Việc xây dựng, ban hành nghị quyết, là thuộc về chức năng lãnh đạo của Đảng. Bởi vì, trong q trình lãnh đạo nhằm cải biến xã hội ln xuất hiện những vấn đề mới mà cơ quan lãnh đạo cần giải quyết để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Xây dựng, ban hành nghị quyết, là hành động tất yếu của cơ quan lãnh đạo.
Khi Đảng đã trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị đối với tồn xã hội, thì các nghị quyết của Đảng trở thành cơ sở cho mọi quyết định, chủ trương của chính quyền các cấp. Mọi nghị quyết của Đảng đều tác động trực tiếp tới đời sống của nhân dân, tới tương lai, hạnh phúc của họ. Nghị quyết của Đảng có tính chất quyết định tới sự phát triển của xã hội. Do vậy, Lênin đã nhấn mạnh: Đảng không được phạm sai lầm về chính trị.
Những vấn đề đó được thể hiện trong thực tiễn cách mạng, các nghị quyết của Đảng phải được luận chứng một cách khoa học, phù hợp với quy luật và đáp ứng được những lợi ích sống cịn, thiết thực của nhân dân. Việc quán triệt những yêu cầu cơ bản của phép biện chứng duy vật vào việc xây dựng, ban hành các nghị quyết của Đảng là một trong những điều kiện quan trọng để Đảng tránh phạm sai lầm về chính trị, đề ra được những nghị quyết đúng đắn. Chính Mác và Ăngghen đã đưa ra được đường lối chiến lược cách mạng đúng đắn cho phong trào vô sản quốc tế, nhờ nắm vững phép biện chứng duy vật Lênin đã khẳng định "Vận dụng phép biện chứng duy vật vào... chính sách và sách lược của giai cấp cơng nhân, - đó là điều mà Mác và Ăngghen chú ý nhiều nhất; đó là cống hiến căn bản nhất và mới nhất của hai ông" [50, tr.326-327].
Cuộc sống đã xác nhận lời tiên đốn của Lênin khi ơng cho rằng, "chỉ đảng nào
được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm trịn vai trị chiến sĩ tiên phong" [49, tr.32]. "Lý luận tiên phong" mà Lênin nói ở đây chính là chủ nghĩa Mác,
trong đó triết học duy vật biện chứng là cơ sở triết học của nó.
Triết học duy vật biện chứng mang lại những nguyên tắc phương pháp luận quý giá cho hoạt động thực tiễn nhằm cách mạng hoá hiện thực. Trong đó, cái có ý nghĩa bao trùm trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng là Phép biện chứng
giữa khách quan và chủ quan.
Nghị quyết của các cấp bộ đảng biểu hiện ý chí của Đảng và nhân dân trong việc thay đổi tự nhiên và xã hội; tổ chức thực hiện nghị quyết biểu thị khả năng của các cấp
lãnh đạo hiện thực hố các nghị quyết đó trong thực tế cuộc sống. Tất cả những điều vừa nêu thuộc vào phạm trù nhân tố chủ quan của quá trình cách mạng.
Song, thực tế chứng minh rằng, nghị quyết của bất kỳ cấp uỷ đảng nào cũng chỉ được thực hiện theo hướng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Khi các nghị quyết đó phù hợp với điều kiện khách quan và khơng coi nhẹ vai trị của ý chí, của tình cảm trong q trình cách mạng; phải là kết tinh của việc phản ánh đúng đắn điều kiện khách quan, phản ánh đúng yêu cầu của quy luật khách quan. Lênin cũng kiên quyết phê phán tất cả những ai định xây dựng sách lược cách mạng dựa trên tình cảm. Người địi hỏi, khi xây dựng sách lược cách mạng, người cộng sản phải hết sức khách quan.
Trong số những cơ sở khách quan để hình thành nghị quyết cũng như phương pháp tổ chức thực hiện, Lênin làm nổi bật mối quan hệ giữa các giai cấp. Ơng cho rằng, chỉ có nghiên cứu một cách khách quan toàn bộ những mối quan hệ qua lại giữa các giai cấp trong một xã hội nhất định, và do đó liên kết được trình độ phát triển chung của xã hội ấy và mối quan hệ qua lại giữa nó với các xã hội khác, mới có cơ sở cho một sách lược đúng đắn của giai cấp tiên phong. Bởi vì, theo ơng, một cuộc cách mạng thực sự mácxít phải là cuộc đấu tranh giữa các lực lượng xã hội trong những điều kiện khách quan nhất định.
Ngoài quan hệ giai cấp cụ thể, cơ sở khách quan để xây dựng các nghị quyết của Đảng còn là những điều kiện khách quan, những quy luật của chính q trình mà nghị quyết đó sẽ tác động.
