3.1 Hiện trạng lưu vực sông Ba và hệ thống hồ chứa lớn trên lưu vực
3.1.3 Đặc điểm lũ lưu vực sông Ba
a. Đặc điểm chung về lũ trên lưu vực
Từ tài liệu thực đo của các trạm thuỷ văn cho thấy sự biến động của dòng chảy lũ trên lưu vực sơng Ba khá phức tạp. Tại cùng một vị trí có năm mùa lũ chỉ kéo dài 2÷3 tháng nhưng cũng có năm kéo dài tới 5÷6 tháng, có năm mùa lũ đến sớm hoặc muộn hơn thường lệ 2÷3 tháng [36]. Với những năm gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh ngay từ đầu mùa mưa thì mùa lũ trên lưu vực đến sớm, đến cuối mùa lũ nếu gặp mưa do bão hay ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới từ biển Đơng thì mùa lũ sẽ kéo dài thêm.
Từ tháng V đến tháng VIII tuy đã là mùa mưa song lượng mưa và cường độ mưa vẫn chưa đủ lớn, cường độ thấm của đất vẫn còn cao nên trong thời gian này mưa chỉ gây nên các trận lũ nhỏ và có biên độ khơng lớn.
Từ tháng IX đến tháng XI, các nhiễu động thời tiết ở biển Đông (bão muộn, gió mùa Đơng Bắc) mạnh lên kết hợp với mưa cuối mùa làm cho lượng mưa và cường độ mưa trên lưu vực tăng lên đáng kể, lũ trong thời gian này thường là lũ lớn nhất trong năm.
Do lưu vực sơng Ba có độ dốc lớn nên thời gian lũ trên lưu vực thường chỉ trong khoảng 3÷5 ngày và lượng lũ 1 ngày lớn nhất có thể chiếm tới 30÷35% tổng lượng tồn trận lũ.
b. Phân kỳ và tổ hợp lũ
Theo số liệu quan trắc tại các trạm, mùa lũ trên lưu vực như sau:
- Khu vực Tây Trường Sơn: do phân phối lượng mưa trong các tháng mùa mưa, cùng với điều kiện địa hình, thảm phủ... khác nhau làm cho mùa lũ giữa phần phía Bắc và phía Nam của khu vực cũng có sự khác nhau:
+ Vùng nhánh sơng Ayun có mùa lũ kéo dài 5 tháng, từ tháng VII đến tháng XI. Lượng dịng chảy mùa lũ chiếm 70÷75% tổng lượng dịng chảy năm. Các tháng VIII ÷ X có lượng dịng chảy lũ lớn nhất chiếm 17÷24% tổng lượng dịng chảy năm.
+ Vùng thượng nguồn Krông H’Năng về cuối mùa mưa còn chịu ảnh hưởng của khí hậu Đơng Trường Sơn nên mùa lũ muộn hơn một tháng, từ tháng VIII đến tháng XII. Lượng dòng chảy mùa lũ chiếm 65÷70% tổng lượng dịng chảy năm.
- Khu vực Đơng Trường Sơn: gồm tồn bộ phần hạ du sông Ba. Do mùa mưa muộn và ngắn cùng với điều kiện địa hình dốc, khả năng giữ nước của thảm phủ kém nên dòng chảy mùa lũ ở đây khác hẳn khu vực Tây Trường Sơn. Mùa lũ ngắn chỉ 3 tháng, từ tháng X đến tháng XII, lượng dịng chảy mùa lũ chiếm 65÷75% tổng lượng dịng chảy năm. Tháng XI có lượng dịng chảy lớn nhất, có thể đạt 32÷36% tổng lượng dịng chảy năm.
- Khu vực trung gian: bao gồm phần diện tích dọc theo thung lũng sơng Ba. Do địa hình bị ngăn cách bởi các dãy núi cao nên lượng mưa trong khu vực không lớn, cùng với tổn thất qua bốc hơi và thấm rất lớn nên mùa lũ ở đây kéo dài 4 tháng từ tháng IX đến tháng XII, chậm nhiều so với mùa mưa và mùa lũ ở các khu vực khác. Lượng dòng chảy mùa lũ chiếm 70÷75% tổng lượng dịng chảy năm. Tháng XI có lượng nước dịng chảy lớn nhất, đạt 22÷27% tổng lượng dịng chảy năm.
