Các trường hợp tính tốn điều hành xả hồ Kanak

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học điều hành liên hồ chứa chống lũ lưu vực sông ba (Trang 94 - 97)

Dạng lũ đến Tần suất lũ tính tốn Lưu lượng đỉnh lũ tại Kanak (m3/s) Lưu lượng đỉnh lũ tại TV An Khê (m3/s) Trận lũ XI/1981 Lũ thực đo 1519 2440 Trận lũ XI/1981 Lũ p=5% 1780 2859 Trận lũ XI/1981 Lũ p=1% 2648 4253 Trận lũ XI/1981 Lũ p=0.5% 3037 4878 Trận lũ XI/1988 Lũ thực đo 311 500 Trận lũ X/1993 Lũ thực đo 462 750 c) Kết quả tính tốn:

Kết quả tính điều tiết được minh họa trong các Hình 3.20, 3.21 dưới đây và Bảng B.1, B.2 Phụ lục B.

Hình 3.20 : Kết quả điều tiết hồ Kanak với trận lũ XI/1981 - Lũ thực đo

Từ kết quả tính tốn hạ mực nước hồ Kanak để đón lũ, cho thấy:

- Đối với những trận lũ đến có lưu lượng đỉnh lũ nhỏ như trận lũ XI/1988 (có lưu lượng đỉnh lũ Q=311 m3/s, thuộc trường hợp lũ nhỏ), có thể khơng cần hạ mực nước hồ (lưu lượng xả = lưu lượng đến) trong giai đoạn chuẩn bị đón lũ mà vẫn có thể tích phần lớn lượng lũ đến, đồng thời mực nước lớn nhất tại An Khê cũng chưa lên đến mức BĐ I.

- Đối với những trận lũ đến có lưu lượng đỉnh lũ ở mức trung bình như trận lũ X/1993 (có lưu lượng đỉnh lũ Q=462 m3/s, thuộc trường hợp lũ trung bình) có thể khơng cần hạ mực nước hồ (lưu lượng xả = lưu lượng đến) hoặc chỉ cần hạ đến cao trình 511,58 m (so với yêu cầu phải hạ xuống cao trình MNĐL 506,0 m theo Quy trình 1077) trong giai đoạn chuẩn bị đón lũ mà vẫn có thể tích phần lớn lượng lũ đến, đồng thời mực nước lớn nhất tại An Khê cũng chưa lên đến mức BĐ I.

- Đối với những trận lũ đến có lưu lượng đỉnh lũ lớn như trận lũ XI/1981 có lưu lượng đỉnh lũ Q=1519 m3/s (tần suất xuất hiện p8-10%, thuộc trường hợp lũ lớn - rất lớn) có thể hạ mực nước hồ xuống cao trình 509,16 m (với Qxả max = 743 m3/s, Hankhe max= 405,35 m tương ứng). Sau khi cắt toàn bộ đỉnh lũ sẽ có thể nâng mực nước trong hồ lên được đến mực nước dâng bình thường.

- Đối với những trận lũ đến có lưu lượng đỉnh lũ rất lớn như trận lũ dạng XI/1981 có lưu lượng đỉnh lũ Q=1.780 m3/s, 2.648 m3/s và 3.037 m3/s (tương ứng với P = 5%, 1% và 0,5%), để đảm bảo mực nước tại TV An Khê không vượt BĐ II (405,5 m) thì chỉ có thể xả với lưu lượng lớn nhất vào khoảng 744 m3/s, 769 m3/s và 769 m3/s tương ứng với các cấp lũ trên. Khi đó có thể hạ mực nước hồ xuống cao trình 509,23 m, 509,47 m và 509,8 m (vẫn cao hơn so với MNĐL 506,0 m), mà vẫn đảm bảo khống chế mực nước tại TV An Khê ở mức 405,40 m, 405,50 m và 405,50 m tương ứng (đảm bảo yêu cầu không vượt BĐ II 405,5 m).

- Theo thiết kế của nhà máy thủy điện An Khê, lưu lượng qua nhà máy với Q đảm bảo (90%) là 9,60 m3/s, Q lớn nhất là 50,0 m3/s và lưu lượng sau phát điện sẽ xả sang lưu vực sông Kone. Do phần lưu lượng này là nhỏ so với lưu lượng đỉnh lũ tại An Khê nên trong các tính tốn trên đã bỏ qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học điều hành liên hồ chứa chống lũ lưu vực sông ba (Trang 94 - 97)