Sơ lược sự hình thành và phát triển của pháp luật tố tụng hành chính Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật tố tụng hành chính ở việt nam hiện nay (Trang 43 - 44)

TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

2.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của pháp luật tố tụng hành chính Việt Nam chính Việt Nam

Thực tiễn pháp lý Việt Nam có hai phương thức giải quyết tranh chấp hành chính. Trước hết là phương thức giải quyết do chính các cơ quan nhà nước bị khiếu nại thực hiện, theo phương thức này thì các cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể giải quyết hầu hết các loại tranh chấp hành chính, theo thủ tục hành chính - thủ tục giải quyết khiếu nại, một thủ tục đơn giản hơn nhiều so với thủ tục tố tụng tại Toà án. Xét về bản chất, việc giải quyết khiếu nại theo phương thức này chỉ là sự tự kiểm tra, xem xét các QĐHC, HVHC mang tính chất "Bộ trưởng - quan toà" của chính các cơ quan nhà nước có QĐHC, HVHC bị khiếu kiện. Trong lịch sử xây dựng nhà nước và pháp luật nước ta, thì ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhà nước đã quan tâm tới việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, bằng việc ban hành Sắc lệnh số 64 - SL ngày 23/11/ 1945 về việc thành lập "Ban thanh tra đặc biệt" với chức năng giải quyết khiếu nại của công dân, hơn nữa quyền khiếu nại của công dân đã trở thành quyền hiến định, được quy định trong các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992. Để cụ thể hoá các quyền hiến định này nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, điển hình là: Pháp lệnh về khiếu nại, tố cáo năm 1981, 1991 và Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004). Sự xuất hiện của các văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động giải quyết khiếu nại của cơng dân, góp phần bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

hành chính thì các tranh chấp hành chính cịn được giải quyết theo phương thức Toà án, theo thủ tục tố tụng hành chính. Chủ thể giải quyết các tranh chấp này là Toà án, một cơ quan tư pháp độc lập với các cơ quan nhà nước có các QĐHC, HVHC bị khiếu kiện. Khảo sát thực tiễn xét xử các tranh chấp hành chính trong và ngồi nước thì chủ thể xét xử có thể là Tồ án tư pháp, Tồ án hành chính độc lập hoặc là các phân tồ hành chính thuộc hệ thống tư pháp và do vậy trình tự, thủ tục có thể được thực hiện có thể là thủ tục tố tụng dân sự hoặc thủ tục tố tụng hành chính.

Với quan niệm tố tụng hành chính là việc giải quyết các tranh chấp hành chính theo phương thức tồ án và pháp luật tố tụng hành chính là các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp hành chính tại tồ án, tác giả nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của pháp luật TTHC Việt Nam từ năm 1945 đến nay thông qua các quy định của nhà nước về giải quyết tranh chấp hành chính tại tồ án.

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật tố tụng hành chính ở việt nam hiện nay (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)