Những nguyên nhân làm hạn chế vai trò của pháp luật tố tụng hành chính ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật tố tụng hành chính ở việt nam hiện nay (Trang 74 - 79)

* Những nguyên nhân trong hoạt động xây dựng pháp luật tố tụng

hành chính

Những hạn chế về nội dung và hình thức của pháp luật TTHC như đã phân tích ở trên là kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật TTHC, bởi lẽ:

- Hiện nay chúng ta vẫn chưa chú trọng đến công tác xây dựng các chương trình xây dựng và hồn thiện pháp luật TTHC. Việc đổi mới và kiện toàn phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng pháp luật nói chung, pháp luật TTHC nói riêng chưa theo kịp nhu cầu, địi hỏi của cơng tác xây dựng pháp luật trong tình hình mới.

- Hoạt động rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về TTHC trong thời gian qua ở các cấp, các ngành nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các mâu thuẫn, chồng chéo, phát hiện ra các nhu cầu mới cần điều chỉnh trong TTHC và nhu cầu kiện toàn hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa thực sự được chú trọng đúng mức.

- Công tác tổng kết thực tiễn xây dựng pháp luật chưa thực sự gắn kết với thực tiễn hoạt động xét xử hành chính, tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài để nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật TTHC.

- Khoa học pháp lý về TTHC để tạo cơ sở lý luận cho hoạt động xây dựng pháp luật mới còn đang ở trong thời kỳ sơ khai, chưa có nhiều nhà khoa học tham gia vào hoạt động nghiên cứu, xây dựng pháp luật về TTHC cũng như chưa tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân và những người làm cơng tác xét xử hành chính vào hoạt động xây dựng pháp luật TTHC.

* Những nguyên nhân trong tổ chức thực hiện pháp luật tố tụng hành chính

- Nguyên nhân khách quan:

Giải quyết khiếu kiện hành chính tại tồ án là cơng việc hồn tồn mới, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm, tổ chức bộ máy chưa hoàn thiện. Một số toà án địa phương cịn khó khăn về cơ sở vật chất, thiếu cán bộ và thẩm phán, nhất là ở các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, gây tâm lý làm việc tạm thời, thiếu tập trung của cán bộ, thẩm phán. Theo báo cáo tổng kết cơng tác ngành tồ án năm 2004 thì:

Số lượng vụ án các loại mà ngành Toà án nhân dân phải thụ lý, giải quyết ngày càng tăng, nhiệm vụ của ngành toà án ngày càng nặng nề. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, trụ sở làm việc mặc dù đã được nhà nước quan tâm, nhưng nhìn chung cịn hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp. Chế độ kinh phí tài chính đối với hoạt động xét xử còn nhiều bất hợp lý và chưa tương xứng với tính chất đặc thù cơng tác và địi hỏi, u cầu thực hiện nhiệm vụ tồ án [52, tr.19].

Hệ thống pháp luật của nước ta đang trong q trình hồn thiện nên có nhiều sửa đổi, bổ sung, số lượng văn bản rất lớn, điều chỉnh ở nhiều lĩnh vực khác nhau; một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn; việc tổng kết rút kinh nghiệm chưa được quan tâm đúng mức, ý thức tơn trọng pháp luật và phối hợp với Tồ án trong hoạt động TTHC của một số cơ quan và công dân chưa cao.

Một là, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung, pháp luật

TTHC nói riêng chưa được chú trọng đúng mức và chưa được thực hiện tốt trong cả nước. Nhiều người không biết rõ quy định của pháp luật TTHC, nên đã khởi kiện cả những vụ việc không thuộc thẩm quyền xét xử của toà án hoặc để quá thời hiệu khởi kiện do luật định. Một bộ phận khơng nhỏ nhân dân cịn chưa biết đến các quy định của pháp luật TTHC và cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính tại tồ án, nên khi các quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị các QĐHC, HVHC trái pháp luật xâm hại đã không khởi kiện đến toà án để yêu cầu bảo vệ.

Hai là, về mặt tâm lý xã hội, hoạt động xét xử hành chính cịn là điều khá lạ lẫm đối với nhiều người. Nhiều trường hợp, khi có tranh chấp hành chính xảy ra và đủ điều kiện có thể khởi kiện VAHC ra tồ án, nhưng người dân do tâm lý ngại "ra toà", ngại va chạm với cơ quan công quyền nên đã lựa chọn phương thức khiếu nại theo con đường hành chính mà khơng khởi kiện ra toà. Mặt khác, do chất lượng giải quyết tranh chấp hành chính tại tồ án chưa cao, cịn để xảy ra nhiều sai sót làm giảm lịng tin của nhân dân đối với hoạt động giải quyết tranh chấp hành chính, nên cũng ảnh hưởng tới số lượng người khởi kiện VAHC tại toà án. Bên cạnh đó, nhiều người có chức vụ, quyền hạn trong CQNN có QĐHC, HVHC bị khiếu kiện có tâm lý sợ mất uy tín nếu xảy phải ra tồ và trong nhiều trường hợp họ đã uỷ quyền cho cán bộ dưới quyền mình, nhưng khơng đủ thẩm quyền để thay mặt CQNN bị khiếu kiện tham gia phiên tồ hành chính, gây khó khăn cho tồ án trong việc giải quyết các VAHC.

