Những tiêu chí đánh giá vai trò của pháp luật tố tụng hành chính

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật tố tụng hành chính ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 35)

Mối quan hệ giữa vai trị của pháp luật nói chung và vai trò của pháp luật TTHC là mối quan hệ giữa cái chung, cái tổng thể (vai trò của pháp luật) với cái riêng, cái bộ phận (vai trị của pháp luật TTHC), điều đó có nghĩa là vai trò của pháp luật TTHC được xác định như một nội dung, một lĩnh vực trong vai trị của pháp luật và đặt nó trong mối liên hệ với các giá trị xã hội cơ bản của pháp luật.

Pháp luật TTHC nói ở đây là pháp luật TTHC thực định, là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết các tranh chấp hành chính tại tồ án. Sự tồn tại của hệ thống pháp luật TTHC được thể hiện thông qua hệ thống các chế định, các quy phạm pháp luật mà hình thức xác định của nó là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Đó là cơ sở, điều kiện tiên quyết để pháp luật TTHC thực hiện vai trò của nó. Tuy nhiên, pháp luật TTHC thực định cũng chỉ là những "quy

phạm chết" nếu không thông qua hoạt động nhận thức và thực hiện pháp luật của con người trong đời sống xã hội, qua những mối liên hệ và hỗ trợ lẫn nhau giữa pháp luật TTHC với các quy phạm xã hội khác. Để đánh giá vai trò của pháp luật TTHC người ta thường dựa vào các tiêu chí sau:

* Tiêu chí về thể chế hóa đường lối của Đảng đối với hoạt động tố tụng hành chính

Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đường lối của Đảng có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là tư tưởng chỉ đạo cho việc xác định nội dung của các chính sách, pháp luật. Có thể nói, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn chặt với q trình thể chế hóa đường lối chính trị của Đảng.

Thể chế hóa đường lối của Đảng về hoạt động tố tụng hành chính là hoạt động xây dựng pháp luật tố tụng hành chính của Nhà nước, trên cơ sở quán triệt định hướng tư tưởng, nội dung cơ bản của Đảng về điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết khiếu kiện hành chính nói chung, hoạt động tố tụng hành chính nối riêng.

Pháp luật TTHC phải thể hiện trung thành, nhất quán, đầy đủ, chính xác và kịp thời với định hướng về nội dung của đường lối chính trị, nhằm hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính và nâng cao vai trò của Tòa án trong việc giải quyết khiếu kiện của nhân dân. Kết quả của việc thể chế hóa đường lối của Đảng về hoạt động tố tụng hành chính là việc Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tố tụng hành chính, làm cơ sở pháp lý cho hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính của tịa án.

Do vậy, để đánh giá thực trạng vai trò của pháp luật tố tụng hành chính, cần phải xem xét đến việc Nhà nước có ban hành kịp thời các văn bản pháp luật về tố tụng hành chính hay khơng, nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật đó có thể hiện đầy đủ, chính xác nội dung định hướng đường lối của

Đảng hay không.

* Tiêu chí về nội dung của pháp luật tố tụng hành chính

Như đã trình bày ở trên, pháp luật TTHC là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động tố tụng hành chính. Vì vậy, để đánh giá thực trạng vai trị của pháp luật TTHC, phải dựa trên cơ sở việc đánh giá nội dung của pháp luật TTHC, có nghĩa là phải đánh giá dựa vào các dấu hiệu sau:

- Pháp luật tố tụng hành chính có đủ các chế định, quy phạm pháp luật theo cơ cấu nội dung, quy định đầy đủ, cụ thể và minh bạch quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tố tụng hành chính hay khơng, các khái niệm trong tố tụng hành chính có chính xác, rõ ràng hay không.

