- Nương cho chính xác!…
THIỆN-CĂN, PHƯỚC-ĐỨC, NHÂN-DUYÊN (Tọa Đàm 15)
(Tọa Đàm 15)
Nam Mơ A-Di-Đà Phật. Kính bạch Sư Cô!
Cùng chư vị đồng tu!
Chúng ta có cơ duyên gặp nhau trong pháp hội niệm Phật này, và theo cơ duyên này chư vị đồng tu ép Diệu Âm nói khai thị, chứ thật ra vì bắt buộc nên Diệu Âm cũng đem lòng thành để trang trải ra đây vài ý kiến, hầu mong chúng ta giữ được niềm tin vào câu A-Di-Đà Phật.
Cái duyên pháp của A-Di-Đà Phật rộng lớn vô lượng vô biên bao trùm pháp giới, khơng cách nào chúng ta có thể nói hết được đâu. Mà Phật pháp là một chuỗi pháp duyên vô cùng vô tận, nhưng nếu chúng ta biết “Y giáo phụng hành” những vị Đại Sư, chư vị Tổ Sư thì ta có thể thâm nhập vào cửa đạo bằng cái duyên gì gần nhất của chính mình. Hãy mau mắn chộp lấy cái duyên đó mà phăng tới, đừng nên phân đo, đừng nên đi theo con đường gọi là “Đa tạp”.
Đa là nhiều, nhiều là không chuyên! Nghĩa là hôm nay chúng ta chộp cái đầu mối này để đi vào. Đi vào vừa thấy khó khăn hay bị chút trở ngại gì đó thì vội vã liệng cái mối này, chạy tìm cái mối khác. Chộp cái mối khác đi vào chưa được bao nhiêu lại thấy cái mối kia hay quá, lại bỏ nữa để chọn cái mối kia... Rốt cuộc tự chúng ta làm cho pháp duyên của chúng ta bị rối bùng beng đi!... Chứ thật ra, pháp Phật thì rộng vơ cùng vơ tận, nhưng chúng ta có thể chộp một mối, rồi chỉ từ một mối đó để thâm nhập vào đạo.
Nếu bây giờ chúng ta không biết mối nào để theo, thì hãy nghe lời đức Thế-Tơn dạy đi, câu A-Di-Đà Phật là cái mối dễ dàng nhất. Cứ chộp cái mối đó mà đi thì tự nhiên thành tựu.
“Một là tất cả, tất cả là một”. Từ một mối đó ta sẽ thấy hết tất cả được Phật pháp. Ví dụ như
Dun, thì chúng ta hãy chộp lấy cái mối này mà đi. Bây giờ cứ lấy cái mối này mà chúng ta phăng tới, mình phăng thử xem sẽ đi tới đâu?…
Hơm qua chúng ta nói trong kinh Vơ-Lượng-Thọ Phật dạy một người nào tin vào câu Phật hiệu A-Di-Đà thì người có thiện-căn, phước-đức lớn lắm!... Bây giờ hơm nay chúng ta hỏi lại: Người nào là người thiếu thiện-căn?... Chắc chư vị có thể đã trả lời được câu hỏi này rồi, phải không? Người nào vậy? Là người khơng tin vào câu A-Di-Đà Phật. Mình thấy q rõ rệt!...
Như vậy trong chúng ta ai là người thiếu thiện căn nhất đây? Diệu Âm xin đưa tay lên, xung phong trước. Chính Diệu Âm này là người thiếu thiện-căn nhất. Vì sao vậy? Vì năm mươi tuổi đầu vẫn chưa tin câu A-Di-Đà Phật! Chạy lung tung, cịn chê nữa! Đến năm mươi tuổi đầu, có cơ duyên may mắn niệm câu A-Di-Đà Phật mới phát khởi niềm tin. Mà một khi phát khởi niềm tin thì thiện-căn có nhiều hay ít, khơng cần biết! Mà chỉ biết rằng đã có niềm tin thì cũng đã có chút chút thiện-căn. Có chút chút thiện căn rồi là được, mọi chuyện khác sẽ tính sau… Cứ biết có rồi cho vững tâm đã...
Có một lần đi về Việt Nam, Diệu Âm gặp lại mấy người bạn học cũ. Những người bạn mới hỏi, bây giờ bạn tu hành như thế nào? Diệu Âm nói, bây giờ tơi chỉ biết niệm câu A-Di- Đà Phật. Thì những người bạn mới nói:
- Mình là người thơng minh, trí huệ, có học hành... tại sao khơng nghiên cứu kinh điển
để hiểu rõ lý đạo cao siêu trong pháp Phật mới xứng đáng? Tại sao lại niệm câu A-Di-Đà
Phật?...
Diệu Âm mới nói rằng:
- Bạn đừng có khinh thường câu A-Di-Đà Phật. “Niệm Phật là nhân, thành Phật là
quả đó”.
