- Ma chướng tại đâu? Ma chướng tại vì xã hội này tìm ra một người đủ thiệncăn
THIỆN-CĂN, PHƯỚC-ĐỨC, NHÂN-DUYÊN (Tọa Đàm 8)
(Tọa Đàm 8)
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Chúng ta niệm Phật là để vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Ta muốn vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc nên ta niệm Phật. Người không muốn vãng sanh về Tây-Phương Cực- Lạc nên không muốn niệm Phật. Vì khơng niệm Phật nên họ khơng được vãng sanh về Tây- Phương Cực-Lạc!…
Người niệm Phật được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc là do Thiện-Căn Phước-
Đức và Nhân-Duyên đã hội tụ đầy đủ. Người không được vãng sanh về Tây-Phương Cực-
Lạc thì nhất định, nếu khơng thiếu thiện-căn thì cũng bị khiếm khuyết phước-đức. Nếu có thiện-căn có phước-đức thì cũng mất nhân-dun.
Người trong đời này gặp được pháp môn “Niệm Phật” là có “Nhân-Dun”. Có nhân- dun mà khơng muốn vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc thì nhất định một là họ thiếu phước-đức hai là họ thiếu thiện-căn. Hồi trưa mình có nói sơ qua vấn đề phước-đức. Muốn biết phước-đức thì coi cách hành trì của họ. Phước-đức chính là làm thiện làm lành.
Kinh Quán-Vô-Lượng-Thọ đã xác định cái phước-đức của người vãng sanh về Tây- Phương Cực-Lạc là:
- Thứ nhất là phước Nhân-Thiên: Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm không sát sanh, tu thập thiện nghiệp.
- Phước của Nhị-Thừa là: Thọ trì tam quy, cụ túc chúng giới, bất phạm uy nghi.
- Phước của Đại-Thừa là: Phát Bồ-Đề tâm, thâm tín nhân quả, đọc tụng đại thừa,
khuyến tấn hành giả.
Những người làm phước họ sẽ được phước. Người được phước vãng sanh tức là trước những giờ phút lâm chung, họ cười hè hè, bớt đau, bớt bệnh... Những người mà cười hè hè ra đi, ngồi xếp bàn ra đi... đúng là những người có phước. Cịn chúng ta thì thiếu phước một chút cũng ráng cố gắng phóng sanh, cố gắng làm thiện, cố gắng buông xả... để bớt cái nghiệp xấu đi. Chúng ta cũng được cái phước để vãng sanh, cũng cười mà cười trong cơn đau một chút cũng được...
Còn Người thiếu thiện-căn là như thế nào?... Những Người mà trí huệ đã bắt đầu khai mở thì thuộc về người có thiện-căn. Khi mà trí huệ đã bắt đầu khai mở cũng dễ thấy lắm.
Thứ nhất là người ta tin vào pháp môn Niệm Phật. Điều đầu tiên là họ tin vào câu A-Di- Đà Phật, đó thuộc về thiện-căn. Người mà giảng giải kinh điển Phật đúng liễu nghĩa của Phật, đó là người có thiện-căn. Người giảng giải kinh Phật không đúng theo chơn nghĩa của Phật, nghĩa là nói lệch đi, giảng sai đi, tức là thiếu thiện-căn. Dựa vào đây mà truy ngun thì mình có thể biết một người bị mất vãng sanh về Tây-Phương thuộc về phần nào...
Ví dụ như những người gặp được pháp môn Niệm Phật, gặp được câu A-Di-Đà Phật, gọi là họ có nhân-duyên, nhưng mà họ không tin, thì ta biết ngay rằng, “À! Người đó có
nhân-duyên mà thiếu mất thiện-căn rồi”. Thiếu thiện-căn thì bắt buộc phải tu bồi thiện-căn.
Tu bồi thiện-căn ở đâu?... Giới-Định-Huệ sẽ có thiện-căn.
Có những người nghe được câu A-Di-Đà Phật tức là có nhân-duyên. Tin vào câu A-Di- Đà Phật là có thiện-căn. Nhưng khi tu hành thì bị người này phá, người kia phá, người kia chống, người nọ chống, tạo mọi điều kiện để ngăn cản con đường tu hành của họ... thì ta biết người này có thiện-căn, có nhân-duyên, mà thiếu phước-đức. Tại sao thiếu phước-đức?... Trong đời trước, nhiều đời trước tu huệ thì nhiều mà tu phước thì ít. Vì tu phước ít cho nên thiếu phước. Thiếu phước cho nên bị cái vơ-phước nó ngăn cản.