Bảng 3.3 :Thời gian xuất hiện đỉnh lũ lớn nhất tại các trạm thủy văn
Năm Củng Sơn Sông Hinh An Khê Cheo Reo Pơ Mơ Rê Krông Hnăng Phú Lâm
1978 3/XI 3/XI 4/XI 4/XI 31/VIII 4/ XI
1979 15/XI 18/XI 18/XI 15/X 21/VI 21/VI 16/ X
1980 2/XI 2/XI 17/XI 3/XI 2/XI 2/XI 3/ XI
1981 10/XI 10/XI 9/XI 29/X 14/XI 9/XI 10/ XI
1982 3/XI 3/X 7/IX 29/VI 8/VI 28/VI 4/ XI
1983 30/X 29/X 30/X 30/X 9/X 29/X 30/ X
1984 29/XI 29/XI 8/XI 8/XI 29/IX 8/XI 30/ XI
1985 25/XI 25/XI 25/XI 26/XI 2/X 27/VI 25/ XI
1986 3/XII 2/XII 2/XII 3/XII 3/XII 3/XII 3/ XII
1987 20/XI 10/XI 19/XI 19/XI 9/XI 19/XI 20/ XI
1988 8/XI 7/XI 15/IX 16/X 8/XI 6/X 8/ XI
1989 19/X 8/XI 23/VIII 13/X 23/VIII 19/ X
1990 19/X 12/XI 15/X 19/X 18/X 19/ X
1991 25/X 25/X 24/X 25/X 17/VIII 25/ X
Năm Củng Sơn Sông Hinh An Khê Cheo Reo Pơ Mơ Rê Krông Hnăng Phú Lâm 1993 4/X 4/X 4/X 4/X 3/X 5/ X
1994 22/X 6/XII 21/XII 21/X 11/IX 22/ X
1995 26/X 27/XII 2/XI 26/X 2/XI 27/ X
1996 1/XII 16/XI 1/XII 19/IX 2/ XII
1997 2/XI 4/XI 22/IX 26/V 3/ XI
1998 20/XI 20/IX 26/XI 26/ XI 20/ XI
1999 3/XII 1/XI 6/XI 1/ XI 3/ XII
2000 15/XI 14/X 14/X 13/ X 17/ XI
2001 10/XI 22/X 22/X 22/ X 12/ XI
2002 7/XI 25/X 21/IX 20/ IX 7/ XI
2003 13/XI 18/X 14/XI 15/ X 13/ XI
2004 21/IX 13/VI 13/VI 13/VI 14/VI
2005 15/XII 25/X 13/ IX 31/VII 23/ X
2006 7/X 20/V 6/ X 29/VIII 7/ X
2007 4/XI 10/XI 5/ XI 10/ XI 4/ XI
2008 26/XI 25/XI 25/ XI 4/VIII 14/ XI
2009 4/ XI 3/XI 3/ XI 29/ IX 4/ XI 2010 2/ XI 17/ XI 2/ XI 7/VIII 3/ XI 2011 20/X 19/X 11/ X 23/ IX 20/ X 2012 6/ X 6/ X 7/ X 7/ X 7/ X 2013 4/ X 15/ XI 3/ X 7/ XI 4/ X 2014 1/ IX 19/ X 30/ XI 23/VII 22/ XII
2015 2/XI 14/IX 11/X 6/VIII 3/XI
2016 3/XI 16/XII 16/XII 16/XII 3/XI
Nguồn: Viện quy hoạch thuỷ lợi.
Bảng 3.4 : Đỉnh lũ lớn nhất đã quan trắc được tại các trạm thuỷ văn
Trạm Củng Sơn Sông Hinh An Khê Krông HNăng
Liệt quan trắc 1977-2016 1978-1995 1977-2016 1979-1988
Qmax (m3/s) 20700 3528 3060 209
Thời gian xuất hiện 4-X-1993 4-X-1993 15/11/2013 9-X-1983
Qmax (m3/s) 13500 2440
Thời gian xuất hiện 3/XI/2009 9-XI-1981
Qua thống kê cho thấy thời gian xuất hiện đỉnh lũ tại các trạm thủy văn hầu hết vào tháng X, XI hàng năm [35, 36]. Tại Củng Sơn đỉnh lũ lớn nhất thường xuất hiện vào tháng X, XI. Đỉnh lũ lớn nhất quan trắc được tại các sông nhánh trùng với thời kỳ xuất hiện đỉnh lũ lớn nhất quan trắc được tại Củng Sơn là: tại sông Hinh 72%, Krông Hnăng 55% và An Khê là 54%. Khả năng xuất hiện lũ sớm và lũ tiểu mãn vùng hạ lưu sông Ba cũng khá cao. Theo tài liệu tại Củng Sơn, khả năng xuất hiện lũ có mực nước lớn hơn hoặc bằng mực nước lớn nhất trung bình nhiều năm trong các tháng V đến tháng VII là từ 6,7÷40%, vào các tháng VIII, IX là từ 53,3÷86,7%, vào tháng XII là 53,3% [35,36].
Do các đặc điểm trên, lũ ở lưu vực sơng Ba mà điển hình là vùng hạ lưu được chia thành 4 thời kỳ khác nhau:
- Thời kỳ lũ tiểu mãn: Thường xảy ra vào tháng V, VI. - Thời kỳ lũ sớm: Thường xảy ra vào tháng VIII, IX. - Thời kỳ lũ chính vụ: Thường xảy ra vào tháng X, XI. - Thời kỳ lũ muộn: Thường xảy ra vào tháng XII, I.
