- Chánh Nguyện phải là nguyện vãng sanh về TâyPhương Với niềm Tin dũng mãnh.
THIỆN-CĂN, PHƯỚC-ĐỨC, NHÂN-DUYÊN (Tọa Đàm 21)
Nam Mô A-Đà Phật.
Diệu Âm vừa mới trở về sau khi đi qua bên Âu Châu gần một tháng, ở đó ngày nào cũng có tọa đàm với chư vị đồng tu về đề mục “Thiện-Căn, Phước-Đức, Nhân-Duyên”.
Trong kinh A-Di-Đà Phật nói: “Khơng thể dùng ít thiện-căn, ít phước-đức, ít nhân-
dun mà có thể vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc”. Nhiều người nghe đến câu này mới sợ
rằng mình khơng có khả năng vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Thì trong suốt gần một tháng qua, chính Diệu Âm cũng dùng câu này để khuyến tấn chư vị đồng tu quyết lòng vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc cho được trong một báo thân này, vì Phật nói: “Ít Thiện-Căn,
ít Phước-Đức, ít Nhân-Dun khơng thể vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc”.
Lời nói này có nhiều ý nghĩa. Nghĩa thứ nhất là Phật khuyến tấn chúng ta phải tiếp tục tu hành, phải vững tâm tu hành, phải tinh tấn tu hành để không thể nào lọt lại trong cõi Ta-
bà.
Nghĩa thứ hai là Phật nói, vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc nó q giá vơ cùng vô tận, không thể nào đem cái phước-báu, cái thiện-căn nào của thế gian so sánh với chuyện vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.
Trong Kinh Vơ-Lượng-Thọ, Phật nói rằng, một người trong một đời này gặp được pháp môn Niệm Phật mà tin tưởng quyết lịng trì niệm câu A-Di-Đà Phật là do Thiện-Căn Phước- Đức của người đó đã tu trong vơ lượng kiếp, và đã có giá trị vơ lượng vơ biên khơng thể nào tính đếm được!...
Đem ba cái yếu tố này Diệu Âm khuyên tất cả chư vị ở đó, sau một thời gian chư vị vững tâm, vững chí, vững đường tu, quyết lịng đi về Tây-Phương, khơng thể nào để cái tâm mình nghiêng ngã theo lời bàn tán của thế gian được.
Trong khi ở đó, vừa mới bước chân qua Âu Châu mấy ngày thì được tin là tại Niệm Phật Đường chúng ta hộ niệm cho một cụ vãng sanh, đây là một điều vui mừng khơng thể tả, mà thật ra thì chính Diệu Âm cũng lấy làm đáng tiếc là chính mình khơng có cái cơ may ngồi bên cạnh cụ Cam Muội, pháp danh Diệu Âm để tiễn đưa Cụ về Tây-Phương. Rõ rệt niệm Phật vãng sanh. Và nhân vì có điều bất may mắn này mà Diệu Âm cũng thấy một chuyện mừng, đó là đồng tu của Niệm Phật Đường chúng ta thật sự đã trưởng thành. Thật sự chư vị đã tự mình đưa một vị vãng sanh, đây là một điều thật bất khả tư nghì!...
Cuộc tọa đàm này khởi nguồn từ bên Âu Châu. Trước khi về thì chư vị ở đó tha thiết nói với Diệu Âm rằng, khi trở về Úc hãy tiếp tục nói cho trọn cuộc tọa đàm này. Diệu Âm cũng thấy chuyện này cần thiết, nhất là phá tan những nghi ngờ của người thế gian cho rằng chuyện vãng sanh là hão huyền, khơng thật.
Thì hơm nay trở về đây, Diệu Âm xin cố gắng làm tròn phần cuối của cuộc tọa đàm và mong rằng sau cuộc tọa đàm này tất cả chúng ta ai cũng vững tâm, vững dạ quyết lòng vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc…
Thiện-Căn, Phước-Đức, Nhân-Duyên! Cơ hội này mà chúng ta không về Tây-Phương
Cực-Lạc được, thì thật sự chúng ta:
- Thuộc hạng người kém may mắn! - Thuộc hạng người kém thiện-căn!
- Thuộc hạng người đã gặp cơ duyên thành Phật mà đành phải bỏ con đường cực lạc để chạy theo con đường đọa lạc vạn kiếp! Tương lai còn cơ hội nào nữa có thể thốt nạn được?…
Đây là điều mà chư vị phải tự mình suy nghĩ cho thật kỹ. Một bước thôi!… Bước tới ta nhất định vãng sanh về Tây-Phương. Một bước chần chờ, một niệm nghi ngờ, một lần giải đãi... nhất định cơ hội này sẽ luống qua!... Lúc đó chư vị sẽ thấy thế nào gọi là thiểu thiện- căn, thiểu phước-đức, thiểu nhân-duyên!… Sự mất mát này quá lớn! Có ân hận đi nữa cũng khơng được gì hơn!… Chỉ tại vì:
- Tham một chút danh vọng thế gian… - Tham một chút vui trần tục…
- Tham một chút lợi ích nhỏ nhen vơ thường của cõi đời này mà đành bỏ đi cơ hội vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.
Xin thưa với chư vị, lúc đó dù có khóc, nước mắt tràn như biển Nam Hải, cũng không thể nào rửa được niềm đau vô tận vô biên trong vô lượng kiếp đâu!...
