- Phụng sự sư trưởng. - Từ tâm không sát sanh. - Tu mười thiện nghiệp.
Sơ khởi, mình khui ra chuyện hiếu dưỡng phụ mẫu thôi, nếu làm được thì cũng ngon lắm rồi. Xin thưa rằng, khi đã nghĩ đến hiếu dưỡng phụ mẫu, thì đừng nên nghĩ rằng ngày ngày mua vài con gà để phụng dưỡng cha mẹ ăn uống no nê là được. Không phải đâu!
Cố gắng khuyên cha mẹ niệm Phật. Mấy ngày nay thấy cơ Kim Bình hết lịng khun bà cụ niệm Phật. Đúng như vậy đó. Cịn người làm mẹ được con cái báo hiếu, khuyên mình niệm Phật, thì mình cũng phải tìm cách đáp ứng cho đúng sự báo hiếu mới tốt. Đừng nên làm cho người con của mình thất vọng nhé. Người mẹ cũng nên nhớ rằng, đời này vị này là con
của ta, nhưng trở ngược về trong quá khứ thì chưa biết ai là mẹ ai là con đâu. Chưa chắc đâu. Nhớ kỹ điểm này.
Khi chúng ta biết “Hiếu Dưỡng Phụ Mẫu”, thì chúng ta cũng phải biết “Hiếu Hòa” với đại chúng, với mọi người. Ta làm được sự hiếu hịa này thì ta có phước đức lớn lắm. Đừng nên, hễ mẹ của ta thì ta tiếp xử vui vẻ, lễ phép, cịn bà kia khơng phải là mẹ của ta thì ta có quyền cự chống họ. Không tốt! Đi đến một nơi tu hành, mình chán ghét người này, mình phê phán người nọ... Làm vậy thì mình đã mang cái tội bất hiếu với cha mẹ rồi đó! Lạ lắm!...
Trong kinh Phạm-Võng có nói rõ, giúp mình hiểu được cái cảnh luân hồi trong lục đạo nó xoay vịng với nhau. Chưa chắc một người bạn của mình thật sự là bạn đâu, có thể trong đời trước họ là cha là mẹ của mình mà khơng hay đó. Một người phụ nữ, một người bạn khác q mến ta, mình đừng có tưởng do mình tài giỏi, ăn nói hay ho nên người ta kính mến. Chưa chắc! Suy cho cùng ra coi chừng trong quá khứ là quyến thuộc với nhau, lại là chị mình. Khơng phải là chị, thì là mẹ mình. Khơng phải là mẹ, thì có khi là bà nội mình nữa đó...
Chính vì vậy, nếu chúng ta biết được chuyện hiếu hịa là quan trọng, thì xin chư vị cố gắng áp dụng phương thức, đừng nên kình chống lẫn nhau. Hãy cố gắng đồn kết với nhau, hòa hợp với nhau để làm đạo. Đây là điều hay nhất. Nếu tu như thế này thôi, đối với những pháp tự lực thì vĩnh viễn đời-đời kiếp-kiếp, ta khơng có cái cơ hội giải thốt. Nhiều lắm chỉ hưởng được cái phước báu Nhân-Thiên là cùng. Nhưng đem những việc làm thiện lành này chiều lại ta nguyện đem công đức này, hồi hướng về Tây-Phương trang nghiêm Tịnh-Độ, thì xin thưa chúng ta đã chuyển hết tất cả cảnh giới tu hành rồi. Hay lắm! Cũng tu y hệt như vậy mà ta chỉ thêm một câu nữa thôi lại chuyển đổi được cảnh giới. Mà phải thành tâm nghen. Các Bác, các Cụ hãy thành tâm nghen.
Nếu chúng ta không đọc câu này, thì ta chỉ là những người phàm phu, vẫn tiếp tục đi trong cảnh giới phàm phu! Một phàm phu có phước hơn những phàm phu khác là cùng! Nhiều lắm chứ chưa chắc chắn đâu! Nhưng chúng ta cũng tu hành y hệt như vậy mà cứ đem tất cả những việc làm thiện lành này, chiều lại thành tâm, "Nguyện đem công đức này hồi
hướng về Tây-Phương trang nghiêm Tịnh-Độ", thì mình đang tu cái hạnh “Tịnh Nghiệp”, chớ khơng phải là tu “Thiện Nghiệp” nữa. Lạ không! Rất nhiều người chưa biết chuyện này đâu. Cứ cho rằng tu hành thì làm lành lánh dữ là được. Sai lầm!... Chư Tổ đánh giá sai lầm! Có nhiều khi các Ngài cịn trợn con mắt lên nói: “Nhà ngươi mà chỉ lo làm thiện cho nhiều,
thì cái nghiệp thiện nhà ngươi lớn. Nghiệp thiện lớn thì sau cùng nhà ngươi cũng phải lăn lộn trong cảnh lục đạo luân hồi này chứ khơng được giải thốt!...”.
Đây là các Ngài đang la rầy một người không biết mỗi chiều đem công đức tu hành hồi hướng về Tây-Phương Cực-Lạc đó.
Như vậy mình hồi hướng về Tây-Phương Cực-Lạc chính vì tâm mình là tâm đi về Tịnh- Độ, chớ không phải là tâm cầu hưởng phước trong cõi Ta-bà.
Vậy thì, chuyện làm thiện làm lành này, thành thật mà nói, chỉ là trợ hạnh mà thơi!... Nói tóm lại, người đi về Tây-Phương thì…