Tổ hợp lũ: Phần thượng nguồn lưu vực sông Ba có địa hình khác nhau, có chế độ mưa khác nhau và cường độ mưa sinh lũ nói chung khơng lớn nên lũ khơng lớn và hầu như cũng khơng có sự tổ hợp của các lũ sơng nhánh gặp nhau ở dịng chính gây lũ lớn.
Phần hạ lưu sơng Ba thì ngược lại, mưa lớn trong năm tập trung trong thời gian tương đối ngắn, cường độ mưa lớn, khi lũ trên dịng chính sơng Ba về đến Củng Sơn thường trùng với thời kỳ mưa lớn ở vùng hạ lưu, do đó lũ lớn trên sơng Ba và sơng Hinh thường gặp nhau, làm cho tình hình ngập lụt vùng hạ du trong thời gian này thêm nghiêm trọng, nhất là đối với vùng Tuy Hoà. Theo tài liệu thực đo tại trạm thuỷ văn Củng Sơn và Sông Hinh, khả năng gặp nhau của lũ lớn tại Củng Sơn là 69.2%. Những trận lũ không đồng bộ đều là những năm lũ nhỏ.
Tổng lượng lũ tham gia tại Củng Sơn (lũ 5 ngày max) [36] của các sông nhánh thượng nguồn sông Ba là 13,3 %, sơng Hinh là 24%, cịn lại là lũ do các sơng nhánh và dịng chính vùng hạ lưu. Trong trận lũ lịch sử năm 1993, tổng lượng lũ 5 ngày max tham gia của sông Hinh là 20,2% tổng lượng tại Củng Sơn.
Một số nhận xét:
- Thành phần và tổ hợp lũ của các nhánh sông trên lưu vực cho thấy lưu lượng, mực nước tại Củng Sơn phụ thuộc rất lớn vào lượng lũ đổ về hồ Sông Ba Hạ, vì vậy khả năng điều tiết, cắt giảm lũ của hồ Sơng Ba Hạ đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong chống lũ cho hạ du.
- Mức độ chênh lệch giữa lưu lượng lớn nhất Qmax và lưu lượng nhỏ nhất Qmin tại các vị trí trên lưu vực là rất lớn theo không gian và thời gian. Lưu vực sơng có độ dốc lớn nên lũ tập trung nhanh. Vì vậy việc sử dụng một cách hợp lý các hồ chứa để cắt giảm lũ là hết sức cần thiết, mặc dù dung tích của các hồ chứa lớn trên lưu vực chỉ ở mức hạn chế [34].
- Tài liệu đo mưa, dòng chảy trong lưu vực rất hạn chế do hệ thống trạm khí tượng thủy văn cịn thưa, phải tính tốn khơi phục và kéo dài tài liệu dịng chảy từ tài liệu mưa nên không tránh khỏi sai số [34].
c. Các khu vực thường chịu ảnh hưởng của lũ
Vùng thượng lưu và khu vực trung gian: do có địa hình lịng sông suối thấp hơn nhiều so với vùng đất canh tác nơng nghiệp và khu dân cư, nên tình hình úng lụt khơng nghiêm trọng bằng phía hạ du. Ngập lụt tại các khu vực như Thị xã An Khê, Ayun Pa chịu tác động chính từ mưa lũ khu vực Tây Trường Sơn và dịng chảy lũ sau các hồ chứa phía thượng nguồn như Ayun Hạ, An Khê-Ka Nak. Trước năm 2000, vùng hạ lưu sông Ayun thường bị ngập đầu tháng X và tháng XI, diện tích ngập từ 1.000÷2.200 ha, cao trình ngập từ +160 m trở xuống, từ sau năm 2000 trở lại đây khi cơng trình thuỷ lợi Ayun Hạ đi vào vận hành đã hạn chế đáng kể tình trạng ngập lụt, mỗi năm ngập từ 2÷3 đợt trong khoảng tháng VII÷IX, thời gian ngập kéo dài khoảng một tuần, diện tích ngập úng chỉ cịn khoảng 225 ha.
Vùng hạ lưu sông Ba: là vùng đồng bằng rộng lớn với trên 25.000 ha đất canh tác, chịu tác động chính của mưa lũ khu vực Đơng Trường Sơn và dòng chảy lũ sau các hồ chứa Sông Ba Hạ, Sông Hinh, Krông H’Năng. Do vùng này sát biển, mỗi khi có mưa lũ trùng với thời gian triều cường sẽ rất khó khăn trong tiêu thốt lũ. Trong những năm gần đây tình hình ngập úng, lũ lụt vùng hạ lưu sông Ba ngày càng trở nên ác liệt, như các năm 1981, 1986, 1988, 1993, 1996, 1999, 2009, 2013
đã xẩy ra ngập lụt rất lớn, khu vực nội thị Tuy Hồ có khi ngập tới 90% (khoảng 300 ha), độ sâu ngập 0,5÷2 m, khu vực hạ lưu sơng Bàn Thạch ngập tới gần 3.000 ha, độ sâu ngập 0,5÷3,6 m. Cửa Đà Nơng thuộc thơn Phú Lạc, Phú Hiệp ngập sâu 2,0÷3,6 m.