Hiểu được chỗ này rồi, mình mới thấy một người mất phần vãng sanh nguyên do nằm ở chỗ nào? Dễ dàng, rõ ràng vô cùng, khơng cịn lơ mơ lờ mờ nữa. Chính vì vậy mà đừng bao giờ thấy một bà già hiền hậu chất phát ngày ngày cầm tập vé số đi bán ngoài đường mà ta cho họ là người thiếu thiện-căn. Không phải! Nếu mình đến hỏi: Bác có tin câu A-Di-Đà
Phật khơng? Ồ! Bác tin sống tin chết!... Thì nhất định bà này có thiện-căn, vì “Tín năng
trưởng dưỡng chư Thiện căn” mà.
Nghĩa là trong nhiều đời nhiều kiếp bà đã tu phước thiện, bà đã đọc kinh điển và thật ra cái tâm của người ta đã khai mở chút chút rồi, khai hơn những người khơng tin trong đó mà mình khơng hay. Tâm trí khai mở trong hồn cảnh thiếu phước, nên dù có khai mà Bà vẫn phải cầm vé số đi bán! Bà cầm vé số đi bán, nhưng tối lại thì sẵn sàng đi hộ niệm cho người bệnh, nhất định bà ngồi từ đầu đêm cho đến cuối đêm niệm Phật. Vì thiếu phước-đức nhưng lịng tin của họ lại vững vàng, họ có thể niệm Phật trợ duyên cho người bệnh vãng sanh, niệm Phật từ đầu đêm đến cuối đêm khơng cần thay ca. Vơ tình câu niệm Phật của họ sẽ tu bồi phước-đức cho họ.
- Tín năng trưởng dưỡng Thiện-Căn. - Tín năng trưởng dưỡng Cơng-Đức.
- Tín năng trưởng dưỡng Phước-Thiện của họ.
Cho nên sau cùng rồi người này nhờ được thiện-căn, nhờ được cơ duyên niệm câu A- Di-Đà Phật. Dù thiếu phước nhưng nhờ trong thời gian họ thành tâm tu hành, thành tâm niệm Phật, niệm trước người bệnh. Một câu A-Di-Đà Phật là vạn đức, vạn phước, nhờ thế mà sau cùng họ lại được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc, nhiều khi được vãng sanh tự tại, khơng cịn đau bệnh nữa. Khơng cịn đau tức là có hưởng phước.
Chúng ta cứ lấy căn bản của lời Phật dạy ra để xác định rằng ta là hạng người bị thiếu thiện-căn? Ta là hạng người bị thiếu phước-đức? Ta là hạng người bị thiếu nhân-duyên hay là được đầy đủ?...
Cịn về hình thức thì dù như thế nào đi nữa, chúng ta cũng chớ vội vã đánh giá sớm. Ví dụ như những người có phước, biết tu phước. Q khứ có tu phước thì hiện đời đường tu của họ êm xuôi phẳng lặng, không ai ngăn cản. Người ta muốn lập một cái nơi ngon lành để tu hành là tự nhiên có khả năng lập liền. Ấy thế mà khi nghe đến câu A-Di-Đà Phật thì họ lặng lờ bỏ đi, họ khơng thèm nhìn tới. Mình biết ngay người này có phước nhưng mà thiện-căn của họ khơng có.
Cho nên quý vị đừng bao giờ sơ ý thấy một người tu hành có vẻ êm xi thì cho rằng,
“À! người này thiện-căn lớn quá”. Không phải! Không phải! Không phải!… Thiện căn nó
được thể hiện qua “Niềm Tin” vào câu Phật hiệu của người đó. Cho nên:
- Có nhiều người có phước-đức lại thiếu thiện-căn. - Có người có thiện-căn nhưng lại thiếu phước-đức.
- Có nhiều người gặp nhân-duyên mà có thiện căn thì người ta tin.
- Có nhiều người có nhân-dun gặp câu A-Di-Đà Phật mà khơng tin, chứng tỏ rằng trí huệ chưa chắc gì đã khai mở.
Có thiện-căn tức là có trí huệ, dù trí huệ ở một trình độ nào đó chưa biết?... Chính vì vậy, chúng ta cần nên xác định rõ rệt. Tại sao trong đời này ta là một phàm phu, danh phận thì khơng có, nhưng mà ta quyết lịng chết sống vì câu A-Di-Đà Phật, nhất định quyết một đời này vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc?... Xin thưa thật ra là:
- Nhiều đời nhiều kiếp chúng ta đã vun bồi phước-đức rồi, - Nhiều đời nhiều kiếp chúng ta đã có tu Giới-Định-Huệ rồi.
