THIỆN-CĂN, PHƯỚC-ĐỨC, NHÂN-DUYÊN (Tọa Đàm 19)

Một phần của tài liệu Thien-Can-Phuoc-Duc-Nhan-Duyen (Trang 73 - 75)

- Chánh Nguyện phải là nguyện vãng sanh về TâyPhương Với niềm Tin dũng mãnh.

THIỆN-CĂN, PHƯỚC-ĐỨC, NHÂN-DUYÊN (Tọa Đàm 19)

(Tọa Đàm 19)

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Chúng ta chỉ cịn có một ngày hơm nay, nói chuyện với nhau. Rồi ngày mai thì mỗi người đi về mỗi nơi. Cơ duyên này cũng chỉ kéo dài một thời gian ngắn ngủi, xin tất cả hãy trân quý, để cho cái duyên này mình được đắc thiện lợi.

Ngày hơm qua mình kể ra câu chuyện của một người lần đầu tiên niệm Phật mới ngộ ra và nói lên rằng bắt đầu từ đây tôi đã biết con đường giải thốt rồi. Ơng bà cha mẹ, cửu huyền thất Tổ của tơi cũng sẽ được giải thốt... Rõ rệt, trong một đời người tu hành cơ duyên chỉ đến có một lần, ngộ hay không ngộ cũng một lần, không dễ gì có lần thứ hai. Cho nên mình thấy cơ duyên niệm Phật quý giá vô cùng.

Trong lần đầu tiên đó, vị đó ngỡ ngàng mà đến nỗi không kềm được những lời nói, những cử chỉ của mình, nên phát tác ra những động tác khơng kiểm sốt được. Chuyện này cũng giúp cho người đó, cũng như cho chính chúng ta biết rằng, dù mười ba-mười bốn năm qua tu thiền định, mức công phu cũng thật là khá, nhưng khi gặp người niệm Phật mới ngỡ ngàng ra một chuyện là sức định đó cịn yếu hơn những người đang ngồi niệm Phật. Vì người biết được pháp Niệm Phật, người ta nhiếp tâm niệm Phật thì họ cũng có những cảm ứng tốt, nhưng mà khơng đến nỗi phải mất sự kiểm sốt! Trong khi vị đó đã có cơng phu hơn mười ba năm và sức ngồi thiền có thể đến bảy-tám tiếng đồng hồ dễ dàng. Nhưng không ngờ khi vừa gặp một cảnh giới lạ thì kiểm sốt khơng được, kềm chế khơng nổi!

Câu chuyện này cũng giúp cho ta hiểu được rằng, sự thử thách của cảnh giới không phải là đơn giản đâu! Nhiều khi ở trong những mơi trường bình thường, mình tưởng là có sức định. Nhưng khi gặp một chuyện bất ngờ, thì mình thấy rõ rệt cái sức định mình khơng cịn nữa!...

Câu chuyện này cũng nói cho chúng ta biết là tâm cơ của tất cả chúng ta trong thời kỳ mạt pháp này, thực tế không phải là cao lắm đâu. Chính điều đó cũng là một bài học, xin đừng sơ ý. Có nhiều người khi tu hành khơng chịu giữ tâm của mình thanh thản, nhẹ nhàng, nói theo lời của ngài Ấn-Quang là “Chí Thành-Chí Kính”, nói theo lời của ngài Tịnh-Khơng

là “Khiêm Cung”, thì chúng ta dễ đi đến cái chỗ bị mắc lừa!…

Trong kinh có nói là khi chúng ta niệm Phật, chúng ta sẽ thấy A-Di-Đà Phật đến tiếp dẫn. Nghe vậy, nhiều người nói rằng, tu hành ta phải cầu nguyện cho Phật hiện thân ra để mình thấy... Có nhiều người khun rằng khơng nên làm như vậy. Có người lại nói, vì niềm tin của mình chưa đủ nên Phật có thể ứng hiện cho mình thấy để tạo niềm tin cho mình tu, điều này có gì đâu mà sai lạc?!…

Thì hơm nay, dựa theo câu chuyện của ngày hơm qua mình kể mới thấy rằng, với hàng chúng sanh, phàm phu căn tánh hạ liệt như chúng ta thì Phật khơng nỡ lịng nào ứng hiện cho

mình thấy đâu... Tại sao vậy? Tại vì Phật thương chúng sanh, Phật không nỡ nào để cho chúng sanh bị loạn tâm!...

Thật ra cái vị được kể hôm qua là do cái thiện-căn tu hành trong nhiều đời nhiều kiếp đã có. Nghĩa là trong quá khứ nhiều đời nhiều kiếp vị đó có niệm Phật, nhưng vì một sơ suất nào đó mà bị mất phần vãng sanh, mất đường thành tựu. Trong suốt thời gian trôi lăn trong cảnh sanh tử ln hồi, vơ tình đến ngày đó gặp được người niệm Phật, rồi cộng tu chung với họ, nên những thiện-căn phước-đức mới trỗi dậy, trỗi dậy mà kềm chế không được đến nỗi đã phát ra những động tác bất bình thường, giống như bị tNu hỏa nhập ma vậy!...

