- Chánh Nguyện phải là nguyện vãng sanh về TâyPhương Với niềm Tin dũng mãnh.
THIỆN-CĂN, PHƯỚC-ĐỨC, NHÂN-DUYÊN (Tọa Đàm 27)
(Tọa Đàm 27)
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Trong mấy ngày qua, chúng ta bàn về “Thiện-Căn”. Thiện-căn có liên quan mật thiết đến việc vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.
Trong thiện-căn có năm tiết mục: Tín-Căn, Tấn-Căn, Niệm-Căn, Định-Căn, Huệ- Căn. Bốn mục trước chúng ta đã bàn sơ qua rồi, hơm nay nói qua phần Huệ-Căn. Thật ra khi nói về huệ-căn thì quá cao đối với Diệu Âm. Tại vì huệ là trí huệ. Khi mình khai mở trí huệ rồi mới nói được về huệ-căn. Cho nên khi nói về huệ-căn này, mong chư vị hãy dành lại đến khi nào mình vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc rồi mới nói thì chính xác hơn.
Hôm nay chúng ta chỉ dồn lại bốn căn trước. Nếu thật sự bốn căn trước chúng ta đã có đầy đủ thì coi như cái nhân giúp cho huệ-căn phát triển đã có. Có nhiều người rất thích lý luận, triết lý cao siêu và cho đó là huệ-căn! Nhưng thực tế vơ tình cho mình thấy ra những điều trái ngược, vì người đi về Tây-Phương hình như là người ta khơng lý luận gì hết, ấy thế mà đường vãng sanh của họ lại chắc chắn. Còn những người cứ đem sở tri kiến của mình ra
diễn giải việc vãng sanh, diễn giải con đường về Tây-Phương, thì càng diễn giải càng khó được thành tựu! Đây là sự thật đã được chứng minh hết sức cụ thể.
Ví dụ như Niệm Phật Đường chúng ta vừa qua mới tiễn đưa được một người, bà cụ Cam Muội vãng sanh. Trong những lần tới hộ niệm cho bà Cụ, mình thấy bà Cụ có lý luận gì đâu?... Bà Cụ có biết biện bác gì đâu?... Bà Cụ có giảng giải gì đâu?... Hỏi bà Cụ:
- Bây giờ Cụ sao rồi?...
Bà Cụ nói:
- Niệm Phật.
- Bà Cụ chân đau lắm phải không?... - Bỏ!… Hì hì.
- Bây giờ Cụ theo ai?... - Theo A Di Đà Phật.
- Bà Cụ cịn muốn gì nữa?...
- Muốn vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc.
Bà Cụ nói những lời hết sức mộc mạc. Chắc chắn những người ưa lý giải khơng thích nghe tới những lời nói này đâu. Ấy thế mà bà Cụ lại vãng sanh. Còn rất nhiều người ưa lý luận dữ lắm, giảng ý nghĩa vãng sanh là như thế nào? Ý nghĩa vãng sanh cao tột như thế nào? Huyền nghĩa của Tây-Phương Cực-Lạc như thế nào? Tư tưởng thật là liêu láng, cao siêu!... Nhưng hình như lịch sử lại chứng minh một chuyện ngược lại, càng lý luận chừng nào càng khó vãng sanh chừng đó! Càng lý luận chừng nào thì cuối đời hình như họ bị lạc vào chỗ nào đó, chứ khơng có một hiện tượng nào để bảo đảm rằng họ được vãng sanh!...
Chính vì vậy, khi nói đến huệ-căn thì biết chừng đâu chính những người thật thà nhất lại có huệ-căn trong đó chăng? Mấy ngày qua chúng ta thường khuyến tấn với nhau hãy quyết lòng tin tưởng. Vấn đề tin tưởng đối với những người thơng minh, hiểu rộng, họ ít khi chấp nhận lắm! Như vậy chẳng lẽ những người có tấm lịng chí thành tin tưởng lại có huệ-căn chăng? Cịn những người không chịu phát tâm tin tưởng, lại cứ lo luận cho ra cái mối đạo, giải cho ra cái lý diệu, vơ tình họ đang bị vướng vào một chỗ, mà theo như chư Tổ thường hay nói, là Sở-Tri-Chướng chăng?...