- Nhiều đời nhiều kiếp chúng ta đã cúng dường hằng sa Thánh rồi.
Cho nên mới kết lại trong đời này ta được nhân-duyên gặp câu A-Di-Đà Phật và ta bám chắc, ta bám sát, ta bám vững để về Tây-Phương.
Xin thưa với chư vị, thế gian có câu: "Đắc thất nan truy họa phước". Ta ngồi ở đây tu hành như vầy, ta cũng có bị thất…
- Ta thất là thất cái gì?... Thất Casino. Ta khơng có giờ đi Casino. - Ta thất là thất cái gì?... Khơng có giờ đi coi xi-nê.
- Ta thất là thất cái gì?... Ta khơng có được tới chỗ nào đó ngắm cảnh xem hoa...
Ta bị thua người đời ở những chỗ đó.
Cịn những người được những thứ đó, họ tưởng rằng họ được hưởng nhiều quá? Nhìn những người niệm Phật, họ than rằng: “Trời ơi!... Những người đó sao cứ chui vào trong cái
nhà mà tụng niệm làm chi cho nhức đầu vậy?...” Người ta tưởng rằng người niệm Phật bị
thua thiệt. Thật sự ra chúng ta chỉ thua họ những thứ hưởng thụ đó, nhưng mà ta được là được có Thiện-Căn, ta hơn họ là hơn cái Thiện-Căn này. Họ không tin câu A-Di-Đà Phật nhưng ta tin được vào câu A-Di-Đà Phật.
Một người bài bác câu A-Di-Đà Phật, họ nói, Trời ơi!... Người trí huệ thơng minh như
vậy tại sao lại niệm câu A-Di-Đà Phật?...
Như vậy họ thấy chúng mình bị mất! Mất chỗ nào? Mình mất ở chỗ không tu được những pháp cao q! Khơng có nói năng được gì cho hay ho! Nhưng mà ta được chỗ nào?... Ta được câu A-Di-Đà Phật. Ta niệm câu A-Di-Đà Phật, chân thành thanh tịnh, để quyết lòng đi về Tây-Phương.
Còn họ mất cái gì? Họ mất câu A-Di-Đà Phật! Họ có thể được phước của thế gian, tức là được nhiều người ủng hộ, yểm trợ, sự nghiệp có thể đề huề, thịnh vượng.
Ta mất cái phước trước mắt này. Nhưng mà ta được cái gì?... Ta được là được đến lúc lâm chung ta hưởng cái phước đi về Tây-Phương. Cịn họ khơng biết hưởng cái phước ở lúc lâm chung, nên họ không được đi về Tây-Phương đâu chư vị! Mà khi lâm chung họ hưởng cái cảnh... Tùng nghiệp thọ báo!...
Vì thế, Ngài Tịnh-Không dạy như thế này, “Ta tạo phước không được hưởng phước”. Đừng nên nghĩ làm phước thì phải cầu hưởng phước. Hưởng được phước hữu lậu thì sau cùng trụi lủi!… Bây giờ ta hãy cứ chịu thiệt thịi đi. Hịa Thượng Tịnh-Khơng nói, đời này
càng chịu thiệt chừng nào ta càng được phước chừng đó. Có nghĩa là, ta chịu thiệt bây giờ,
để cuối cùng khi nằm xuống ta đem tất cả cái phước đó hỗ trợ cho con đường vãng sanh của
chúng ta. Thiện-Căn, Phước-Đức, Nhân-Duyên hội tụ ngay thời điểm lâm chung để chúng
Còn nếu chúng ta vội vã hưởng cái phước này thì lúc lâm chung chúng ta mất hết phước. Nghĩa là đau bệnh! Đau đến quằn quại! Đau quằn quại mà khơng có người hướng dẫn nữa, thì chúng ta muốn cất lên nửa câu A-Di-Đà Phật cũng cất không được!
Ta quyết định giữ lấy “Thiện-Căn”. Những lời nói nào sai kinh Phật nhất định đừng để nhập trong tâm. Nếu để nhập những lời nói sai kinh Phật trong tâm, thì ta thuộc vào hạng người khơng có thiện-căn!
Như vậy hơm nay chắc quý vị đã rõ thế nào gọi là Thiện-Căn? Thế nào gọi là Phước- Đức? Thế nào gọi là Nhân-Duyên rồi chứ?... Nhân-duyên là cơ hội ngồi tại đạo tràng này niệm Phật. Thiện-căn là lý giải kinh Phật phải đúng. Nhất định không được sơ ý một điều. Phật nói niệm Phật vãng sanh, thì ta quyết lịng tin niệm Phật vãng sanh. Dù một vạn người đem tất cả những lý lẽ gì để bài bác, ta tin vẫn cứ tin, thì thiện-căn chúng ta đã có đầy đủ.