Trong hoạt động thực tiễn, đường lối nghị quyết của Đảng khơng có mục tiêu nào khác hơn là nhằm thúc đẩy sự phát triển xã hội theo hướng giải phóng triệt để con người - trước hết là người lao động, mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho họ. Mọi nghị quyết chỉ được xem là đúng và được sự hưởng ứng của nhân dân, thì nó là sự kết tinh những yêu cầu, những lợi ích chính đáng của nhân dân được phản ánh ở tầm bản chất. Phạm vi tác động trực tiếp của nghị quyết có hạn; nhưng ảnh hưởng của nó thường vượt ra ngồi giới hạn đó. Do vậy, một nghị quyết, đúng cho một bộ phận, nhưng có thể mang lại hậu quả tiêu cực cho cho toàn thể. Vì vậy, để có nghị quyết đúng cần phải chống tư tưởng cục bộ, phải đặt vấn đề cục bộ trong mối tương quan với toàn cục.
Nghị quyết của Đảng không chỉ xác định mục tiêu cải biến hiện thực, mà còn đề cập tới những giải pháp chủ yếu để thực hiện những mục tiêu đó.
Phương pháp hành động nhằm thực hiện mục tiêu do nghị quyết đề ra thuộc vào phạm trù nhân tố chủ quan. Nhưng mọi giải pháp chủ yếu để tổ chức thực hiện nghị quyết chỉ mang lại hiệu quả khi chúng phù hợp với bản chất khách quan của quá trình.
Mọi nghị quyết phải xuất phát từ thực tế khách quan. Để thực hiện được điều đó, Đảng phải có tư duy lý luận cao, phải nắm được bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Có như vậy Đảng mới có phương pháp khoa học cho phép thâm nhập vào bản chất của sự vật, phát hiện ra những quy luật nội tại của nó và lấy đó làm căn cứ xây dựng nghị quyết của mình.
Để xây dựng và tổ chức thực hiện thắng lợi các nghị quyết của mình, Đảng cần quán triệt quan điểm "chân lý là cụ thể".
Mọi nghị quyết của Đảng đều giải quyết những vấn đề cụ thể do thực tiễn đặt ra. Những vấn đề như vậy không chỉ khác nhau về cấp độ bao quát, về mục tiêu và phạm vi tác động, về ý nghĩa của nó đối với sự phát triển xã hội, mà còn khác nhau về điều kiện nảy sinh, về thời điểm giải quyết.
Tính đa dạng của vấn đề quy định tính đa dạng của nghị quyết và phương thức để thực hiện chúng. Chẳng hạn, trạng thái hiện có của nền kinh tế nước ta, những quy luật vận động nội tại của nó... là cơ sở xuất phát chủ yếu để Đảng ta xây dựng các nghị quyết về kinh tế. Trong phương thức tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng về kinh tế, cái được chú ý trước hết là phương pháp kinh tế, những chính sách liên quan tới lợi ích kinh tế. Những căn cứ để xây dựng các nghị quyết về văn hố, các vấn đề chính trị... sẽ được xuất phát từ những tiền đề khách quan khác, phương thức thực hiện cũng khác.
Tính cụ thể của nghị quyết cũng như phương thức tổ chức thực hiện nghị quyết đó chỉ đạt được khi chủ thể cách mạng - trước hết là Đảng Cộng sản - có tinh thần sáng tạo.
Tính sáng tạo khi xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết biểu hiện tập trung ở chỗ: trên cơ sở phân tích tình hình cụ thể của mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi cơ sở trong những không gian và thời gian nhất định mà đề ra được những nghị quyết đúng
đắn. Trong nghị quyết đó, một mặt, bảo đảm sự chi phối của những vấn đề có tính quy luật chung; mặt khác, thể hiện tính đặc thù của ngành, địa phương và cơ sở mà nghị quyết sẽ tác động. Như vậy, sự sáng tạo trong xây dựng và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng rất xa lạ với sự giáo điều. Sự sáng tạo chân chính khơng loại trừ, mà cịn đòi hỏi người cách mạng phải biết sử dụng có hiệu quả những quan điểm lý luận chung, những kinh nghiệm quý báu do lịch sử để lại như là một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng và tổ chức thực hiện các nghị quyết của mình.
Để xây dựng và thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng, việc nắm vững phép biện chứng giữa cái riêng và cái chung cũng có một vị trí quan trọng đặc biệt.
Đối với ngành, mỗi địa phương, mỗi cơ sở, cái chung còn là những quy luật, tính quy luật của chúng và những đường lối chung, chính sách chung của Đảng và Nhà nước; trong quan hệ với đường lối chung, thì các nghị quyết của cấp uỷ đảng các cấp còn được biểu hiện ra thành cái đặc thù cả về nội dung và phương thức thực hiện. Trong xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng, còn phải xuất phát từ những mâu thuẫn biện chứng nội tại của ngành, địa phương và cơ sở.
Mục tiêu của mọi nghị quyết khơng gì khác hơn là nhằm đạt được sự thực hiện của xã hội theo con đường tiến bộ. Điều đó khơng thể thực hiện được, nếu không phát hiện đúng những mâu thuẫn khách quan hiện đang tồn tại cũng như những lực lượng, những biện pháp và phương tiện để giải quyết các mâu thuẫn đó. Việc phát hiện ra những mâu thuẫn chủ yếu trong từng thời kỳ ở từng ngành, từng địa phương, từng cơ sở có vị trí quyết định. Tất cả các nghị quyết của các cấp bộ đảng cơ sở đều nhằm giải quyết các mâu thuẫn. Để phát hiện ra những mâu thuẫn như vậy địi hỏi phải nắm vững tình hình thực tế của ngành, của địa phương; có tư duy khoa học cao; có kinh nghiệm thực tiễn phong phú. Sau khi có đường lối đúng, việc phát hiện ra những mâu thuẫn chủ yếu và kịp thời đề ra nghị quyết phù hợp để giải quyết chúng có ý nghĩa quyết định đối với hiệu lực của đường lối.