Người bạn mới nói:
- Chẳng lẽ một con ếch đang nằm dưới giếng, hàng ngày nó kêu ộp-ộp-ộp!... Bây giờ
con ếch đó niệm câu A-Di-Đà Phật chẳng lẽ nó cũng thành Phật sao?...
Những người bạn đó chê Diệu Âm ngu si giống như con ếch nằm dưới giếng tăm tối, âm u mù mịt!... Nhìn lên bầu trời chỉ thấy một cái lỗ nhỏ thế này tưởng rằng bầu trời là như vậy!... Trong khi đó thì Diệu Âm lại thầm nghĩ rằng, con ếch ở dưới giếng nó ngu si thật đó, nhưng nếu tâm nó niệm lên được một câu A-Di-Đà Phật thì con ếch đó dù ngu si nhưng nó có thiện-căn, nhờ cái thiện-căn này mà nó có thể vãng sanh về Tây-Phương thành đạo. Còn những người bạn kia tưởng mình là khơn ngoan, tưởng mình là trí huệ mà khơng tin vào câu A-Di-Đà Phật, thì nhất định đây là người khơng có thiện-căn! Phước-báu thì có thể hơn con ếch một chút. Có chút ít phước-báu nên mới có được chiếc xe Honda, mới làm được thân người, nhưng mà khơng tin vào câu A-Di-Đà Phật thì thiện-căn khơng có! Chắc chắn thiện- căn thua con ếch! Cái phước báu có trong đời này hãy cố gắng mang vào đời sau đi!... Cịn khơng có thiện-căn, khơng tin vào câu A-Di-Đà Phật, thì nhất định một đời này luống qua
khơng thể nào về tới Tây-Phương được nữa rồi!... Tương lai mình khơng biết là những người khơn ngoan này sẽ ngon hơn con ếch, hay là con ếch sẽ ngon hơn người đây?...
Trở về vấn đề thiện-căn, phước-đức, nhân-duyên. Chúng ta chớ vội dùng cái hình tướng của thế gian ra mà đánh giá một người, coi chừng sai lầm! Một người được cho là thông minh, đĩnh ngộ, như những người bạn của Diệu Âm, có người đã trở thành giáo sư đại học, nhưng mà không tin câu A-Di-Đà Phật, chê một người niệm Phật giống như một con ếch mù mờ chui xuống dưới đáy giếng. Trong khi họ không biết rằng sự cứu độ của A-Di-Đà Phật phổ rộng khắp pháp giới chúng sanh. Ngài nói dẫu cho những chúng sanh trong hàng súc sanh, địa ngục, ngạ quỷ, mà có cơ duyên niệm được câu A-Di-Đà Phật cầu sanh Tây-Phương Cực-Lạc, dẫu cho mười niệm mà Ngài không cứu về Tây-Phương, một đời thành vị Bồ-Tát, thành đạo Vô-Thượng, Ngài thề không thành Phật.
Như vậy xin hỏi rằng:
- Cái hình tướng này có đảm bảo cho chúng ta tự khoe mình là thơng minh trí huệ hay khơng?...
- Cái hình tướng này có bảo đảm cho mình khoe là thiện-căn phước-đức hơn người hay khơng?...
Xin thưa chư vị, không! Thời gian nói chuyện quá ngắn, chúng ta không thể tiếp tục được. Chiều nay chúng ta sẽ tiếp tục mổ xẻ thêm để cho rõ thế nào là thiện-căn? Thế nào là phước-đức? Thế nào là một người thành tựu? Thế nào là một người bất thành tựu?... Là một chúng sanh trong cõi ngũ trược ác thế này, xin thưa với chư vị, đã đến thời mạt pháp rồi gặp câu A-Di-Đà Phật mà không tin nữa ư? Khơng tin thì đại họa ứng hiện, đối đầu! Nhất định hết một báo thân này nạn tử tử sanh sanh khơng thể nào có hy vọng thốt ly! Mà xin thưa rằng, với nghiệp chướng sâu nặng, trí huệ thì mỏng manh như chúng ta, chắc chắn khơng thể nào thốt nạn được!
