Tổ chức thực hiện đúng pháp luật tố tụng hành chính

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật tố tụng hành chính ở việt nam hiện nay (Trang 94 - 98)

Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, thực hiện đúng pháp luật TTHC cũng là một giải pháp quan trọng để nâng cao vai trò của pháp luật TTHC. Hai giải pháp này có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và bổ sung cho nhau, hệ thống pháp luật TTHC hồn thiện giúp cho hoạt động thực hiện nó được đúng và đầy đủ, thực hiện đúng pháp luật TTHC sẽ góp phần hồn thiện pháp luật TTHC, vì qua thực tiễn thực hiện pháp luật TTHC, chúng ta có thể phát hiện ra những ưu điểm và hạn chế, những nội dung phù hợp hoặc không phù hợp với thực tiễn TTHC để kịp thời hủy bỏ, sửa đổi những nội dung chưa phù hợp, bổ sung những nội dung chưa được quy định nhằm hoàn thiện pháp luật. Thông qua hoạt động thực hiện pháp luật TTHC, mà qua đó chủ trương, đường lối của Đảng về TTHC được kiểm nghiệm trên thực tế, làm cơ sở cho Đảng xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chủ trương, đường lối của mình về TTHC. Cũng thơng qua hoạt động thực hiện pháp luật TTHC, chúng ta phát hiện ra những quy định không phù hợp, giúp cho Nhà nước kịp thời sửa đổi, bổ sung những quy định nhằm bảo đảm cho việc thể chế hóa đúng định hướng

về nội dung đường lối, chính sách của Đảng về TTHC. Như vậy, thực hiện pháp luật TTHC là hoạt động mà thơng qua đó vai trị của pháp luật TTHC được thể hiện và thực hiện đúng pháp luật TTHC sẽ góp phần nâng cao vai trò của pháp luật TTHC.

Thực hiện pháp luật TTHC là hoạt động đưa pháp luật vào cuộc sống, thực hiện đúng pháp luật TTHC góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, CQNN, tổ chức, góp phần củng cố lịng tin của nhân dân đối với pháp luật, làm cho nhân dân sử dụng nó như là một phương tiện hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, củng cố lịng tin của nhân dân đối với đường lối của Đảng nói chung, đường lối về TTHC nói riêng, qua đó góp phần nâng cao vai trị của pháp luật tố tụng hành chính. Để thực hiện đúng các quy phạm pháp luật TTHC, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:

Một là, xây dựng đội ngũ cán bộ và thẩm phán làm công tác giải quyết các tranh chấp hành chính có phẩm chất chính trị, năng lực chun mơn nghiệp vụ và có kiến thức về quản lý hành chính nhà nước

Theo đánh giá chung của Tòa án nhân dân tối cao về đội ngũ cán bộ tịa án nói chung, cán bộ làm cơng tác giải quyết các tranh chấp hành chính nói riêng thì trình độ chun mơn nghiệp vụ và kiến thức về quản lý hành chính nhà nước cịn có những hạn chế nhất định, một bộ phận nhỏ xa sút về phẩm chất chính trị và đạo đức. Trong khi đó, TTHC từ nhận đơn, thụ lý đến thi hành án là một quá trình khá phức tạp, phải tuân theo những quy định chặt chẽ về thủ tục, có nhiều đặc thù so với các loại hình tố tụng khác. Các khiếu kiện hành chính nảy sinh trong tất cả các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, do nhiều loại văn bản của các CQNN khác nhau điều chỉnh, mặt khác bên bị kiện trong VAHC ln ln là CQNN hoặc người có thẩm quyền trong CQNN. Do vậy, việc có thực hiện đúng pháp luật TTHC hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị và kiến

thức về quản lý hành chính nhà nước của đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử hành chính, chính vì vậy Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã đề ra nhiệm vụ “Xây dựng đội ngũ cán bộ thẩm phán, thư ký tịa án…có phẩm chất chính trị và đạo đức chí cơng vơ tư, có trình độ chun mơn nghiệp vụ vững vàng, bảo đảm cho bộ máy trong sạch, vững mạnh”.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, trong thời gian tới ngành tòa án phải tăng cường đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân dân và cán bộ tòa án cả về số lượng và chất lượng, thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ. Thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức về quản lý hành chính nhà nước, rà sốt để bảo đảm cho đội ngũ vừa tinh thông nghiệp vụ, vừa trong sạch về phẩm chất chính trị và đạo đức.