Có nhận thức và vận dụng phương pháp luận của phép duy vật biện chứng mới làm cho nghị quyết của Đảng và việc tổ chức thực hiện luôn xuất phát từ thực tế khách quan, phản ánh đúng quy luật khách quan và các mối quan hệ trong xã hội, phù hợp với điều
kiện khách quan; mới làm cho nghị quyết của Đảng mang tính cụ thể, giải quyết một cách sáng tạo những vấn đề cụ thể do thực tiễn đặt ra; mới làm cho các cấp bộ Đảng tìm ra hình thức biểu hiện cụ thể đường lối, nghị quyết chung của Đảng trong điều kiện riêng của ngành, địa phương, cơ sở mình, để từ đó có những quyết sách phù hợp nhằm giải quyết đúng đắn những vấn đề cụ thể đặt ra.
Trong cuộc đời hoạt động và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ chí Minh ln quan tâm tới việc đổi mới cách lãnh đạo, nhất là đổi mới ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định. Tháng 10 năm 1947, sau hai năm nước ta giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1948. Trước yêu cầu giành thắng lợi của Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947; trước yêu cầu tổng hợp và chỉ ra những căn bệnh bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân có thể làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, thậm chí phá hỏng sự nghiệp vẻ vang của Đảng; trước yêu cầu nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng, kiện toàn nhà nước kiểu mới, Nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhân đợt sinh hoạt, chỉnh đốn Đảng tồn diện và sâu sắc, Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Hồ Chí Minh đã nêu nội dung lãnh đạo đúng: phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng và kịp thời, tổ chức thực hiện đúng, khéo, giám sát, kiểm tra chặt chẽ đúng đắn.
Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã nêu: "Đổi mới cách ra nghị quyết, văn kiện và báo cáo phải ngắn gọn, thiết thực, cụ thể" [43, tr.310]. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới, chỉnh đốn Đảng, Nghị quyết Trung ương 5 khoá X về việc tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị chỉ rõ:"Đổi mới cách ra nghị quyết, chỉ thị và việc quán triệt, tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ ra nghị quyết, chỉ thị khi thật cần thiết, không ra quá nhiều nghị quyết, chỉ thị ở một nhiệm kỳ và ở một hội nghị Trung ương. Cấp uỷ cấp dưới hạn chế ra nghị quyết để thực hiện nghị quyết của cấp uỷ cấp trên mà tập trung xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện một cách thiết thực" [44, tr.133].
Trước yêu cầu đổi mới việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết, ngày 12 tháng 6 năm 2009, Bộ chính trị (khố X) đã ban hành văn bản số: 49-KL/TW, kết luận
của Bộ Chính Trị về một số vấn đề đổi mới cách ra nghị quyết, chỉ thị và việc quán triệt, tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Kết luận chỉ rõ: “đổi mới cách ra nghị quyết, chỉ thị và việc quán triệt, tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng là nội dung quan trọng nhằm cụ thể hoá nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 30-7-2007, của hội lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khố X), góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội trong thời kỳ mới” [3, tr. 1].
Cơ sở thực tiễn
Nước ta chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chính thời kỳ mới đặt ra cho công tác xây dựng Đảng nhiều thuận lợi, thời cơ, vận hội lớn, đồng thời phải đối mặt với thách thức không thể xem thường: tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước khác trong khu vực; chệch hướng xã hội chủ nghĩa; tham nhũng và tiêu cực; " Diễn biến hồ bình" " bạo loạn lật đổ".
Trong cơ chế thị trường, bên cạnh mặt tích cực nếu khơng có sự quản lý chặt chẽ, kịp thời, khơng có giải pháp điều tiết hữu hiệu thì nền kinh tế có thể bị chệch hướng, một bộ phận nhân dân giàu lên nhanh chóng, đẩy mạnh sự phân hố giàu nghèo, kích thích khuynh hướng chạy theo đồng tiền. Hệ quả của khuynh hướng này đang làm thay đổi quan niệm về thang bậc giá trị: phẩm chất đạo đức, lòng trung thành, đức hy sinh tận tuỵ, tính nhân văn con người.
Tình hình trên đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi Đảng phải quan tâm giải quyết cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Do đó, để nắm bắt cơ hội, tận dụng thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, vượt qua thử thách với tinh thần cách mạng tiến công đưa sự nghiệp đổi mới tiếp tục phát triển đòi hỏi Đảng phải trong sạch, vững mạnh, phải không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nhất là đổi mới việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết.
Hiện nay, khoa học và công nghệ đang có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trị ngày càng nổi bật trong q trình phát triển lực lượng sản xuất. Tồn cầu hố kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích
cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển, có