Chư vị đừng nghĩ rằng một chúng sanh trong pháp giới thấp kém họ thiếu cái thiện-căn hơn mình đâu. Chưa chắc! Họ đang thiếu cái phước-báu, chứ cịn thiện-căn thì chưa chắc. Ví dụ, một người làm thiện, xây cầu, đắp cống, có nhiều phước báu. Nếu mà biết gìn giữ, ăn ở hiền lành, thì cái phước báu này đời sau họ có thể hưởng. Mình đang tu hành như thế này, niệm câu A-Di-Đà Phật tức là mình có thiện-căn, thiện-căn hơn những người làm phước đó. Nhưng nếu mình khơng đem cái thiện-căn này để về Tây-Phương Cực-Lạc, lại cịn nghĩ rằng mình ngon hơn thiên hạ. Một tâm tăng thượng mạn nổi lên, cống cao ngã mạn, đố kỵ, ganh tỵ đủ thứ... Giận dữ, tham sân si mình khơng bỏ, đến khi mình nằm xuống, vì cái tập khí này mà khơng cho phép mình về Tây-Phương Cực-Lạc. Hoặc là khi nằm xuống mình khởi một niệm sân, mình khởi một niệm tham, mình khởi một niệm si, khởi bất cứ một niệm nào đó... Thì chính vì cái niệm trong tâm này biến thành “Cận tử nghiệp” đúng nghĩa nhất, làm cho chúng ta sau khi lìa bỏ báo thân đi theo cái ác niệm đó mà đầu sanh trong tam ác đạo. Nên nhớ đây là lời của Quán-Đảnh Đại Sư nói. Ta niệm Phật mà sơ ý chui xuống dưới tam ác đạo thành một con vật, một con vật mà có thiện-căn vì trong đời trước có niệm Phật.
Quý vị thấy khơng? Rõ rệt khơng? Tại vì nó sơ ý, nó khơng hiểu đạo, nó khơng biết gìn giữ cái dun cho trọn vẹn, mà tự nó tạo ra cái nghịch dun trong lúc xả bỏ báo thân, vơ tình tu hành suốt một đời sau cùng phải chịu cảnh đọa đày! Tuy sống trong cảnh đọa đày,
nhưng A-lại-da thức của con vật đó vẫn cịn chứa rất nhiều chủng tử A-Di-Đà Phật, tức là nó có thiện-căn...
Một con ếch ở dưới giếng!... Chúng ta dùng cái máy niệm Phật mở xuống dưới giếng, nhiều khi tiếng niệm Phật của cái máy vang vang, làm động đến tâm con ếch, nó giựt mình, những thiện-căn của đời trước tự nhiên sống lại, A-lại da thức ứng hiện ra, làm cho nó niệm được câu A-Di-Đà Phật. Thay vì kêu “Ộp-Ộp”, thì tiếng “Ộp” thứ nhất là tiếng “A”, “Ộp” thứ hai là tiếng “Di”, “Ộp” thứ ba là tiếng “Đà”, “Ộp” thứ tư là tiếng “Phật”... để cầu sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Hì hì!... Con ếch đã đem tất cả những thiện-căn gì có được trong q khứ mà nó đã lỡ lầm bỏ sót để hướng về Tây-Phương. Nó về Tây-Phương thành đạo…
Trong kinh có nói: “Tam ác đạo trung, lai sanh ngã sát. Thọ ngã pháp hóa, tất thành
A-Nậu-Đa-La Tam-Miệu-Tam Bồ-Đề”. (Nghĩa là, chúng sanh trong ba đường ác khi sanh về nước Ta, thọ giáo pháp của Ta, tất cả đều thành Vơ-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác). Đây là lời Phật nói trong kinh Vơ-Lượng-Thọ.
Như vậy, chúng ta không thể nào chê bai một người ở ngồi đường vì thấy họ khơng có niệm Phật. Người ta khơng chịu niệm Phật vì có thể, một là họ khơng có thiện-căn. Hai là thiện-căn chưa phát hiện được. Hiểu được vậy thì mình khơng được quyền chê. Mình đừng có khinh thường con cá, con gà, con vịt... là loài súc sanh mà bắt nó để ăn thịt. Ăn thịt chúng coi chừng mình ăn thịt một vị Phật đó!... Bắt một con ếch để ăn thịt là coi chừng ăn thịt một vị Phật đó, tại vì nó có thiện-căn, chơn tâm của nó là một vị Phật...
Chính vì vậy mà hôm nay chúng ta cứ phăng tới thử coi thiện-căn này sẽ đi tới đâu?... Nhất định chúng ta phải tin vào câu A-Di-Đà Phật. Tin được vào câu A-Di-Đà Phật thì dù thiện-căn nhỏ như Diệu Âm đây mà quyết lòng thành tâm niệm Phật, thì thiện căn nhỏ này sẽ trưởng dưỡng vơ cùng nhanh chóng, nhanh đến độ có thể đưa ta một đời này về tới Tây-Phương Cực-Lạc. Cịn người có thiện-căn lớn ư? Lớn mà khơng chịu tin, thì thiện-căn đó sẽ hao mòn đi, èo uột đi, bị ém nhẹm ở một chỗ nào đó để cho tập khí nổi lên dìm cái thiện-căn này trong cảnh địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, rồi may ra trong một kiếp nào đó mới thành tựu!...
Hiểu được đạo lý này, xin chư vị hãy cố gắng gìn giữ cơ duyên này, nhất định đi về Tây-Phương, thành đạo trong một đời này.
A-Di-Đà Phật.