Công nghệ dự báo hỗ trợ vận hành

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học điều hành liên hồ chứa chống lũ lưu vực sông ba (Trang 29 - 31)

1.2 Tình hình nghiên cứu vận hành hồ chứa ở Việt Nam

1.2.3 Công nghệ dự báo hỗ trợ vận hành

Cùng với việc xây dựng và hồn thiện quy trình vận hành thì cơng tác dự báo thuỷ văn cũng được quan tâm nghiên cứu. Trịnh Quang Hồ (1997) với cơng nghệ nhận dạng lũ thượng nguồn sông Hồng đã được áp dụng hiệu quả trong phịng chống lũ cho đồng bằng sơng Hồng. Nguyễn Lan Châu (2005) đã nghiên cứu xây dựng công nghệ dự báo lũ sông Đà phục vụ điều tiết hồ Hồ Bình phịng chống lũ bằng cách tích hợp các mơ hình thuỷ văn, thuỷ lực và điều tiết hồ chứa. Nguyễn Viết Thi (2008) nghiên cứu dự báo lũ đến hồ chứa với thời gian dự kiến 3÷5 ngày phục vụ vận hành liên hồ chứa sông Hồng chống lũ. Trần Tân Tiến (2006) đã nghiên cứu liên kết mơ hình RAMS dự báo mưa và mơ hình sóng động học một chiều dự báo lũ khu vực miền Trung. Vũ Minh Cát (2007) đã nghiên cứu xây dựng công nghệ dự báo lũ trung hạn kết nối với công nghệ vận hành hệ thống phòng chống lũ cho đồng bằng sơng Hồng-Thái Bình. Gần đây có: nghiên cứu xây dựng cơng nghệ dự báo lũ đến các hồ chứa lớn trên hệ thống sông Hồng của Bùi Đình Lập (2017), nghiên cứu xây dựng cơng nghệ nhận định lũ lớn và dòng chảy mùa cạn trên lưu vực sông Hồng của Trịnh Thu Phương (2017), Nghiên cứu xây dựng công

nghệ cảnh báo, dự báo lũ và cảnh báo ngập lụt cho các sơng chính ở Bình Định, Khánh Hòa của Đặng Thanh Mai (2017).

Trên lưu vực sơng Ba cũng có các nghiên cứu được thực hiện, như: nghiên cứu dự báo dòng chảy lũ đến các hồ chứa chính trên lưu vực sơng Ba bằng mơ hình thuỷ văn mưa dịng chảy (HEC-HMS), mơ hình mơ phỏng vận hành hồ chứa (HEC- RESSIM) kết hợp với kết quả dự báo từ mơ hình khí tượng BOLAM. Phương án tính tốn: từ kết quả mưa lưới dự báo trước 24 giờ để tính tốn dự báo lũ trên lưu vực, tính tốn với thời gian dự kiến T=6 giờ để dự báo dòng chảy lũ đến cho các hồ. Kết quả dự báo thử nghiệm cho thấy, chỉ số đảm bảo của phương án dự báo đều đạt trên 80% tại Củng Sơn, An Khê, Ayun Hạ. Kết quả cũng khẳng định hướng đi mới là dự báo lũ có kết hợp với mưa dự báo để cải thiện chất lượng dự báo và kéo dài thời gian dự kiến [1].

Đặng Thanh Mai và nnk (2015) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống phân tích, giám sát, cảnh báo và dự báo lũ, ngập lụt và hạn hán cho hệ thống sông Ba” với mục tiêu xây dựng được một hệ thống phân tích, giám sát, cảnh báo và dự báo lũ, ngập lụt, hạn hán cho hệ thống sông Ba sử dụng trong dự báo nghiệp vụ nhằm mục tiêu đảm bảo cảnh báo lũ trước 48 giờ, dự báo đỉnh lũ, quá trình lũ và ngập lụt trước 24 giờ trên hệ thống sơng Ba. Trong đó, mơ hình NAM được dùng mơ phỏng dịng chảy từ mưa làm đầu vào cho mơ hình thủy lực và mơ hình điều tiết hồ chứa trên tồn lưu vực. Mơ hình Mike 11-GIS dùng các kết quả của các mơ hình NAM và điều tiết hồ để mơ phỏng dịng chảy và ngập lụt vùng hạ lưu hệ thống sông. Công nghệ này đã được chạy thử nghiệm trong mùa lũ năm 2012.

Theo đánh giá của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, chất lượng dự báo bão, lũ năm 2016 đã vượt chỉ tiêu đối với dự báo trước 12÷24 giờ, đạt yêu cầu đối với dự báo trước 24÷48 giờ, sai số cịn lớn đối với dự báo trước 48÷72 giờ. Khả năng dự báo và độ chính xác của dự báo lũ tùy thuộc vào thời gian dự kiến của dự báo và vị trí dự báo. Thời gian dự báo càng dài hơn so với thời gian tập trung nước trên lưu vực thì độ chính xác, độ tin cậy cũng giảm theo. Thời gian dự kiến dự báo quá trình lũ cho khu vực Trung bộ, Tây Ngun từ 3÷12 giờ, đối với các sơng lớn là 24 giờ, mức đảm bảo dự báo khoảng 75÷80%.

Như vậy có thể thấy trong giai đoạn hiện tại, việc dự báo lũ đến hồ chứa theo thời gian dự kiến 3÷5 ngày với u cầu đạt độ chính xác, độ tin cậy cho phép là khá khó khăn, đặc biệt là đối với lưu vực các sông ở miền Trung như lưu vực sông Ba.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học điều hành liên hồ chứa chống lũ lưu vực sông ba (Trang 29 - 31)