Nếu trong trường hợp đó gặp những người thiếu kinh nghiệm, vơ tình tạo cho họ những chướng nạn! Từ chỗ khơng có nạn mà thành ra nạn! Cũng trường hợp như vậy mà gặp những người đã biết, đã có kinh qua những chuyện đó rồi, đã hiểu được rồi, thì người ta giúp tăng thêm thiện duyên cho người đó, nhờ đó người ta tiếp tục con đường tu hành thành đạo, khơng có gì trở ngại hết.

Tuy nhiên, nói về tâm từ bi trong q khứ thì có tốt, nhưng mà nói về tâm định trong hiện tại thì có trở ngại. Trở ngại chỗ nào?... Khi một người thật sự đã định, thì đối trước những sự cảm ứng đó, khơng bao giờ người ta lại mất sức kiểm soát như vậy đâu. Đúng khơng?...

Chính vì khi vị đó phát hiện như vậy thì mới ngỡ ngàng một điều: À trong lúc mà mình

tập tọa thiền, cố gắng giữ tâm thanh tịnh, cố gắng làm cho vọng tưởng của mình lắng xuống, và có cơng phu ngồi im rất lâu. Nhưng khi vơ tình gặp một sự cố bất ngờ xảy ra, hình như cái sức định đó tự nhiên khơng cịn nữa, đến nổi phát những động tác không được trang

nghiêm, làm cho nhiều người phải hoảng sợ lên!... Lúc đó mình mới biết rằng: À! Thì ra một người niệm câu A-Di-Đà Phật, thực hành pháp môn Niệm Phật là “Tối Thượng Thiền” rồi, chớ khơng phải là “Bình Thường Thiền” nữa đâu. “Đại Thượng Thiền” rồi chớ không phải là thứ thiền bình thường.

Thiền-Định khơng phải là cứ ngồi im như thế này là thiền định đâu. Ngài Tịnh-Khơng nói rất hay, căn cứ vào những chuyện này để chứng minh cho lời nói của Ngài rất tuyệt vời. Ngài nói, “Định” là có “Chủ Định”, chớ khơng phải định là ngồi im một chỗ. Hay vô cùng phải không chư vị? Cái tâm của người niệm Phật với lòng tin tưởng vững vàng, với con đường đi xác đáng và điểm về rõ rệt, thì tâm của họ thật sự đã định. Đường đi của họ định vào trong câu A-Di-Đà Phật, khơng cịn chao đảo nữa. Cái gọi là “Tâm Viên” khơng cịn xảy ra nữa. Cái gọi là “Ý Mã” khơng cịn ứng hiện trong tâm của họ nữa, dù thân của họ vẫn lái xe, vẫn đạp xe đạp, vẫn cỡi xe Honda ào ào ngoài đường.

Ý chí của họ, chí nguyện của họ là nguyện vãng sanh về Tây-Phương. Hướng về đã có. Họ khơng cịn chao đảo gì hết. Ai nói gì nói, tâm họ vẫn vững như bàn thạch. Đó gọi là “Định”.

Điểm đến của họ… Họ không cầu mong cho chứng đắc, họ không cầu mong cho cái tâm an lạc, họ không cầu mong cho cái thân thể này tráng kiện, an khang. Mà họ cầu mong làm sao hết một báo thân này nhất định về tới Tây-Phương Cực-Lạc. Đường đi, hướng về,

điểm đến đã xác định trong tâm của họ rồi. Hòa Thượng nói, “Định là có Chủ định”, chính tại chỗ này đây.

Chính vì có chủ định, nên tất cả những cảnh giới hào nhống bên ngồi, đối với họ hình như khơng cịn ý nghĩa gì hết. Trong kinh Kim-Cang Phật nói rằng: “Ngoại bất trước tướng.

Nội bất động tâm”, đây mới gọi là định, chứ không phải chúng ta ngồi, ngồi từ sáng cho đến

chiều, khi gặp một cảnh người ta niệm vài câu A-Di-Đà Phật thì làm cho mình mừng vui phải nhảy lên, đến nỗi khơng cịn kiểm soát được. Đây cũng là một lời khai thị rất xác đáng cho chúng ta.

- Niệm Phật là đường đi.

- Nguyện vãng sanh là hướng đến.

- Vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc gặp A-Di-Đà Phật là điểm ta về.

Khi mà chúng ta đã định vào chỗ này rồi, thì gọi là “Đại Định”.

Cho nên chư Tổ nói, người quyết lịng niệm Phật là thực hiện pháp môn tối thượng thiền, chứ không phải là thiền bình thường đâu chư vị.

Hiểu được chỗ này, chúng ta mới thấy rõ ràng rằng, niệm Phật cũng là tu Định, ngồi định thiền cũng là tu Định, chư Tổ Sư ra ngồi chợ cũng để tu Định. Nhưng ta khơng đủ khả năng làm như Tổ, nên cứ kết hợp với nhau thành một nhóm nhỏ, vững vàng một đường mà đi, khơng cịn chao đảo nữa, thì ta cũng ở trong “Đại Thiền Định” để thành tựu đạo quả trong một đời này.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Một phần của tài liệu Thien-Can-Phuoc-Duc-Nhan-Duyen (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)