Nước ta hiện nay đang trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường. Sự phát triển nền kinh tế thị trường tất yếu đòi hỏi việc xây dựng và
phát huy tác dụng của đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, kinh tế thị trường ở nước ta là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà định hướng xã hội chủ nghĩa là một điều mới mẻ, chưa có tiền lệ. Vì vậy, cả trong việc xây dựng cơ chế, pháp luật kinh doanh, cả trong sự quản lý của nhà nước về kinh doanh vẫn còn những bất cập, những khiếm khuyết nhất định. Hậu quả của điều đó đã dẫn đến những hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh, vừa vi phạm pháp luật, vừa vi phạm đạo đức. Thời gian qua trên phạm vi cả nước đã có nhiều vụ án kinh tế lớn khơng những gây thất thốt cho nhà nước hàng ngàn tỷ đồng mà còn gây hại đến sức khoẻ, tính mạng và quyền lợi của người tiêu dùng. Điển hình là vụ nước tương có chứa chất 3 - MPCD quá mức cho phép nhiều lần; vụ sữa thiếu chất dinh dưỡng; vụ Công ty Vê đan xả nước thải chưa qua xử lý ra thẳng dịng sơng Thị Vải; vụ gian lận kinh doanh xăng dầu của nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu; nhiều hãng taxi đua nhau gian lận trong tính cước taxi; vụ 12 lãnh đạo, cán bộ của Cơng ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh đã phải ra hầu tồ vì tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và 5 bị cáo nguyên là lãnh đạo, nhân viên công ty Linkton Vina bị truy tố về tội sản xuất và buôn bán hàng giả.
Trên địa bàn Hà Nội, trong thời gian qua cũng xảy ra khơng ít hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh, vừa vi phạm đạo đức kinh doanh vừa vi phạm pháp luật. Chỉ nói riêng trong lĩnh vực an tồn vệ sinh thực phẩm cũng còn rất nhiều vấn đề phải bàn về đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn như, đầu năm 2009, Công an thành phố Hà Nội đã bắt quả tang ở một số cơ sở sản xuất, chế biến ở huyện Đông Anh và Hồi Đức (Hà Nội) có cất trữ hàng nghìn tấn mỡ thối đang chờ được chế biến để xuất bán đi nơi khác và còn rất nhiều dầu ăn thải loại được thu mua từ các khách sạn, nhà hàng dùng để chế biến các món ăn được nhiều người ưa thích như ngơ chiên, quẩy, phồng tơm, khoai tây chiên. Gần đây, nhiều người khơng khỏi ngỡ ngàng khi hay tin một món quà quen thuộc mỗi độ thu về của người dân Hà Nội - Cốm làng Vòng (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng bị người sản xuất dùng phẩm màu công nghiệp để nhuộm... và để đạt được lợi
nhuận nhiều hơn người ta sẵn sàng trộn cả bột đá vào làm kẹo, làm bánh trung thu bán ở những vùng quê nghèo, nơi mà người dân quanh năm khốn khó, chỉ dịp tết, rằm, trung thu... trẻ em mới được bố mẹ mua cho đồng quà, tấm bánh; để kéo dài thời hạn bảo quản, tăng chất lượng sản phẩm một cách giả tạo những người bn bán, kinh doanh có thể dùng các hoá chất độc hại như: melamine, formol, urea, phẩm màu cơng nghiệp... những hố chất này không chỉ gây hại cấp tính hoặc mãn tính cho người trực tiếp sử dụng mà cịn có thể gây hại cho cả một thế hệ tương lai sau này bởi các hố chất đó có thể gây đột biến gen, gây bệnh ung thư sau một thời gian sử dụng.