- Pháp luật TTHC có phù hợp với trình độ phát triển của thực tiễn tố tụng hành chính hay khơng. Tính phù hợp của pháp luật TTHC thể hiện ở việc các quy định về tố tụng hành chính như các nguyên tắc của tố tụng hành chính, đối tượng, thẩm quyền và quyền hạn của tòa án trong xét xử hành chính…có phù hợp với các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, với cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam, với trình độ của cán bộ làm công tác xét xử hành chính, với sự hiểu biết pháp luật của nhân dân hay khơng. Tịa án xét xử theo nguyên tắc “độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, nên pháp luật tố tụng hành chính phải phù hợp với mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật hành chính làm căn cứ cho việc xét xử.

- Tố tụng hành chính là một loại hình tố tụng đặc thù, được áp dụng để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật hành chính, có tính bất bình đẳng. Do vậy, khi đánh giá nội dung của pháp luật tố tụng hành chính phải xem xét các quy định của nó có tạo ra một trình tự dân chủ, bình đẳng, đơn giản và thuận tiện cho người khởi kiện hay không. Pháp luật có tạo ra một cơ chế pháp lý để các quyết định, bản án giải quyết VAHC có hiệu lực pháp luật của tòa án được thi hành trên thực tế hay khơng.

* Tiêu chí về hình thức của pháp luật tố tụng hành chính

Trên cơ sở lý luận về hình thức của pháp luật, việc đánh giá thực trạng hình thức của pháp luật TTHC được xem xét ở các khía cạnh sau:

- Tính thống nhất và đồng bộ của pháp luật TTHC. Tính thống nhất, đồng bộ của pháp luật TTHC thể hiện sự không mâu thuẫn, không trùng lặp, chồng chéo và triệt tiêu giữa các chế định và quy phạm pháp luật với nhau.

- Các văn bản quy phạm pháp luật về TTHC có bảo đảm trật tự, thứ bậc về hiệu lực hay không. Các quy định trong mỗi văn bản quy phạm pháp luật TTHC có bảo đảm tính lơgic về trật tự nội dung hay khơng.

- Tên gọi của văn bản quy phạm pháp luật TTHC có phù hợp với nội dung văn bản hay không, ngôn ngữ, văn phong được sử dụng trong văn bản có chính xác, dễ hiểu hay khơng, có giải quyết được những mâu thuẫn giữa tính khái quát cao của quy phạm pháp luật với tính cụ thể của các quan hệ TTHC hay không.

Nếu pháp luật TTHC đáp ứng được những yêu cầu về mặt hình thức như đã nêu trên thì pháp luật TTHC sẽ thực hiện tốt các vai trị của mình, cịn ngược lại nếu pháp luật TTHC không đáp ứng hoặc đáp ứng không đầy đủ những u cầu trên thì sẽ khơng thực hiện được vai trị của mình trong đời sống xã hội.

* Tiêu chí về chất lượng thực hiện pháp luật tố tụng hành chính

Đây cũng là một tiêu chí để đánh giá thực trạng vai trò của pháp luật TTHC, bởi vì, thực hiện pháp luật TTHC là giai đoạn mà các ngun tắc, mơ hình xử sự, các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể TTHC được xác lập trên thực tế, là quá trình mà chủ trương của Đảng về tố tụng hành chính được kiểm nghiệm trên thực tế, cũng như sự kiểm tra, đánh giá hoạt động thể chế hóa của Nhà nước đối với các chủ trương đó. Do vậy, chất lượng thực hiện pháp luật TTHC sẽ phần nào phản ánh mức độ phù hợp giữa pháp luật TTHC với chủ trương của Đảng, với thực tiễn TTHC và trình độ thể chế hóa đường lối của

Đảng thành các quy phạm pháp luật tố tụng hành chính.

Những tiêu chí trên đây là cơ sở lý luận quan trọng để đánh giá vai trị của pháp luật tố tụng hành chính, phân tích được những ưu điểm, hạn chế và rút ra được những nguyên nhân của hạn chế, từ đó nêu ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của pháp luật tố tụng hành chính ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật tố tụng hành chính ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 35)