Ngài Đại-Thế-Chí Bồ-Tát nói, đây là những người khơng chịu đóng ý-căn, khơng chịu khóa ý-căn lại. Ngài dạy “Đô nhiếp lục căn”, nhưng không chịu đóng ý-căn lại, mà cứ mở ý- căn ra. Ý-căn càng mở ra thì thường tâm bị rối giống như mối tơ quần-quần quần-quần!... Đến sau cùng rồi khi nằm xuống, ý-căn cứ thế mà ứng hiện ra. Ý-căn ứng hiện ra chính vì vấn đề tư tưởng kiến giải quá mạnh, vơ tình đã làm mất đi cái tâm Chí Thành-Chí Kính-
Thành Tín niệm câu A-Di-Đà Phật. Tín-Hạnh-Nguyện quá yếu, nên không hợp với đại nguyện của Đức A-Di-Đà. Không hợp đại nguyện của Đức A-Di-Đà thì con đường vãng sanh vô cùng lõng lẻo!... Chính vì vậy mà họ đành phải đi theo con đường trầm luân trong nhiều số kiếp nữa. Trong khi đó khi mình đi hộ niệm cho bà cụ Cam Muội. Hỏi cụ:
- Về Tây-Phương Cụ nhé? - Nhất định!
- Cụ theo ai? - A-Di-Đà Phật.
- Quyết vãng sanh nghen Cụ? - Nhất định vãng sanh.
- Cịn tiếc cái thân này khơng? - Bỏ… Hì hì...
Cụ nói những lời hết sức mộc mạc như vậy thôi, ấy thế mà Cụ vãng sanh. Chứ giả sử như lúc đó bà Cụ đòi hỏi rằng ta cần hiểu cái lý này, giảng cho ta hiểu cái đạo nọ, đọc cho ta nghe bài pháp này, tụng cho ta nghe bộ kinh nọ... Bà Cụ cứ tiếp tục đòi hỏi những cái đó, thì chưa chắc gì bà Cụ ra đi có thoại tướng tốt như vậy.
Chính vì vậy, thay vì mình nói về huệ-căn, thì tốt hơn là hãy mau mau làm sao cho con đường vãng sanh của mình được bảo đảm trước đã. Đi về Tây-Phương rồi, ngài Vĩnh-Minh Đại Sư nói rằng, đi về Tây-Phương gặp được A-Di-Đà Phật rồi thì bây giờ khơng có huệ-căn cũng có huệ-căn, khơng có khai ngộ cũng khai ngộ, khơng có thành đạo cũng thành đạo, không hiểu lý đạo cũng hiểu lý đạo... Chỉ cần đi về Tây-Phương được là chúng ta sẽ được tất cả.
Muốn chắc chắn được đi về Tây-Phương thì đơn giản vơ cùng, hãy lấy hình ảnh của cụ Cam Muội làm gương là chắc chắn nhất.
Đóng ý-căn lại… đừng mở ra! Đóng lỗ tai lại… đừng nghe! Đóng cửa khNu lại... khơng thèm nói những gì khác nữa! Đóng con mắt lại... khơng nhìn cái gì khác nữa! Cứ một câu A- Di-Đà Phật mà niệm, cứ một hình tượng A-Di-Đà Phật mà nhìn. Tất cả những thứ tham, sân, si, mạn, thị phi, ganh tỵ... những cái gì của thế gian cứ cố gắng giảm đi, giảm đi, giảm tối đa. Tập ăn ở hiền lành. Đem cái lịng chí thành này mà niệm Phật. Xin bảo đảm với chư vị con đường vãng sanh về Tây-Phương mình đã chiếm được tới chín mươi phần trăm (90%) rồi chứ khơng phải ít đâu.
Cách đây khơng lâu có một chị tuổi năm mươi bảy ở tại Úc vãng sanh. Suốt cuộc đời của chị này khơng có đi chùa. Hồi nhỏ có đi hay khơng, khơng biết. Nhưng khi lập gia đình thì người chồng theo Thiên-Chúa giáo. Hiện tượng vãng sanh của chị rõ rệt là một chứng minh cụ thể cho lời nói trên. Khi theo chồng đạo Thiên-Chúa giáo chị thường đi nhà thờ. Tất cả bốn người con đều đi nhà thờ. Rõ ràng là suốt một cuộc đời của chị này hình như một câu kinh Phật cũng khơng biết, khơng biết gì hết. Ấy thế, cuối đời ở tuổi năm mươi bảy chị gặp phải bệnh ung thư ngặt nghèo, đang nằm để chờ chết, cơ may gặp được những người hộ niệm bày vẽ đường niệm Phật cầu vãng sanh. Chị hạ quyết tâm, quyết thề đi về Tây-Phương, không cần lý luận gì hết...