Trên các lĩnh vực khác, hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh cũng ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Cuối năm 2010 và những tháng đầu năm 2011, mặc dù Nhà nước đã rất nỗ lực, đưa ra nhiều biện pháp kiềm chế lạm phát, song một số ngân hàng đã đua nhau tăng lãi suất nhằm thu hút một khoản tiền lớn để kinh doanh trong dịp cuối năm trước nhu cầu vốn của doanh nghiệp rất lớn và việc chi thưởng tết. Điển hình là Techcombank đã áp dụng chiêu hút tiền bằng việc tăng lãi suất huy động17%/năm trong “3 ngày vàng”, trong khi đó Ngân hàng Nhà nước quy định các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam tối đa là 14%/năm. Song, vì lợi nhuận, một số ngân hàng đã tăng lãi suất lên cao đã ảnh hưởng đến thị trường vốn, gây mất ổn định thị trường tài chính - tiền tệ và sản xuất kinh doanh. Trong vụ Vinashin, các lãnh đạo, cán bộ của tập đoàn này đã “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, làm thất thốt của nhà nước hàng ngàn tỷ đồng... Vì vậy, pháp luật và chính sách cịn có nhiều kẽ hở, tình trạng thiếu pháp luật, pháp luật chưa hồn chỉnh, khơng đồng bộ... còn tồn tại, nên còn nhiều hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh là điều dễ hiểu. Do “thiếu một hệ thống đồng bộ các đạo luật chặt chẽ và nghiêm ngặt mà tình trạng lừa đảo, chộp giật, tham nhũng, hối lộ, buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả... để làm giàu bất chính có điều kiện nảy sinh và tồn tại” [6, tr.17]. Song, cho dù pháp luật và chính sách dẫu hồn thiện đến đâu cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Nếu các chủ thể kinh
doanh, trong chừng mực khơng có sự phát triển tương ứng về đạo đức kinh doanh, nghĩa là không bị ràng buộc bởi các chuẩn mực đạo đức, bởi sự tự giác của lý trí, bởi tình cảm và lương tâm ở tầng sâu tâm lý, thì vì lợi nhuận họ sẽ lách qua những khiếm khuyết, những khe hở của pháp luật và chính sách, phá hoại sự cạnh tranh trung thực, làm cho hoạt động thị trường không thể diễn ra một cách bình thường, lành mạnh được. Vì vậy, xây dựng và phát huy vai trò của đạo đức kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là vấn đề có tầm quan trọng to lớn và có ý nghĩa cả về mặt đạo đức lẫn mặt kinh tế.
Qua sự phân tích trên chứng tỏ rằng, đạo đức ngày càng có vai trị trong kinh doanh, đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO, hội nhập kinh tế quốc tế, tồn cầu hố,... các cơng ty hoạt động trên nhiều quốc gia khác nhau với luật pháp khác nhau. Đồng thời, đạo đức kinh doanh cũng khơng tự phát mà có, nó phải được xây dựng trên nền tảng những nguyên tắc chung được thoả thuận và sự tự nguyện tuân thủ bởi các chủ thể kinh doanh.
Nước ta hiện nay đang trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển kinh tế thị trường tất yếu đòi hỏi việc xây dựng và phát huy tác dụng của đạo đức kinh doanh. Mặt khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một điều mới mẻ, chưa có tiền lệ, do đó cả trong việc xây dựng cơ chế, pháp luật kinh doanh, cả trong sự quản lý của Nhà nước về kinh doanh vẫn còn những bất cập, những khiếm khuyết nhất định. Vì vậy, vấn đề khơng chỉ là tiếp tục hoàn thiện cơ chế kinh tế, pháp luật và tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, mà cùng với điều đó, cần phải đẩy mạnh việc xây dựng đạo đức trong kinh doanh.
Để xây dựng đạo đức kinh doanh, trước hết cần xây dựng những chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh, trong đó trung thực, giữ chữ tín là chuẩn mực cơ bản và phổ biến nhất. Bên cạnh đó, các doanh nhân cũng cần phải học hỏi không ngừng và thường xuyên rèn luyện để có các phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị tiêu biểu cho các doanh nhân thời kỳ đổi mới, đó là: phấn đấu vì lý tưởng dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có tinh thần dân tộc; năng động, sáng tạo, nhạy bén, biết chớp thời cơ tạo cơ hội trong kinh doanh; biết hợp tác và cạnh tranh lành mạnh để cùng phát triển, tơn trọng pháp luật, có trí tuệ, có hiểu biết sâu rộng về những vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế trong và ngồi nước thì mới có khả năng hội nhập quốc tế để cùng phát triển.
Chương 2
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY