Phương hướng xây dựng đạo đức kinh doanh

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở việt nam hiện nay (qua thực tế ở hà nội (Trang 79 - 87)

2.2.1.1. Quán triệt quan điểm của Đảng và đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam

Nhận thức sâu sắc về vai trò và mối quan hệ của văn hoá đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta, tại Hội nghị Trung ương năm (khoá VIII), Đảng ta đã chỉ rõ: “Tư tưởng, đạo đức và lối sống là những lĩnh vực then chốt của văn hố” [18, tr.42], vì vậy, muốn phát triển, hồn thiện những lĩnh vực này cần nắm vững các nguyên tắc, tính đặc thù và mục tiêu phát triển của văn hoá, đạo đức. “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” [17, tr.110].

Vì “văn hố và kinh tế có quan hệ gắn bó hữu cơ, vừa là mục tiêu, động lực của nhau” [18, tr.87], cho nên cần “xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá để văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là một động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế” [22, tr.126].

Đây là tư tưởng chỉ đạo, là kim chỉ nam cho công tác xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay và trong thời gian tới. Trong quá trình xây dựng đạo đức kinh doanh cần thấm nhuần quan điểm đạo đức phải mang tính định hướng cho kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp là kinh doanh nhằm thu lợi nhuận nhưng đó khơng phải là mục tiêu duy nhất. Bên cạnh mục tiêu về lợi nhuận, hoạt động của doanh nghiệp cịn có nhiều mục tiêu khác như: phục vụ đất nước, phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân... chứ không phải làm giàu bằng mọi giá. Phải làm sao để trong ý thức của mỗi doanh nhân sự trung thực, giữ chữ tín, tơn trọng con người, phấn đấu vì lý tưởng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, ý thức tự tôn dân tộc, tinh thần năng động, sáng tạo, nhạy bén, biết chớp thời cơ tạo cơ hội trong kinh doanh; biết hợp tác và cạnh tranh lành mạnh để cùng phát triển... luôn gắn kết với mục tiêu chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Đây chính là yếu tố đạo đức trong kinh doanh, là yêu cầu đối với việc xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới.

Giải quyết mối quan hệ giữa đạo đức, văn hoá với sự phát triển của kinh doanh, kinh tế cũng cần thấu hiểu sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này. Tuy nhiên, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức có nội dung rất phong phú và đa dạng. Song, trong khuôn khổ hạn hẹp của luận văn chúng tơi chỉ xin trích ra một số câu nói tiêu biểu của Người.

Tại kỳ họp Hội đồng Chính phủ cuối năm 1956, Hồ Chí Minh nói: “Trong cơng tác lưu thơng, phân phối, có hai điều quan trọng ln phải nhớ:

“Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng;

Khơng sợ nghèo, chỉ sợ lịng dân không yên” [47, tr.132].

Thời kỳ bao cấp, nhiệm vụ cơ bản của ngành thương nghiệp quốc doanh là làm công tác lưu thơng phân phối hàng hố cho tồn xã hội. Vì vậy, trong cơng tác lưu thông phân phối phải chú ý làm thế nào cho công bằng. Trong điều kiện hiện nay, công việc này đã được mở rộng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và chủ thể kinh doanh khác nhau, song cách thức kinh doanh và cạnh tranh một cách cơng bằng chính là mục tiêu của đạo đức kinh doanh mà xã

hội ta cần hướng tới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển... Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội” [21, tr.77-78]. Chính sự cơng bằng trong mơi trường kinh doanh - tiêu chí cơ bản về dân chủ trong kinh tế - sẽ tạo ra niềm tin, chữ tín của nhân dân đối với Nhà nước. Theo Hồ Chí Minh thì khi lịng dân n, tức là dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, tất yếu nước ta sẽ thốt khỏi cảnh đói nghèo. Như vậy, tình cảm đạo đức tốt đẹp với Nhà nước sẽ tạo ra động lực to lớn thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Hồ Chí Minh cho rằng, đạo đức ln gắn liền với kinh tế. Người luôn chủ trương tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển mọi mặt của xã hội; phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hoá, đạo đức, con người. Tinh thần này được thể hiện trong câu nói bất hủ của Người “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”.

Những con người xã hội chủ nghĩa là những con người có phẩm chất, đạo đức cách mạng. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, có thể khái quát thành bốn nội dung cơ bản là: Trung với nước, hiếu với dân; u thương con người; Cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư và tinh thần quốc tế trong sáng. Trong đó, nội dung được đề cập đến nhiều nhất là: Cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư - đây là những đức tính mà cán bộ, đảng viên phải làm gương thực hiện để nhân dân noi theo.

