Đổi mới phương pháp học tập, quán triệt nghị quyết, tập trung làm rõ những nội dung cơ bản những vấn đề mới của nghị quyết

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của các huyện uỷ ở Tuyên Quang giai đoạn hiện nay pot (Trang 67 - 72)

- Một số cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể ở huyện, cơ sở và

2.2.4.Đổi mới phương pháp học tập, quán triệt nghị quyết, tập trung làm rõ những nội dung cơ bản những vấn đề mới của nghị quyết

Nghị quyết của các huyện uỷ ở Tuyên Quang là những vấn đề rất quan trọng bao gồm những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân các huyện ở Tuyên Quang phải tổ chức thực hiện nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, làm tốt công tác xây dựng đảng và công tác vận động quần chúng. Để thống nhất cao về nhận thức, tạo sự đồng thuận trong Đảng cũng như toàn xã hội về các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà nghị quyết đề cập. Trước tiên, phải đổi mới nội dung học tập, quán triệt nghị quyết. Nội dung học tập quán triệt không dàn trải mà tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất, những vấn đề mới mà nghị quyết đề cập, những số liệu, tư liệu, mơ hình cụ thể và nội dung đó phải phù hợp với từng đối tượng. Cùng với việc đổi mới nội dung học tập, quán triệt nghị quyết đồng thời phải đổi mới phương pháp học tập, quán triệt nghị quyết. Cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, quần chúng nhân dân nắm vững nội dung nghị quyết gồm quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp; nắm vững nội dung chương trình hành động, kế hoạch, đề án, các biện pháp thực hiện nghị quyết của các huyện uỷ ở Tuyên quang. Thống nhất nhận thức, tăng cường sự đoàn kết trong đảng bộ, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong thực hiện nghị quyết.

Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, của các tổ chức trong hệ thống chính trị và đảng viên, cán bộ trước hết là người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức, đơn vị, và sự tham gia của nhân dân trong đổi mới việc tổ chức học tập, tuyên truyền nghị quyết.

Các cấp uỷ, trước hết là đồng chí bí thư, phó bí thư cấp uỷ có trách nhiệm trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai học tập, tuyên truyền kịp thời các nghị quyết, tổ chức các lớp học tập cho đảng viên cán bộ, cơng chức, đồn viên Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đồn viên cơng đồn, sĩ quan, chiến sĩ các lực lượng vũ trang; chỉ đạo, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội phổ biến, tuyên truyền những nội dung cơ bản của nghị quyết tới đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân.

Chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thể chế hố nghị quyết của huyện uỷ thành các chương trình, kế hoạch, đề án để tuyên truyền, vận động, tổ chức cán bộ, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân thực hiện.

Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội có trách nhiệm phối hợp với chính quyền cùng cấp và thủ trưởng cơ quan, đơn vị tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản của nghị quyết tới đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân thơng qua các hội nghị, các cuộc thi tìm hiểu, các cuộc toạ đàm; chú trọng phổ biến tuyên truyền sâu rộng những nội dung liên quan trực tiếp đối với địa phương, đơn vị, nhiệm vụ công tác của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.

Đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn việc quán triệt, học tập, tuyên truyền, thực hiện các nghị quyết của các huyện uỷ ở Tuyên Quang. Ban thường vụ cấp uỷ, thường trực cấp uỷ, trực tiếp là bí thư, phó bí thư cấp uỷ chỉ đạo xây dựng kế hoạch, văn bản chỉ đạo của cấp uỷ và tổ chức quán triệt, học tập, tuyên truyền, thực hiện nghị quyết; các cơ quan chuyên môn của Đảng hướng dẫn kịp thời việc tổ chức học tập, tuyên truyền theo sự chỉ đạo của cấp uỷ.

Sau hội nghị ban chấp hành đảng bộ huyện thơng qua nghị quyết, bí thư, phó bí thư cấp uỷ, tổ chức thông báo nhanh đến đội ngũ cán bộ chủ chốt những vấn đề trọng tâm, cốt lõi, những vấn đề mới của nghị quyết.