Cịn người nào nói: “Làm gì mà có chuyện hộ niệm vãng sanh?”. Người ta nói sai kinh Phật kệ họ. Nói sai kinh Phật thuộc về hạng người khơng có thiện-căn, dù hình thức tu hành có gì đi nữa, thì cũng là sai! Ly Kinh Nhất Tự Tức Đồng Ma Thuyết!...
Τrong kinh Phật thuyết A-Di-Đà, Phật dạy rằng: “Người nào niệm Phật thì lúc lâm
chung A-Di-Đà Phật cùng chư Thánh Chúng hiện ra trước mặt người đó, tiếp dẫn người đó vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc”. Ta căn cứ vào đây mà niệm Phật đi về Tây-Phương. Ta
quyết lòng cầu nguyện vãng sanh Tây-Phương. Trong kinh A-Di-Đà Phật dạy bốn lần, nhất định bốn lần chứ không phải là ba lần, phải cầu nguyện vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Phải nguyện vãng sanh về Tây-Phương thì tất cả những nguyện khác chúng ta cho nó là thứ yếu. Nghĩa là, có dun thì ta làm, khơng có dun thì ta khơng để trong tâm. Cịn lời nguyện vãng sanh thì nhất định phải giữ trong tâm này, không bao giờ ly ra. Giả sử dù có một người nào đó cũng đem kinh Phật ra chứng minh rằng, “Cầu là vọng”, thì ta cũng phải giữ vững tâm ý:
- À!... Anh nói cầu là vọng! Cịn tơi nói cầu vãng sanh không phải vọng, mà đây là
Chánh-Cầu… Nhất định Phật không cho ta cầu cái gì khác, nhưng Phật lại dạy cầu vãng
sanh Tịnh-Độ. Nhất định ta phải cầu vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc.
Tâm nguyện vãng sanh vững vàng như vậy, thì chứng tỏ thiện-căn chúng ta đã có. Nếu một người nào đó phước-báu tràn trề mà họ khơng chịu niệm Phật, thì chứng tỏ rằng họ đã dùng phước-báu đó để cầu danh cầu lợi gì đó, chứ khơng phải sử dụng nó để khi xả bỏ báo thân này được hưởng cảnh đời đời cực lạc tại cõi Tây-Phương, thì phước-báu đó dù lớn cho mấy đi nữa cũng chẳng qua là đem tiền mà gói lấy cái quan tài đắc giá dưới nấm mồ mà thôi!...
Vậy thì những người nào tiền bạc nhiều quá hãy lo tu hành đi, đừng sơ ý coi chừng đến khi chết xuống vì vướng vào đống tiền đó mà bị đại họa! Q vị có nghe Hịa Thượng Tịnh- Khơng kể chuyện ở bên Hồng-Kơng có người tới khoe vàng với Ngài khơng? Vì chấp vào đó thì khi chết rồi dễ gì mà được siêu sanh! Dễ gì mà thốt ách nạn thành một con mọt chui vào đó mà giữ tiền! Có phước-báu tưởng là ngon, ai ngờ sau cùng thành đại họa!...
Cần phải hiểu rõ đạo lý này. Ta có thiện-căn nên mới tin câu A-Di-Đà Phật. Ta có phước-đức nên mới ngồi với nhau niệm Phật, và làm những việc thiện lành nhưng lặng lẽ không cần một người biết. Hãy âm thầm đem cái phước đó gởi về Tây-Phương. Gởi về Tây- Phương thì lúc lâm chung A-Di-Đà Phật sẽ đem cái phước đó xuống đón ta về Tây-Phương để hưởng. Cơ hội hơm nay chúng ta đã gặp câu A-Di-Đà Phật, thì Thiện-Căn, Phước-Đức, Nhân-Duyên đúng như trong kinh A-Di-Đà, đức Thế-Tơn nói, người có đủ Thiện-Căn, Phước-Đức, Nhân-Duyên sẽ được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.
Ta phải gom trọn tất cả Thiện-Căn, Phước-Đức và Nhân-Duyên này đưa vào lúc xả bỏ báo thân nhất định không trở lại trong cõi Ta-bà này nữa. Một đời này vãng sanh về Tây- Phương Cực-Lạc.
Nếu những lời này làm cho chư vị vững tin, thì xin chúc mừng cho chư vị. Nhất định chư vị được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.
Nam Mô A-Di-Đà Phật.