Vấn đề sở hữu trí tuệ ởViệt Nam

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở việt nam hiện nay (qua thực tế ở hà nội (Trang 68 - 70)

Cũng giống như vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh, sở hữu trí tuệ ở Việt Nam là vấn đề khá mới mẻ. Từ đầu thế kỷ XX trở về trước, Việt Nam là

một nước nông nghiệp lạc hậu, do đó các thành tựu về các sản phẩm cần bảo hộ như phát minh, kiểu dáng cơng nghiệp, thương hiệu... hầu như chưa có nên khơng có các quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Mặt khác, Việt Nam là một Quốc gia có nền văn hố trọng tập thể, người Việt Nam khơng có truyền thống bảo hộ sở hữu cá nhân. Tuy nhiên, từ khi Việt Nam tham gia vào tiến trình hội nhập Quốc tế (1991) và đặc biệt sau năm 1997, khi Việt Nam ký hiệp định Trips và gia nhập WTO (2007) thì các chính sách của Việt Nam ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn trong nước cũng như thực tiễn và thông lệ quốc tế. WTO cũng yêu cầu chúng ta thực hiện quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có sở hữu cơng nghiệp và văn bản quy phạm pháp luật về ghi nhãn hàng hóa… thì vấn đề sở hữu trí tuệ mới thực sự được đặt ra. Với thời gian tồn tại chưa dài (khoảng 20 năm) so với lịch sử tồn tại hàng trăm năm của các nước Âu - Mỹ, nên ý thức về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của người dân Việt Nam nói chung (người dân Hà Nội nói riêng) cịn rất thấp, do đó họ khơng mấy quan tâm đến vấn đề này. Chính vì vậy mà sở hữu trí tuệ ở Việt Nam thường xuyên bị vi phạm.

Một kiểu vi phạm sở hữu trí tuệ ở Việt Nam khá phổ biến là một số doanh nghiệp cố tình đặt nhãn hiệu hàng hố của mình na ná một thương hiệu nổi tiếng để trốn tránh luật pháp và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Ví dụ cho tình trạng này có rất nhiều như, Hon da và Hong da; La Vierge và La Vie; Kotex và Kotax; Aquafina và Aquafinax, My Lan và My Lam...

Mặc dù những vi phạm sở hữu trí tuệ ở Việt Nam là khá phổ biến, song nhận thức của người dân về vấn đề sở hữu trí tuệ cịn nhiều hạn chế. Kết quả cuộc điều tra xã hội học năm 2007 tiến hành tại Hà Nội một lần nữa khẳng định điều đó. Với câu hỏi: “Cho biết quan điểm của bạn về việc một cơng ty cố tình đặt tên nhãn hiệu hàng hố của mình gần giống với một nhãn hiệu hàng hố nổi tiếng”? Chỉ có 16% cho rằng “vi phạm pháp luật”; 37% cho là “vi phạm đạo đức kinh doanh”; trong khi có tới 47% trả lời là “khơng vi phạm gì cả vì nó khơng hồn tồn giống”. Những kết quả trên cho thấy, đây thực sự là vấn đề nan giải ở Việt Nam khơng chỉ hiện nay mà cịn cả trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở việt nam hiện nay (qua thực tế ở hà nội (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w