Pháp luật tố tụng hành chính từ năm 1945 đến năm

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật tố tụng hành chính ở việt nam hiện nay (Trang 44 - 46)

Đây là giai đoạn từ khi thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đến trước khi Nhà nước ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Cách mạng tháng Tám thành cơng, ngay sau khi giành chính quyền về tay nhân dân và thành lập Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, ngày 03/10/1945 Người đã ký Sắc lệnh số 41 về việc bãi bỏ tất cả các công sở và cơ quan trước đó thuộc Phủ tồn quyền Đơng Dương và chuyển các công sở này sang các Bộ của Chính phủ lâm thời. Theo Điều 2 của Sắc lệnh này thì cùng với hai toà thượng thẩm Hà Nội và Sài Gịn, các tồ án khác, các lao ngục, các Tồ án hành chính được chuyển giao cho Bộ Tư pháp của Chính phủ lâm thời quản lý. Tuy nhiên theo nghiên cứu của TS. Vũ Thư thì:

Ngày 24/12/1946, Nhà nước đã ban hành Sắc lệnh số 13 về tổ chức Toà án và các ngạch thẩm phán trong nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Trong Sắc lệnh khơng nói rõ việc tổ chức Tồ án hành chính và sau này, khơng biết trong thực tế, Bộ Tư pháp có tổ chức Tồ án hành chính hay khơng [49, tr.341].

Tiếp đó trong Luật Thuế trực thu Việt Nam được ban hành theo Sắc lệnh số 49- SL ngày 18/6/1949 thì cụm từ "Tồ án hành chính" cũng được sử dụng. Cụ thể là theo các điều 119 và Điều 120 thì người chịu thuế nếu khơng đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại về mức thu thuế của Ty thuế trực thu hoặc của Bộ trưởng Bộ tài chính thì có quyền khiếu nại trước TAHC. Về mặt lý luận thì khiếu nại về mức thu thuế là một loại tranh chấp hành chính, theo quy định của văn bản pháp luật trên thì tranh chấp này cũng được giải quyết bởi tồ án hành chính. Như vậy cho dù trên thực tế TAHC có được tổ chức ra hay khơng nhưng về mặt pháp lý thì có thể khẳng định sự tồn tại các quy định pháp luật về việc giải quyết tranh chấp hành chính tại tịa án.

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 20/7/1957 Nhà nước đã ban hành Sắc luật số 04 về bầu cử hội đồng nhân dân và uỷ ban hành chính các cấp, trong đó các khiếu nại về việc lập danh sách cử tri được giao cho các toà án thường giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Tại Điều 15, Sắc luật này quy định: "Kể từ ngày niêm yết và chậm nhất là 25

ngày trước ngày bầu cử, các cử tri có quyền kiểm sốt danh sách cử tri, nếu thấy có sai lầm hoặc thiếu sót thì gửi giấy khiếu nại đến cơ quan lập danh

sách. Trong thời hạn 3 ngày cơ quan lập danh sách phải giải quyết xong khiếu nại, nếu người khiếu nại chưa đồng ý về cách giải quyết đó thì có thể khiếu nại lên Toà án nhân dân huyện, châu hay là thành phố". Tranh chấp về

việc lập danh sách cử tri là một loại tranh chấp hành chính và qua quy định này chúng ta thấy tố tụng hành chính có vai trị quan trọng trong việc bảo đảm pháp chế và bảo vệ quyền bầu cử của cơng dân vì tính khách quan, cơng bằng

cao hơn so với thủ tục hành chính.

Trong khoảng thời gian từ năm 1957 đến cuối năm 1989 các quy định về giải quyết tranh chấp hành chính tại tồ án khơng phát triển (chỉ có tranh chấp về lập danh sách cử tri được giải quyết tại Toà án) và cũng theo kết quả nghiên cứu của TS . Vũ Thư thì:

Trong thời gian đó, các quy định, hướng dẫn về thủ tục xét xử nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau do các cơ quan nhà nước khác nhau quy định: thông tư liên ngành giữa các cơ quan Toà án, Viện kiểm sát, Bộ công an (hoặc Bộ nội vụ), các cơng văn hướng dẫn của ngành Tồ án, thậm chí cả các kết luận của Chánh án Tồ án nhân dân Tối cao tại các hội nghị tổng kết cơng tác hàng năm của ngành Tồ án ,..v.v..Tất nhiên, còn nhiều vấn đề về thủ tục chưa được hướng dẫn, quy định [49, tr.342-343].

Ngày 28/11/1989, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, theo đó ngồi các tranh chấp về lập danh sách cử tri, các tranh chấp hành chính khác như: khiếu nại cơ quan hộ tịch; những việc khiếu nại cơ quan báo chí về việc cải chính thơng tin có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân cũng được xem xét giải quyết tại Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự. So với các quy định trước đây thì hình thức tố tụng dân sự để giải quyết các tranh chấp này hoàn chỉnh hơn nhiều.

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật tố tụng hành chính ở việt nam hiện nay (Trang 44 - 46)