Hai là, bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động cho ngành tịa án nhân dân, hồn thiện chế độ chính sách đối với cán bộ tịa án

Mặc dù, việc bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động cho ngành tịa án nhân dân khơng phải là yếu tố quyết định, nhưng nó góp phần tạo ra các điều kiện cần thiết để thực hiện đúng pháp luật TTHC. Trong thời gian qua, ngành tòa án đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị nhưng thực tiễn cho thấy nó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ công tác xét xử. Do vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục đầu tư, trang bị các phương tiện, thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin, tin học để tạo điều kiện cho cán bộ tịa án tiếp cận nhanh chóng với các thơng tin về pháp luật, các thành tựu khoa học pháp lý, các kiến thức về quản lý hành chính nhà nước và các lĩnh vực khác để nâng cao năng lực xét xử nói chung, năng lực xét xử hành chính nói riêng.

Bên cạnh đó, do đặc thù của nghề xét xử, phải chịu nhiều áp lực về chính trị tư tưởng và chun mơn nghiệp vụ, nên cần hồn thiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ tòa án nhằm bảo đảm đời sống cho họ, để họ yên tâm công tác, tránh được sự tác động đến hoạt động chuyên môn ảnh

hưởng tới việc thực hiện đúng pháp luật trong hoạt động xét xử.

Ba là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật tố tụng hành chính cho tồn thể cộng đồng xã hội, bảo đảm cho mọi người hiểu đúng và đầy đủ các quyền,

nghĩa vụ của mình trong tố tụng hành chính

Nhận thức đầy đủ pháp luật TTHC giúp cho các chủ thể có niềm tin và xử sự theo pháp luật một cách tích cực, bảo đảm cho hoạt động thực hiện pháp luật TTHC được đúng và đầy đủ, trên cơ sở đó mà nâng cao vai trị của pháp luật TTHC. Vì vậy, cần phải nâng cao ý thức về pháp luật TTHC cho các chủ thể, như thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật TTHC, bằng nhiều hình thức như các buổi nói chuyện chuyên đề, các cuộc thi tìm hiểu…, bằng các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, các hình thức trợ giúp pháp lý, giáo dục trong các lớp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho các loại đối tượng cụ thể, để đạt được các mục tiêu: các cán bộ làm công tác xét xử hành chính hiểu đúng, hiểu đầy đủ nội dung các quy định về thủ tục tố tụng, các quy định pháp luật về quản lý hành chính nhà nước, ít nhất là trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án. Đối với các chủ thể khác, công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật TTHC bảo đảm cho họ hiểu đúng và đầy đủ các loại QĐHC, HVHC nào được quyền khởi kiện tại tịa án; trình tự, thủ tục, điều kiện khởi kiện và các quyền, nghĩa vụ của họ khi tham gia tố tụng hành chính.

Ngồi các biện pháp kể trên, để thực hiện đúng pháp luật TTHC thì ngành tịa án cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám đốc xét xử để kịp thời phát hiện và sửa chữa những sai sót trong hoạt động TTHC, qua đó tổng kết kinh nghiệm xét xử và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Các cơ quan, đại biểu dân cử, các phương tiện thông tin đại chúng trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình cũng phải tăng cường giám sát hoạt động xét xử của tòa án nói chung, tố tụng hành chính nói riêng để hoạt động tố tụng

hành chính được đúng.

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật tố tụng hành chính ở việt nam hiện nay (Trang 94 - 98)