Ba là, trong tình hình chung của ngành toà án như trong báo cáo tổng

kết ngành tồ án hàng năm thì nhìn chung, đội ngũ cán bộ, cơng chức ngành Tồ án vẫn chưa đủ về số lượng, một bộ phận cịn bất cập, khơng đồng đều về trình độ chun mơn nghiệp vụ và năng lực công tác, trong khi đó cơng tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ mặc dù đã được quan tâm,

nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Theo báo cáo tổng kết cơng tác ngành Tồ án nhân dân năm 2003 thì đến cuối năm 2003:

Toà án nhân dân các cấp có 3543 Thẩm phán, bao gồm: 97 Thẩm phán TAND tối cao, 932 Thẩm phán TAND cấp tỉnh, 2514 Thẩm phán TAND cấp huyện. Số lượng Thẩm phán TAND các cấp còn chưa bổ nhiệm đủ là 1210 người...về trình độ chun mơn nghiệp vụ, 100% Thẩm phán TAND tối cao, 90% Thẩm phán TAND cấp tỉnh, 80% Thẩm phán TAND cấp huyện có trình độ đại học luật trở lên. Số cịn lại có trình độ cao đẳng tồ án, cao đẳng kiểm sát hoặc đại học khác [51, tr.15-16].

Một số ít cán bộ, thẩm phán toà án các cấp thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu tu dưỡng rèn luyện đạo đức, lối sống, bản lĩnh chính trị, thái độ phục vụ nhân dân, ý thức chấp hành kỷ luật công vụ chưa tốt; chưa nhận thức rõ vị trí, vai trị, trách nhiệm và đặc thù công tác của người cán bộ toà án; thiếu ý thức cầu thị, phấn đấu học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ [52, tr.19].

Trong khi yêu cầu về trình độ chun mơn của thẩm phán xét xử hành chính lại khá đặc thù, bởi lẽ thẩm phán xét xử hành chính khi xem xét các tranh chấp hành chính thì phải có trình độ nhất định về pháp luật hành chính, một lĩnh vực pháp luật đa dạng và phức tạp. Sự thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ toà án nói chung, thẩm phán xét xử hành chính nói riêng khiến cho hoạt động xét xử hành chính của một số tồ án ở các cấp kém hiệu quả, vai trò của pháp luật TTHC chưa phát huy đầy đủ trên thực tế.

Kết luận chương2

Hoạt động giải quyết các tranh chấp hành chính thực ra đã tồn tại ngay từ khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, với một số ít các loại tranh chấp hành chính được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, nhưng phải đến

năm 1996 khi nhà nước ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức toà án nhân dân và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì thiết chế giải quyết tranh chấp hành chính tại tồ án mới trở thành một thiết chế hồn chỉnh, với sự hiện diện của Tồ hành chính trong hệ thống tồ án nhân dân và trình tự, thủ tục tố tụng riêng. Dựa trên cơ sở lý luận về vai trò của pháp luật việc đánh giá thực trạng vai trị của pháp luật TTHC thơng qua hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật TTHC trong thời gian qua có thể kết luận: pháp luật TTHC hiện hành đã thể chế hoá được quan điểm của Đảng về hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính bằng Tồ án, tạo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trước sự xâm phạm của các QĐHC, HVHC trái pháp luật qua đó bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong hoạt động hành chính nhà nước đối với các QĐHC cá biệt và HVHC trong 10 nhóm tranh chấp hành chính; hoạt động xét xử hành chính từng bước được nâng cao chất lượng, tạo niềm tin ngày càng lớn trong nhân dân đối với thiết chế Tồ hành chính. Tuy nhiên, hạn chế về vai trò của pháp luật TTHC được thể hiện trong các quy định về thẩm quyền, quyền hạn, đối tượng xét xử của toà án cịn hẹp, chưa thực sự tạo ra sự bình đẳng giữa các bên đương sự trong TTHC, nội dung còn chồng chéo, mâu thuẫn, nhiều quy định chưa rõ ràng hoặc có lĩnh vực chưa được điều chỉnh, trên thực tế vẫn chưa có nhiều người dân sử dụng pháp luật TTHC để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chất lượng xét xử hành chính đối với một số VAHC của toà án chưa cao. Nguyên nhân của những hạn chế này mang cả những yếu tố chủ quan và khách quan trong xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật TTHC. Đây là những cơ sở thực tiễn để xây dựng các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của pháp luật TTHC ở Việt Nam hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật tố tụng hành chính ở việt nam hiện nay (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)