cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng về tố tụng hành chính
Ở nước ta, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, đường lối của Đảng là tư tưởng chỉ đạo cho việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, do vậy pháp luật không chỉ là vấn đề chuyên môn mà pháp luật phải thấm nhuần các quan điểm, đường lối chính trị của Đảng với phương châm chính trị là linh hồn của pháp luật, đường lối của Đảng được "luật hoá", được "hoá thân" vào các quy định của pháp luật, các quan hệ pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục tiêu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân. Như vậy, có thể nói việc xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật là kết quả và tất yếu phải gắn chặt với q trình thể chế hố đường lối của Đảng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tố tụng hành chính là hoạt động giải quyết các tranh chấp hành chính bằng con đường tồ án và do vậy pháp luật TTHC phải thể hiện được đường lối của Đảng đối với hoạt động giải quyết tranh chấp hành chính nói chung, bằng con đường tồ án nói riêng. Muốn nâng cao vai trò của pháp luật TTHC phải căn cứ vào các chủ trương sau đây:
Một là, giải quyết khiếu nại là một biện pháp quan trọng và thiết thực
hiện mối quan hệ trực tiếp giữa nhân dân với Nhà nước, nên việc giải quyết khiếu nại phải nhanh, tốt, kịp thời, ngay tại nơi phát sinh khiếu kiện nhằm đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, CQNN trong công tác này, đồng thời cũng tránh tốn kém, lãng phí cho các CQNN cũng như thiệt hại tới lợi ích của nhân dân.
Hai là, pháp luật TTHC phải thể chế được quan điểm đã được nêu ra tại
Đại hội lần thứ IX của Đảng là: "Khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy,
né tránh trách nhiệm, gây khó khăn, chậm chễ trong công việc và giải quyết khiếu kiện của dân. Nâng cao vai trò của Tồ hành chính trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính", Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp
hành trung ương khoá VIII về "tiếp tục kiện tồn và phát huy vai trị của toà
án để xét xử các khiếu kiện hành chính", Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương khoá IX về "tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước", Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 6/3/2002 của Ban Bí thư "về một số vấn đề cấp bách
cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay" và các định hướng: "nghiên cứu mở rộng thẩm quyền xét xử của toà án trong việc giải
quyết các khiếu kiện hành chính để góp phần khắc phục tình trạng trì trệ
trong cơng tác giải quyết các khiếu kiện hành chính hiện nay" mà Nghị quyết
số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, “Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố
cáo, bảo đảm cho mọi quyết định và hành vi hành chính trái pháp luật đều được phát hiện và có thể bị khởi kiện trước tòa án; đổi mới thủ tục giải quyết
khiếu nại, tố cáo và thủ tục giải quyết các vụ án hành chính theo hướng cơng khai, đơn giản, thuận lợi cho dân, đồng thời bảo đảm tính thơng suốt, hiệu
quả của quản lý hành chính” tại Nghị quyết số 48 - NQ/TW ngày 24/5/2005
của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; “Mở rộng thẩm quyền
xét xử của tòa án đối với các khiếu kiện. Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại tịa án; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và cơ quan cơng
quyền trước tịa án” tại Nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ
Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020.
Ba là, pháp luật TTHC phải đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy hội nhập quốc tế của Việt Nam. Hiện nay, trong tiến trình đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia các thể chế đa phương và song phương ở phạm vi khu vực và toàn cầu, nên yêu cầu cấp bách đặt ra là pháp luật phải là cơ sở để tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế giải quyết các khiếu nại hành chính nhằm tạo ra một mơi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển, đẩy nhanh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Việc nâng cao vai trò của pháp luật TTHC phải quán triệt những quan điểm trên sẽ góp phần vào việc giải quyết tốt các khiếu kiện hành chính của người dân và của doanh nghiệp, góp phần quan trọng tạo ra sự đồng thuận giữa người dân với chính quyền nhà nước, tạo ra bầu khơng khí phấn khởi hăng hái đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển các dịch vụ, xây dựng đời sống văn hố xã hội lành mạnh, góp phần tạo lập mơi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích sự hợp tác kinh tế quốc tế trên đất nước ta.