Trong chuyến đi vừa rồi Diệu Âm rất thường tán thán cái mẫu người vừa mới vãng sanh ở trên tây Úc. Diệu Âm đem hình tượng đó ra để mà khuyến tấn chư vị đồng tu bên Âu Châu. Diệu Âm nói rằng, người ở bên tây Úc tôi đã gặp qua, là một người Thiên Chúa giáo không biết kinh, không đi chùa, ấy thế mà sau cùng gặp các vị đồng tu khuyến tấn, vị đó đã quyết lịng quyết dạ đi về Tây-Phương. Thấy vậy, tơi dám đốn vị này chín mươi lăm phần trăm vãng sanh. Trong khi có những người tu hành, có niệm Phật, có tới chùa mà đưa ra lập luận như thế này: Không dễ gì đem một chút thiện-căn, một chút phước-báu, một chút nhân-
duyên mà đi về Tây-Phương được!... Nên họ mạnh dạn khuyên đồng tu hãy cố gắng tu hành, tìm kiếm chút phước đi để đời sau tu tiếp...
Tơi nói, những người này là những dạng người quá ư là bạc phước! Quá ư là ít thiện- căn! Quá ư khinh thường lời Phật! Không chịu y giáo phụng hành!...
Tôi khuyên các vị đồng tu khi mở một lời nói nhất định phải nói đúng kinh, đừng bao giờ nói một lời nào sai kinh. Chúng ta tới đây tu hành mà nói một lời sai kinh, đưa một ý tưởng hồ nghi, tạo cái mối hồ nghi trong đại chúng... Dù cho chư vị đến Niệm Phật Đường, đến đạo tràng, đến chùa niệm Phật suốt đời, thì suốt cuộc đời đó thay vì tạo cơng đức chúng ta lại tạo tội lỗi! Chúng ta tạo cảnh địa ngục cho chính chúng ta! Vì sao vậy?... Vì đưa những lời nghi ngờ này sẽ phá tan mất niềm tin của đại chúng, đoạn mất huệ căn của người ta, đánh lạc hướng vãng sanh, làm cho người ta phải chịu đọa lạc!...
Hôm nay chúng ta ngồi tại đây, quý vị biết là do thiện-căn của chúng ta đã tràn ngập trong vô lượng kiếp, phước-đức chúng ta dù khơng có đi nữa thì niệm một câu A-Di-Đà Phật phước sẽ tăng vô lượng. Cho nên Thiện-Căn cũng ở tại “Tâm”, Phước-Đức cũng ở tại
“Tâm”. Chư vị lấy niềm tin vững vàng mà đi đi… Xin thưa thẳng rằng, cơ duyên ngồi trong đạo tràng này niệm Phật nhất định đưa chư vị vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Vậy thì, khơng thể nào không đi con đường “Cực-Lạc”, mà lại chọn con đường “Đọa-Lạc” để mà đi?…
Ở bên Âu Châu có một vị ung thư sắp chết, thế mà ban hộ niệm nói khơng nghe, tại vì khơng tin. Sống trong những ngày tháng chờ chết mà lại thích đi đánh casino, đánh bài. Hỏi tới thì nói rằng làm như vậy cho vui... Diệu Âm đến đó chỉ có một tiếng đồng hồ để nói chuyện. Diệu Âm nói cứng như tường đồng vách sắt.
- Cơ dun này anh khơng có dễ gì tìm ra trong vơ lượng kiếp đâu. Nếu ngay từ bây giờ
anh không chịu đổi tâm, không chịu từ bỏ casino, thì nhất định anh phải chịu đọa lạc! Bị đọa lạc vạn kiếp anh ráng chịu lấy. Còn khi nghe những lời nói này, mà anh mau mau tỉnh ngộ
đến trước bàn Phật quỳ xuống sám hối đi. Bắt đầu từ giờ phút này anh không được đi casino
nữa. Anh phải tranh thủ thời gian từng giây từng phút để niệm Phật đi, tơi tin tưởng anh được tới chín mươi lăm phần trăm vãng sanh...
Tơi nói vững làm người đó đành nhận lỗi với ban hộ niệm, và tới trước bàn thờ xin lỗi sám hối. Trong thâm tâm của Diệu Âm nói nếu người đó thật sự đã sám hối, nếu người đó quyết lịng đi về Tây-Phương, thì cơ hội này nhất định anh sẽ lấy thiện-căn phước-đức và nhân-duyên này được đi về Tây-Phương. Giả sử như người đó chưa đủ thiện-căn, giả sử như người đó chưa đủ phước-báu thì cơ duyên này anh hãy phát tâm tin tưởng đi. Niềm tin vững vàng của anh nhất định sẽ đưa anh vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc…
Cũng giống như một vị ở tại tây Úc suốt cả cuộc đời khơng biết gì là câu A-Di-Đà Phật, khơng biết gì là Phật pháp, chỉ biết đi nhà thờ. Ấy thế mà chỉ cần vài tháng niệm Phật quyết lòng đi, đã vãng sanh thật sự trước mắt mọi người và làm cho cả cộng đồng tại đó giật mình ngẫn ngơ vì một người Thiên Chúa giáo vẫn được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc như thường.
Cho nên xin cầu khNn chư vị, Diệu Âm đi đâu cũng tìm cách làm tăng thêm niềm tin cho mọi người, thì xin chư vị hãy vững vàng mà đi về Tây-Phương, để chúng ta cùng nhau hội ngộ trên cảnh Tây-Phương Cực-Lạc, một đời này thành đạo, một đời này đi cứu độ chúng sanh, đừng để vạn đời sau bị nạn trong những cảnh đọa lạc rồi mới cầu chư Phật tới cứu, không dễ như vậy đâu!...
Nam Mô A-Di-Đà Phật.