đảm các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa
Nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, có tính chất xuất phát điểm, thể hiện tính tồn diện, linh hoạt, có ý nghĩa bao qt, quyết định nội dung và hiệu lực của pháp luật. Các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa có vai trò rất quan trọng trong việc chỉ đạo, định hướng và áp dụng vào tồn bộ các q trình của cơ chế điều
chỉnh của pháp luật, đó là các quá trình ban hành và phát huy hiệu lực của các quy phạm pháp luật; xuất hiện các quyền và nghĩa vụ trong khuôn khổ mà các quy phạm pháp luật đã dự liệu và định rõ; thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ thể pháp luật và quá trình áp dụng pháp luật. Các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa cịn có ý nghĩa như là tiêu chuẩn quan trọng nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa, xác định tính hợp pháp và hợp lý trong xử sự của chủ thể pháp luật, tác động mạnh mẽ tới ý thức pháp luật, văn hoá pháp luật và trật tự pháp luật.
Nâng cao vai trò của pháp luật TTHC phải bảo đảm các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa có nghĩa là trong hệ thống các quy phạm pháp luật TTHC, thực tiễn pháp luật TTHC, ý thức pháp luật TTHC của cán bộ, công dân phải thể hiện được chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động quản lý nhà nước, phát huy quyền làm chủ, xác lập và không ngừng mở rộng các quyền tự do, dân chủ, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, tạo ra công bằng xã hội, kết hợp hài hồ giữa quyền và nghĩa vụ, giữa lợi ích nhà nước và công dân, giáo dục ý thức tôn trọng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với nhà nước và xã hội. Về phương diện pháp lý thì việc nâng cao vai trò của pháp luật TTHC phải bảo đảm cho pháp luật phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại tố cáo, hệ thống các quy định của pháp luật phải chứa đựng tính kịp thời, đồng bộ, có hiệu lực, phù hợp với thực tiễn; bảo đảm cho các đương sự trong TTHC bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng về ý chí, tính thứ bậc của các văn bản quy phạm pháp luật về TTHC, áp dụng pháp luật TTHC thống nhất trên cả nước, bản án, quyết định của toà án về VAHC phải được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, các chủ thể trong quan hệ pháp luật TTHC phải tuân thủ triệt để các quyền, nghĩa vụ của mình, toà án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật,
bảo vệ kịp thời và đầy đủ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân đồng thời cũng không được làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các CQNN.