Chính chị đó đã hỏi Diệu Âm:
- Bây giờ tơi phải đọc kinh gì để tơi được vãng sanh?...
Diệu Âm nói:
- Bây giờ chị khơng cần đọc kinh gì hết. Khơng có kinh nào giúp cho chị được vãng
sanh hết. Khơng có Thần-Chú nào giúp cho chị được vãng sanh hết. Chỉ một câu A-Di-Đà
Phật chị niệm tới cùng cho tôi. Bắt đầu từ giờ phút này cho đến ngày chị buông báo thân ra
đi, niệm một câu A-Di-Đà Phật, bốn chữ thơi, khơng cần gì hơn.
Chị đó tự nhiên quyết tâm tin tưởng, quyết lịng đi. Chính chị đó đã khuyên giải gia đình, khuyên giải những người thân cùng yểm trợ cho chị, để chị niệm được câu A-Di-Đà Phật. Ấy thế, chỉ bốn tháng niệm Phật mà thôi, chị ra đi để lại một thân tướng bất khả tư nghì.
Chư vị cứ nghĩ thử coi, bây giờ chúng ta lý luận để làm gì?... Có rất nhiều người thường đưa ra những sự lý luận quá hay! Vô cùng hay! Nhưng vơ tình, lý luận hay quá nên mới thấy câu A-Di-Đà Phật sao đơn giản quá! Đơn giản q thì có cái lý gì hay trong đó đâu để được vãng sanh?... Vì đơn giản quá nên chê! Khơng chịu cái đơn giản, chỉ thích những cái rắc rối mà thơi. Vơ tình càng rắc rối chừng nào thì càng rối rắm chừng đó!... Ích lợi gì đâu!...
Chính vì vậy mà muốn có trí huệ khơng có cái gì khác cả. Một là tin tưởng, phải tin tưởng, tin cho vững vàng đi. Những người nào hôm nay mà chưa tin câu A-Di-Đà Phật thì mau mau giật mình tỉnh ngộ tin liền đi. Tin vững vàng!... Gọi là “Thâm Tín”, đừng có “Sơ
Tín” . “Thâm tín nhân quả” thì câu A-Di-Đà Phật chính là “Nhân”, về Tây-Phương thành
Phật là “Quả”. Nếu như người nào có “Thâm Tín” này nhất định người đó có “Thiện-Căn”. Những người nào khơng có cái thâm tín này, nhất định bây giờ dù có hình tướng như thế nào đi nữa, ta khơng dám nói có thiện-căn.
Tại vì sao?... Tại vì cuối đời họ khơng được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.
Đã thâm tín thì cố gắng tranh thủ thời giờ niệm Phật, ở đây niệm Phật, về nhà niệm Phật, thời khóa đừng nên bỏ. Phải cố gắng kiên trì, đừng ỷ lại.
Rồi gì nữa?... Niệm!... Đừng có nên niệm “Ta-bà”. Những điều gì mà người ta đã làm sai với mình, thì tha thứ đi. Những người làm cho mình bị thua lỗ, hãy tha thứ đi…
Ở bên Châu Âu, có một chị kia sau khi người mẹ của chị vãng sanh rồi, chị nói như thế này, chị quản lý cả một cái khu chợ, nhưng bây giờ chị khơng đi địi tiền nữa. Những khu chợ người ta mướn sạp hàng của chị, nhưng mà chị khơng địi nữa. Những người nào có tiền thì trả, khơng có tiền chị cho ln. Tại vì bây giờ chị khơng cịn niệm tiền nữa.
Một câu A-Di-Đà Phật như vậy mà đi. Nhất định! Hãy định vào chỗ này. Nói thẳng thắng chỉ bốn chữ này thôi, nhất định chúng ta sẽ vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.
Người nào về Tây-Phương trước thì phát huệ trước, người nào ở đây thì phát huệ sau.
Mong cho tất cả chư vị ai ai cũng vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.
Nam Mô A-Di-Đà Phật.