Xây dựng kế hoạch, văn bản chỉ đạo quán triệt, học tập, tuyên truyền nghị quyết, trong đó phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, những nội dung cơ bản, trọng tâm cần quán triệt sâu trong học tập, tuyên truyền; đối tượng, thành phần, thời gian; phương thức học tập, tuyên truyền; tài liệu học tập cho từng đối tượng; báo cáo viên truyền đạt; phân công chỉ đạo, triển khai thực hiện.

Huyện uỷ, cấp uỷ cơ sở và người đứng đầu các cơ quan thơng tin, tun truyền có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc quán triệt, học tập, tuyên truyền các nghị quyết. Công tác tuyên truyền phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ngay sau khi nghị quyết được ban hành và trong suốt quá trình triển khai học tập, tổ chức thực hiện. Tuyên truyền nội dung kết hợp với

tuyên truyền kết quả thực hiện nhất là các mơ hình, điển hình, kinh nghiệm tốt, góp ý, phê bình những tập thể, cá nhân thực hiện chưa tốt.

Đa dạng hố các lực lượng, hình thức tuyên truyền, phổ biến các nghị quyết như: báo, đài, trang thông tin điện tử, các bản tin, tập san, thơng tin cổ động, chiếu bóng lưu động, cơng tác tuyên truyền miệng, đối thoại trực tiếp, các cuộc hội thảo, hội thi…Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội các cấp; sử dụng có hiệu quả hệ thống thiết chế văn hoá ở cơ sở phục vụ việc quán triệt, học tập, tuyên truyền nghị quyết và chương trình hành động, đề án thực hiện nghị quyết. Tăng cường tuyên truyền đặc biệt, tăng thời lượng phát thanh, truyền thanh, truyền hình , bằng tiếng dân tộc thiểu số như: tiếng Tày, tiếng Dao, Sán chay, Sán dìu, tiếng của đồng bào Mơng.

Toàn văn nghị quyết và các kế hoạch hướng dẫn thực hiện nghị quyết sau khi ban hành, văn phòng huyện uỷ phối hợp với ban tuyên giáo huyện uỷ của từng huyện có trách nhiệm in ấn đủ số lượng để gửi đến các chi bộ khắc phục tình trạng quán triệt, học tập nghị quyết mà lại không đủ tài liệu để nghiên cứu, viết thu hoạch.

Tổ chức hội nghị nghiên cứu, quán triệt nghị quyết cho cán bộ chủ chốt toàn huyện. Thường trực huyện uỷ phải chủ trì hội nghị và trực tiếp giới thiệu nghị quyết; đồng chí bí thư, phó bí thư cấp uỷ các cấp chịu trách nhiệm về tổ chức truyền đạt nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch.. Trước khi truyền đạt phải nghiên cứu nắm vững toàn bộ nội dung nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch, tình hình của địa phương có liên quan.Thường xuyên củng cố, bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ, chất lượng hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; đảm bảo hàng năm 100% báo cáo viên, tuyên truyền viên được tập huấn nghiệp vụ công tác truyền miệng.

Học tập, qn triệt nghị quyết, chương trình hành động có thể sử dụng các phương pháp như thuyết trình, nêu vấn đề, đàm thoại, hướng dẫn đọc tài liệu... nhưng điều quan trọng hơn là người được phân công truyền đạt phải sử dụng các phương pháp này một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo và phù hợp với đối tượng, với tinh thần đổi mới.

Phương pháp thuyết trình vẫn thường được sử dụng trong quán triệt, học tập nghị quyết ở các lớp tập trung, người được phân công quán triệt nghị quyết truyền thông tin

cho đối tượng làm cho đối tượng hiểu, nắm được nội dung cơ bản, những vấn đề mới của nghị quyết. Để sử dụng phương pháp này có hiệu quả địi hỏi người được phân cơng qn triệt nghị quyết phải trau dồi năng lực truyền tải nội dung nghị quyết, hùng biện, truyền cảm, thu hút đối tượng. Trong việc sử dụng phương pháp này đối tượng tiếp thu nghị quyết thường thụ động, do vậy, khơng phát huy được vai trị chủ động tích cực của đối tượng trong việc tiếp thu nội dung nghị quyết. Đây là nội dung mà trong quá trình tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết cần phải tập trung đổi mới để đối tượng tiếp thu nội dung nghị quyết một cách chủ động tích cực. Trong q trình thuyết trình, phải kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp đàm thoại, kết hợp với phương pháp hình ảnh sẽ giúp cho đối tượng có sự động não, tạo ra sự hưng phấn nhất là đối tượng được quán triệt, học tập nghị quyết là những cán bộ, đảng viên, nhân dân các huyện ở Tuyên Quang chiếm số đông là người dân tộc ít người.

