Nâng cao trách nhiệm của cơ quan soạn thảo dự thảo nghị quyết

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của các huyện uỷ ở Tuyên Quang giai đoạn hiện nay pot (Trang 63 - 64)

- Công tác chỉ đạo và tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền nghị quyết ở một số cơ sở đảng chất lượng chưa cao; một số chi bộ thôn, xóm, bản, tổ nhân dân triển kha

2.2.3.1. Nâng cao trách nhiệm của cơ quan soạn thảo dự thảo nghị quyết

Việc thường xuyên nâng cao trách nhiệm của cơ quan soạn thảo dự thảo nghị quyết đóng vai trò quan trọng trong công tác đổi mới ra nghị quyết. Đây là bước rất quan trọng có tính chất quyết định chất lượng của văn bản dự thảo đảm bảo tính khoa học, thiết thực, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, trở thành hiện thực sinh động trong đời sống xã hội.

Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản căn cứ chương trình và theo sự phân công phải chuẩn bị dự thảo văn bản bảo đảm chất lượng, thời gian đã được xác định trong chương trình xây dựng nghị quyết.

Nhiệm vụ của đơn vị chủ trì soạn thảo dự thảo nghị quyết:

- Khảo sát, tổng kết, đánh giá tình hình thuộc lĩnh vực có liên quan đến xây dựng dự thảo nghị quyết; nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực cần xây dựng nghị quyết.

- Mọi nghị quyết, đều là sản phẩm của thông tin. Do đó, để ra một nghị quyết đúng, nhất thiết phải thu thập thông tin đầy đủ, chính xác, thu thập thông tin có trọng tâm, phản ánh bản chất. Để thu thập thông tin phản ánh đúng bản chất của sự vật, đối tượng, cần chọn lựa cán bộ có đủ năng lực am hiểu thực tiễn đồng thời sử dụng rộng rãi phương pháp, thiết bị truyền tin nhất là việc ứng dụng tin học để khai thác thông tin một cách hiệu quả. Phải tiến hành xử lý thông tin. Xử lý thông tin là quá trình chọn lọc, kiểm tra, xác định độ tin cậy của thông tin, phân biệt thông tin để tìm hiểu bản chất, nguyên nhân của tình hình, sự vật và khái quát, tổng hợp sắp xếp thông tin vào một mối quan hệ mạch lạc, có hệ thống theo tiêu chí nhất định. Yêu cầu lớn nhất của việc xử lý thông tin là sự trung thực, khách quan, khoa học, để trên cơ sở xử lý thông tin đúng đắn đó mà hình thành nên nghị quyết

được luận chứng một cách khoa học, phản ánh đúng hiện thực khách quan và yêu cầu phát triển của xã hội.

Để việc thu thập, xử lý thông tin đáp ứng yêu cầu đổi mới việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của các huyện uỷ ở Tuyên Quang đòi hỏi phải đổi mới công tác thông tin nhất là thông tin phục vụ lãnh đạo, quản lý. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện, công cụ truyền tin hiện đại nhằm khai thác, thu thập thông tin.

- Xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể trách nhiệm của từng thành viên tham gia soạn thảo.

- Chuẩn bị đề cương sơ thảo, đề cương chi tiết, tổ chức biên soạn dự thảo.

- Tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo nghị quyết. Việc đóng góp ý kiến vào dự thảo nghị quyết bằng việc tổ chức hội nghị hoặc gửi dự thảo nghị quyết đến tổ chức, cá nhân để xin ý kiến..

- Trên cơ sở các ý kiến góp ý bổ sung vào dự thảo nghị quyết, cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo lựa chọn nội dung góp ý có đủ cơ sở khoa học (lý luận, thực tiễn) bổ sung vào dự thảo nghị quyết.

- Chuẩn bị dự thảo nghị quyết và các tài liệu có liên quan trình thường trực huyện uỷ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của các huyện uỷ ở Tuyên Quang giai đoạn hiện nay pot (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)