Vận hành đưa mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học điều hành liên hồ chứa chống lũ lưu vực sông ba (Trang 112 - 113)

3.3 Kết quả tính tốn phối hợp vận hành hệ thống liên hồ

3.3.3 Vận hành đưa mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ

3.3.3.1 Nguyên tắc điều hành

Sau khi tham gia cắt giảm lũ cho hạ du, việc vận hành đưa mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ được thực hiện theo các nguyên tắc:

(i) Quy định tại quyết định 1077/QĐ-TTg: khi mực nước tại Trạm thủy văn khống chế ở hạ du hồ (An Khê, Ayun Pa, Phú Lâm) xuống dưới mức BĐ I, thì vận hành điều tiết với lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến hồ để đưa dần mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ của các hồ trong mùa lũ. Trong quá trình vận hành, nếu mực nước tại Trạm thủy văn hạ du đạt BĐ II thì vận hành điều tiết để duy trì mực nước hiện tại của hồ.

(ii) Đồng thời, trong tính tốn cịn đưa thêm vào nguyên tắc: đến một thời điểm nhất định (ví dụ: 03 ngày sau khi xuất hiện đỉnh lũ), nếu mực nước tại trạm thủy văn khống chế ở hạ du chưa xuống đến BĐ I vẫn tiến hành xả để hạ mực nước hồ nhưng phải đảm bảo mực nước hạ du không vượt mức BĐ II.

- Phối hợp vận hành của hệ thống liên hồ: Lưu lượng xả của hồ Ayun Hạ phụ thuộc tình trạng hiện tại của bản thân hồ (mực nước hồ, lưu lượng lũ đến), lưu lượng xả của cụm hồ An Khê – Ka Nak và mực nước trạm thủy văn Ayun Pa tại thời điểm xả. Lưu lượng xả của các hồ Krông H’Năng, Sông Ba Hạ, Sơng Hinh phụ thuộc tình trạng hiện tại của bản thân hồ (mực nước hồ, lưu lượng lũ đến) và mực nước trạm thủy văn Phú Lâm.

Các hình minh họa kết quả tính tốn được trình bày chi tiết trong Phụ lục C.

3.3.3.2 Nhận xét, đánh giá kết quả tính tốn

a. Đối với hồ Ka Nak:

Trong các trường hợp tính tốn lũ năm 1993 và 1988, mực nước giai đoạn lũ rút sau khi xuất hiện đỉnh lũ tại TV An Khê thường nhỏ dưới BĐ I, việc vận hành

đưa mực nước hồ Ka Nak về mực nước cao nhất trước lũ theo quy định hiện hành khơng gặp khó khăn. Trường hợp này người điều hành có thể tùy chọn thời điểm xả giúp duy trì mức nước hồ, nâng cao hiệu quả phát điện.

Riêng đối với trường hợp lũ lớn năm 1981, theo nguyên tắc vận hành đã nêu ở trên, hồ Ka Nak sẽ bắt đầu xả khi mực nước TV An Khê vừa xuống dưới BĐ I, ở thời điểm 72 giờ (lũ 1%) hoặc 48 giờ (lũ 5%) sau khi xuất hiện đỉnh lũ.

b. Đối với hồ Ayun Hạ:

Trong hầu hết các trường hợp tính tốn, việc vận hành đưa mực nước hồ Ayun Hạ về mực nước cao nhất trước lũ theo quy định hiện hành khơng gặp khó khăn. Riêng đối với trường hợp lũ lớn tần suất p=1% dạng lũ năm 1981, do lũ bên nhánh An Khê-Ka Nak lớn nên đến cuối thời đoạn tính tốn mực nước tại TV Ayun Pa chưa hạ xuống BĐ I để có thể thực hiện xả hồ Ayun Hạ theo quy trình hiện hành, trong tính tốn đã thử nghiệm mơ phỏng theo nguyên tắc vẫn tiến hành xả để hạ mực nước hồ Ayun Hạ nhưng phải đảm bảo mực nước tại TV Ayun Pa không vượt mức BĐ II, kết quả cho thấy cũng chỉ có thể hạ mực nước hồ xuống đến cao trình 203,28 m (cao hơn so với quy định 0,28 m).

c. Đối với các hồ Krông H’Năng, Sông Ba Hạ, Sông Hinh

Trong các trường hợp tính tốn lũ 1993 và lũ thực đo 1988, việc vận hành đưa mực nước các hồ về mực nước cao nhất trước lũ theo quy định hiện hành không gặp khó khăn.

Trong các trường hợp tính tốn lũ 1988, với lũ tần suất p=1% và 5%, đến cuối thời đoạn tính tốn mực nước tại TV Phú Lâm chưa hạ xuống đến BĐ I để có thể thực hiện xả các hồ theo quy trình hiện hành.

Trong các trường hợp tính tốn lũ 1981, đến cuối thời đoạn tính tốn mực nước tại TV Phú Lâm chưa hạ xuống đến BĐ I để có thể thực hiện xả các hồ theo quy trình hiện hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học điều hành liên hồ chứa chống lũ lưu vực sông ba (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)