Phương pháp nêu vấn đề, tiến hành trên cơ sở nêu ra và giải quyết vấn đề phù hợp với q trình đó. Vận dụng phương pháp này vào việc quán triệt học tập, nghị quyết của các huyện uỷ ở Tuyên Quang, đòi hỏi báo cáo viên phải nêu cho được những nội dung cơ bản của nghị quyết, cơ sở lý luận, thực tiễn và cách thức để giải quyết vấn đề đó. Nội dung các vấn đề được nêu ra phải được chuẩn bị chu đáo, phải chuẩn bị hệ thống các vấn đề dưới dạng các câu hỏi và các nội dung theo yêu cầu của vấn đề được nêu ra. Hơn nữa, đặc thù của việc, quán triệt học tập nghị quyết không phải là chỉ nêu vấn đề mà phải gắn liền với việc giải quyết những vấn đề phức tạp và mâu thuẫn của thực tế ở các địa phương, cơ quan đơn vị. Để thực hiện tốt phương pháp này, báo cáo viên phải chuẩn bị nội dung rất cơng phu, phải có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp nghiên cứu, đàm thoại và phương pháp thuyết trình, giải quyết vấn đề cho thoả đáng, hợp lý, lơgíc. Về đối tượng được quán triệt học tập, nghị quyết cũng phải chủ động nghiên cứu tài liệu trước, chủ động trong việc tiếp nhận các vấn đề do báo cáo viên nêu ra đồng thời liên hệ giữa vấn đề nêu ra với thực trạng của từng huyện, xã, từng cơ quan đơn vị. Trong quán triệt, học tập nghị quyết đối với những vấn đề mới, những vấn đề khó, những vấn đề phức tạp báo cáo viên phải đầu tư thời gian, trực tiếp đàm thoại với đối tượng để đối

tượng nắm chắc nội dung nghị quyết, thuận lợi cho công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghị quyết có hiệu quả.

Cùng với việc đổi mới trong quán triệt, học tập nghị quyết ở các lớp tập trung, các huyện uỷ ở Tuyên Quang tăng cường chỉ đạo và thực hiện tốt công tác tuyên truyền miệng, phải thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa lời nói và việc làm. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa lời nói và việc làm vừa là tư cách, phẩm chất, đạo đức của người cách mạng, vừa là phương pháp tốt nhất để cảm hoá, thuyết phục đối tượng ở mọi tầng lớp nhân dân.

Khơng thể có cán bộ khi tuyên truyền học tập, quán triệt nghị quyết của cấp uỷ, trong khi chính mình lại là người thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Khơng thể có cán bộ khi tuyên truyền học tập, quán triệt nghị quyết, giáo dục về đạo đức, lối sống mà chính mình lại đang sống bng thả, chấp hành pháp luật không nghiêm, sa sút về phẩm chất, đạo đức và lối sống.

Đối thoại là hình thức và giải pháp tuyên truyền nghị quyết, giáo dục, thuyết phục trực tiếp, bình đẳng, dân chủ. Nó có lợi thế là tuyên truyền trực tiếp, có hệ thống sâu và kỹ đưa nội dung nghị quyết của Đảng đến với mọi đối tượng. Đối thoại một mặt thực hiện tuyên truyền có hiệu quả các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống; mặt khác, qua đối thoại, cấp uỷ chủ động nắm bắt yêu cầu mới, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân.

Đổi mới nội dung phương pháp quán triệt, học tập nghị quyết phải làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc ở các huyện của tỉnh Tuyên Quang nhận thức đúng quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của nghị quyết, tạo sự đồng thuận trong Đảng và toàn xã hội. Để từ đó, tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết của các huyện uỷ ở Tuyên Quang.

2.2.5. Giải pháp đổi mới tổ chức thực hiện nghị quyết.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của các huyện uỷ ở Tuyên Quang giai đoạn hiện nay pot (Trang 67 - 72)