THIỆN-CĂN, PHƯỚC-ĐỨC, NHÂN-DUYÊN (Tọa Đàm 22)

Một phần của tài liệu Thien-Can-Phuoc-Duc-Nhan-Duyen (Trang 81 - 84)

- Chánh Nguyện phải là nguyện vãng sanh về TâyPhương Với niềm Tin dũng mãnh.

THIỆN-CĂN, PHƯỚC-ĐỨC, NHÂN-DUYÊN (Tọa Đàm 22)

(Tọa Đàm 22)

Nam Mơ A-Di-Đà Phật. Kính thưa Sư Cô!

Đề tài “Thiện-căn, Phước-Đức, Nhân-Duyên” đã được bàn qua ở bên Âu châu gần cả tháng rồi mà chưa xong. Từ một điểm này mình thấy hình như cũng bao trùm Pháp giới, khơng biết chừng nào mới nói xong? Thật đúng là: “Một là tất cả, tất cả là một”.

Chúng ta là hàng phàm phu tục tử nên chọn con đường: “Một là tất cả”. Một là một câu A-Di-Đà Phật thành tâm niệm thì ta sẽ có tất cả. Hư không pháp giới, vạn sự, vạn vật đều ứng hợp…

Đối với những vị thượng căn, Bồ-Tát thì “Một là tất cả, tất cả là một”, khơng cịn phân biệt nữa. Khi trở về với chân-tâm tự-tánh, thì từ một chân-tâm này các Ngài có cả hư không pháp giới. Cả hư không pháp giới cũng nằm trong tâm của các Ngài, cho nên các Ngài khơng phân biệt.

Cịn hàng phàm phu chúng ta nên đi theo con đường “Một là tất cả” hay hơn là đi con đường “Tất cả để trở về một”. Những người hạ căn mà đi con đường tu hành cho đầy đủ tất cả để thành tựu, gọi là tìm hiểu để giác ngộ, thì nhiều khi sự giác ngộ đó chưa chắc là thật, mà có thể là giác ngộ trong vọng tưởng! Vì vọng tưởng sai lầm nên mới chê người niệm Phật. Chúng ta đang đi con đường niệm Phật, thường bị người ta cho là mê muội, nhưng coi chừng người mê muội đó lại là đại giác ngộ. Họ giác ngộ con đường vãng sanh về Tây- Phương. Khi vãng sanh về Tây-Phương thì họ được tất cả.

Chính vì thế mà chúng ta được cái cơ duyên niệm câu A-Di-Đà Phật, chư Tổ vẫn thường khuyên nhắc là phải chuyên nhất. Chuyên lòng niệm một câu A-Di-Đà Phật mà đi thì sẽ thành tựu tất cả.

Trở lại vấn đề “Thiện-Căn, Phước-Đức, Nhân-Duyên” trong kinh A-Di-Đà. “Thiện- Căn” là gì? Trong kinh A-Di-Đà Phật đưa ra danh từ này, thiện-căn chính là những căn thiện lành. Căn thiện lành có năm thứ:

Một là “Tín-Căn thiện lành”. Những người nào tin tưởng vững vàng vào câu A-Di-Đà Phật, tin vào lời Phật dạy, niềm tin sắc son vững vàng thì biết người đó có thiện-căn.

Thứ hai là “Tấn-Căn thiện lành”. Tấn là tinh tấn. Người nào tinh tấn niệm Phật, ngày ngày niệm Phật, chun lịng niệm Phật thì người đó có thiện-căn. Chúng ta thấy ở tại Niệm Phật Đường của chúng ta, có những người đã có thiện-căn này.

Căn thiện lành thứ ba là “Niệm-Căn thiện lành”. Niệm câu A-Di-Đà Phật. Nếu khơng có căn lành khơng thể nào niệm câu A-Di-Đà Phật được đâu! Cho nên mong chư vị hãy trân quý tất cả những căn lành này. Đã đến đây niệm Phật chứng tỏ chúng ta có thiện-căn, đừng bao giờ chạy theo những cái gì hảo huyền xa vời mà coi chừng mất phần thành tựu!...

Căn lành thứ tư là “Định-Căn thiện lành”. Thường thường chúng ta cứ nghĩ Định là Thiền-Định… Hòa Thượng Tịnh-Khơng nói khơng phải vậy!... Tâm chúng ta đã định vào

câu A-Di-Đà Phật. Tâm chúng ta đã định ngay tại cõi Tây-Phương. Ý chúng ta định về Tây- Phương Cực-Lạc. Một đường, một hướng, một điểm về là chúng ta đã có “Định-Căn thiện

lành”. Khi chúng ta định vào câu A-Di-Đà Phật, định về Tây-Phương Cực-Lạc thì ta có ln

Hồi giờ chúng ta thường nghe nói thiện-căn, thì hơm nay chúng ta khai rõ ra, “Thiện- Căn” chính là năm điểm này: “Tín-Tấn-Niệm-Định-Huệ”.

