- Một số cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể ở huyện, cơ sở và
2.2.1. Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, của các tổ chức trong hệ thống chính trị và đảng viên, cán bộ trong việc đổi mới việc ra nghị
chức trong hệ thống chính trị và đảng viên, cán bộ trong việc đổi mới việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền Mặt trận tổ quốc các đoàn thể, của đảng viên, cán bộ, trước hết là bí thư, thường trực HĐND, lãnh đạo UBND lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, thủ trưởng các cơ quan đơn vị và sự tham gia của nhân dân đối với đổi mới việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết. Trong cấp uỷ, cán bộ, đảng viên và nhân dân có nâng cao nhận thức về ý nghĩa,
tầm quan trọng của việc đổi mới ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của các huyện uỷ ở Tuyên Quang thì nghị quyết của huyện uỷ mới đi vào cuộc sống một cách thiết thực và hiệu quả. Trước hết là việc quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của từng nghị quyết đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân. nhằm khơi dậy niềm tin trong nhân dân, trách nhiệm với một quyết tâm chính trị cao nhằm đưa nghị quyết vào đời sống xã hội là nhiệm vụ trọng yếu trong quá trình đổi mới việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của các huyện uỷ ở Tuyên Quang.
Trong điều kiện các huyện ở Tuyên Quang hiện nay chủ yếu là nông thôn miền núi, kinh tế cịn gặp rất nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cịn trên 20%, trình độ cán bộ, đảng viên, nhân dân còn thấp, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu. Trong khi đó đất nước đang đứng trước thời cơ vận hội mới, cả nước đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức , hơn thế nữa các huyện ở Tuyên Quang còn nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội đây là yếu tố hết sức thuận lợi. Điều kiện mới, hơn lúc nào hết cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và nhân dân các dân tộc ở các huyện của Tuyên Quang phải nâng cao nhận thức, lựa chọn những nội dung cần thiết với tư duy đổi mới, sáng tạo giàu truyền thống để xây dựng các nghị quyết nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế các huyện ở Tuyên Quang. Khi nhận thức của cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và nhân dân vào việc, đổi mới ra nghị quyết đúng, đổi mới nghiên cứu nghị quyết thì vấn đề còn lại là đưa nghị quyết vào cuộc sống.
Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân của từng huyện phải cụ thể hoá nghị quyết, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể tích cực vận động nhân dân đưa nghị quyết vào cuộc sống. Các mục tiêu được xác định, các chỉ tiêu được giao cho các xã, các cơ quan, đơn vị được hoàn thành là biểu hiện vật chất của quá trình nhận thức. Các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của từng nghị quyết được quán triệt, học tập và nó sẽ đi vào cuộc sống, tác động làm biến đổi đời sống xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển, đảm bảo an sinh xã hội, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Tạo phong trào thi đua trong Đảng và xã hội phấn đấu thực hiện nghị quyết là minh chứng chất lượng thực sự của việc ra nghị quyết đúng, tổ chức quán triệt, học tập, thực hiện nghị quyết.
Tư tưởng bao giờ cũng gắn với lợi ích. Do vậy, khi quán triệt, học tập nghị quyết phải biết nhân dân đang tán thành, ủng hộ các mục tiêu, nhiệm vụ nào và đang khơng đồng tình hoặc cịn có những băn khoăn, lo lắng gì. Những vấn đề trên lại khơng cố định luôn luôn thay đổi với sự thay đổi của thực tiễn. Do vậy, cấp uỷ đảng phải hết sức nhạy cảm với những vấn đề nảy sinh từ thực tế cuộc sống đặt ra.
Hiện nay, còn một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa có sự thống nhất cao trong nhận thức về nội dung một số nghị quyết; còn một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân ở các huyện cịn nặng tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới. Do vậy, hơn lúc nào hết phải thường xuyên nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền Mặt trận Tổ quốc các đồn thể, của đảng viên, cán bộ, và nhân dân các huyện ở Tuyên Quang.