện tại của hồ, đặc biệt là căn cứ vào mực nước tại các trạm thủy văn như Phú Lâm (đối với cụm hồ phía hạ du) hoặc các trạm thủy văn Ayun Pa, An Khê (đối với cụm hồ phía thượng du) để quyết định vận hành các hồ giảm lũ. Như vậy, việc vận hành giảm lũ cho hạ du theo Quy trình 1077 đã quan tâm hơn đến yếu tố mực nước khống chế ở hạ du, trong khi quy trình trước khơng xét đến yếu tố này.
- Vận hành đưa mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ: sau mối trận lũ phải đưa mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ.
Bảng 1.2: Cao trình mực nước cao nhất trước lũ, mực nước đón lũ của các hồ theo quy trình 1077 Hồ Sông Ba Hạ Sông Hinh Krông
H’Năng Ka Nak Ayun Hạ
Mực nước cao nhất
trước lũ (m) 103 207 252,5 513 203
Mực nước đón lũ(m) 102 204,5 251,5 506 202
Thực tế vận hành các hồ chứa trong mùa lũ theo Quy trình 1077 cho đến nay đã bộc lộ một số khó khăn, chưa hợp lý, ví dụ như khi chỉ có mưa lớn sinh lũ ở phần hạ lưu sông Ba hoặc khi các tiểu lưu vực khác trên sông Ba khơng có mưa mà chỉ có mưa cục bộ tại tiểu lưu vực hồ Krơng H’Năng thì việc phải đồng loạt vận hành xả nước đón lũ của các hồ ở thượng du, khơng có lưu lượng lũ đến lớn như Ka Nak, Ayun Hạ theo quy trình liên hồ hiện hành là khơng hợp lý, không mang lại hiệu quả cho chống lũ đồng thời giảm hiệu quả phát điện. Việc thường xuyên phải duy trì mực nước các hồ ở MNCNTL trong mùa lũ cũng làm giảm đầu nước phát điện, ngồi ra cịn tiềm ẩn nguy cơ khơng tích được đủ nước vào cuối mùa lũ.
Thời gian qua, Công ty Cổ phần Sông Ba đã chủ động triển khai nghiên cứu, ứng dụng tại NMTĐ Krông H’năng các giải pháp: quan trắc mưa trên tồn lưu vực và tính tốn dự báo q trình lũ về hồ; đo chính xác mực nước hồ để tính lưu lượng thực tế về hồ; xác định điểm bắt đầu và lưu lượng xả lũ hợp lý nhằm bảo đảm an tồn cho hạ du và tích đầy nước cuối trận lũ và đã đạt được những kết quả tích cực trong các năm 2015, 2016. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang phối hợp với các cơ quan Trung ương, địa phương nghiên cứu rà sốt, sửa đổi bổ sung các quy trình vận hành liên hồ chứa đã ban hành cho phù hợp hơn với thực tế.