Bây giờ chúng ta trở lại vấn đề “Tín-Căn”. Người nào không tin vào câu A-Di-Đà Phật, không chịu quyết lịng niệm Phật, thì dù có hình tướng đẹp như thế nào đi nữa cũng không dám bảo đảm họ có thiện-căn! Một người dù nghèo nàn, hình tướng xác sơ, tầm thường, nhưng mà họ tin vào câu A-Di-Đà Phật, quyết lịng đi về Tây-Phương, khơng thay đổi chí nguyện, thì chiếu theo trong kinh Phật nói, họ có thiện-căn. Như vậy hồi giờ chúng ta thường nghe thiện-căn, thiện-căn... nhưng không biết định nghĩa như thế nào?... Thì “Thiện-Căn” dồn vào chữ “Tín” này. có “Tín” thì tự nhiên tất cả những cái kia đều có hết.

Chính vì vậy, đối với người quyết lòng niệm Phật, thường thường chư vị Tổ Sư hay nhắc nhở đến tín tâm. Nhất định chúng ta phải có tín tâm. Nếu người tuổi già, sắp sửa lìa xả báo thân này rồi, khuyên họ niệm Phật mà họ còn chần chừ, cịn đợi cái này, cịn đợi cái nọ, thì nhất định tín-căn đã bị yếu! Tín-căn yếu coi chừng nó sẽ dẫn tới tất cả những căn lành khác bị suy sụp ln. Khơng có thiện-căn nên khơng muốn vãng sanh, mà thường tham đắm vào thân mệnh. Thân mệnh này vô thường, thời gian vài ba năm nữa nhanh như bóng câu qua cửa sổ, nhưng người vì q tham chấp vào đó mà bị đại nạn! Bị đại nạn rồi lúc đó mới thấy cái giá trị của câu Phật nói: Bất dĩ thiểu Thiện-Căn, Phước-Đức, Nhân-Duyên đắc

sanh bỉ quốc.

Không dễ gì có chút thiện-căn, có chút phước-báu, có chút nhân-duyên mà đi về Tây- Phương Cực-Lạc được. Cũng có nghĩa là biết được đi về Tây-Phương quý giá vơ cùng, thay vì chịu đọa lạc trong vơ lượng vơ biên kiếp, nay mình vãng sanh được cực lạc an vui thành đạo Vơ-Thượng, thần thơng biến hóa phi thường. Ấy thế, lại tham đắm làm chi cái thân già còm cõi, tham đắm cái thân ung thư, tham đắm cảnh khổ của cuộc đời này, mà đành chịu tới vạn kiếp trầm luân về sau. Thật đúng là người thiếu thiện-căn!

Chính vì vậy:

- Hãy lấy chữ Tín này mà chúng ta tự thấy hướng đi… - Lấy chữ Tín này quyết lịng trưởng dưỡng thiện-căn. - Lấy chữ Tín này niệm câu A-Di-Đà lên.

Được như vậy, xin thưa với chư vị:

- Người khơng có thiện-căn, thiện-căn cũng có!… - Người khơng có phước-đức, phước-đức cũng có!…

- Người mà dù nghèo khổ tới đâu, dốt nát tới đâu nhất định huệ-căn cũng phát triển,

nhất định phước-báu cũng tràn ngập!...

Mong chư vị một khi đã tu thì phải tìm ra con đường giải thoát, đã tu nhất định phải nghĩ đến chuyện thành tựu đạo quả. Đừng nên nhắm mắt chạy theo thị hiếu của thế gian mà tu chơi chơi, tu giỡn giỡn, tu thử, tu đụng!... Tu hành như vậy thà rằng ở nhà không hay hơn sao?...

Một người hiểu được đạo rồi, một người đã giác ngộ rồi, thì những chuyện của thế gian này nó khơng có giá trị gì lắm đối với con đường giải thoát của họ đâu. Mong cho chư vị hiểu được chỗ này, thì rõ ràng chúng ta đang ở trên con đường về tới Tây-Phương thành đạo. Nếu đã tới đây niệm Phật, nếu đã gặp được Phật pháp trong đời này, lại còn gặp được cái duyên niệm câu A-Di-Đà Phật, thì Phật đã đưa con đường thành tựu tới ngay trước mũi bàn chân của chúng ta mà chúng ta không chịu đi, lại mê mờ tham chấp những chuyện thế gian, còn trằn lên trụt xuống chưa muốn vãng sanh. Rõ rệt, cơ hội chuNn bị thành đạo mà không chịu đi thành đạo, lại muốn lùi lại, lùi lại trong bóng tối đen thùi đen thủi để chịu lấy ách nạn kinh khủng của sanh tử luân hồi!...

Xin nhớ cho, đời này là đời mạt pháp rồi, nếu luống qua khỏi cơ hội này thì nhất định vạn kiếp sau sẽ nằm trong cảnh khổ, muốn khóc nhiều khi khóc khơng nên lời nữa là khác! Hiểu được điều này, mong chư vị quyết lòng quyết dạ dùng tín căn, tín tâm vững vàng niệm câu A-Di-Đà Phật, nhất định ta sẽ về tới Tây-Phương Cực-Lạc để thành đạo Vơ-Thượng. Q hóa biết ngần nào mà kể.

Mong chư vị tự hiểu lấy, thân phận phàm phu tục tử này đang ở sát bờ của đọa lạc, vậy mà ta về tới Tây-Phương thành đạo. Vậy thì phải trân quý, quyết định một đời này về Tây- Phương gặp A-Di-Đà Phật để thành đạo Vô-Thượng.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Một phần của tài liệu Thien-Can-Phuoc-Duc-Nhan-Duyen (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)