Cần kiệm liêm chính, chí cơng vô tư là phẩm chất quan trọng không chỉ đối với người cách mạng mà đối với những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thì phẩm chất này cũng có vai trị vơ cùng to lớn. Nó góp phần mang lại uy tín, thương hiệu cho doanh nghiệp, tạo lập được chữ tín đối với khách hàng và do đó mang lại sự phồn thịnh, giàu có bền vững cho doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì “cần” có nghĩa là siêng năng, cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi, áp dụng những tiến bộ mới của khoa học - kỹ thuật và công

nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh; phục vụ khách hàng chu đáo, tận tình; nhiệt tình trong cơng việc.

Kiệm, là tiết kiệm sức lao động, thời gian của công nhân, của lãnh đạo Công ty, tiết kiệm tiền bạc, nguyên, nhiên, vật liệu, điện, nước... trong quá trình sản xuất; tiết kiệm văn phịng phẩm; khơng tiệc tùng, chè chén lu bù; chống lãng phí, xa hoa...

Liêm, là trong sạch, không tham lam, luôn trung thực trong công việc cũng như với bản thân mình, ln tơn trọng, giữ gìn của cơng, khơng tham ơ, thụt két, khơng tham lam tiền tài, địa vị, không lợi dụng địa vị, chức quyền để tư lợi cho bản thân mình.

Chính, là ngay thẳng, chính trực, khơng nịnh trên, khinh dưới; khơng tự cao, tự đại; không dối trá, lừa lọc khách hàng, đối tác và đối thủ; cạnh tranh công bằng; luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đồn kết; ln để việc Cơng ty lên trên, lên trước việc riêng của bản thân mình; ln hồn thành mọi nhiệm vụ mà Cơng ty và tổ chức giao phó.

Trong lĩnh vực kinh doanh những người giữ được cần, kiệm, liêm, chính là người chí cơng, vơ tư - là người có ý thức phục vụ nhân dân, phục vụ khách hàng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của Đảng của khách hàng, của nhân dân lên trên hết. Có thể nói, cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư chính là đạo đức kinh doanh của người Việt Nam mà chúng ta cần kế thừa và bổ sung vào đó những nội dung phù hợp để xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, để xây dựng, phát triển và giữ gìn được một ý thức đạo đức tốt đẹp thì việc chống lại những vật cản và kẻ thù cơ bản của nó cần được tiến hành một cách thường xuyên và triệt để. Trong cuộc nói chuyện tại Hội nghị cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước ngày 24/7/1962, Hồ Chí Minh khẳng định:

“Bệnh quan liêu là nguồn gốc sinh ra lãng phí, tham ơ. Việc chống tham ơ, lãng phí, quan liêu là rất cần thiết và phải làm thường xuyên... Cuộc vận động này là một cuộc cách mạng nội bộ, một cuộc đấu tranh gay go giữa cái tốt và cái

xấu, cái cũ và cái mới, giữa đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư và kẻ địch là tệ nạn tham ơ, lãng phí, quan liêu” [47, tr.287].

Trong việc xây dựng ý thức đạo đức mới - đạo đức cách mạng, thì cần kết hợp giữa “chống” và “xây”, trong đó, lấy xây dựng làm nhiệm vụ chính theo mục tiêu hướng thiện. Hồ Chí Minh viết: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lịng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng” [47, tr.362].

Như vậy, cùng với các giá trị đạo đức truyền thống, đặc biệt là những giá trị đạo đức kinh doanh tốt đẹp của dân tộc, những quan điểm của Đảng và tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức trên đây cần được chúng ta nhận thức một cách thấu đáo, sâu sắc để vận dụng vào việc xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay. Đây là tư tưởng chỉ đạo, là kim chỉ nam cho công tác xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay và trong thời gian tới. Đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.

2.2.1.2. Kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc kết hợp với tiếp thu có chọn lọc các giá trị đạo đức của nhân loại trong quá trình xây dựng đạo đức kinh doanh

Khi bàn về vấn đề xây dựng nền văn hố vơ sản, Lênin đã khẳng định: “văn hố vơ sản khơng phải bỗng nhiên mà có, nó khơng phải do những người tự cho mình là chun gia về văn hố vơ sản phát minh ra. Đó hồn tồn là điều ngu ngốc. Văn hố vơ sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà lồi người đã tích luỹ được dưới ách thống trị của xã hội tư bản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu” [34, tr.177].

Ở nước ta, trong quá trình xây dựng nền văn hoá tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) cũng đã khẳng định mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, giữa kế thừa và phát triển, giữa dân tộc và quốc tế. Như vậy, sự phát triển của đạo đức xã hội nói chung, đạo đức kinh doanh nói riêng ln diễn ra trên cơ sở sự kế thừa tổng số những kiến thức mà loài

người đã đạt được. Sự phát triển nội tại đặt ra yêu cầu tất yếu phải có sự kế thừa. Kế thừa là mối liên hệ giữa những giai đoạn của q trình phát triển, trong đó cái mới lọc bỏ cái cũ trên cơ sở bảo tồn những yếu tố tiến bộ, hợp lý, phù hợp của cái cũ chứ khơng phủ định hồn tồn, phủ định sạch trơn cái cũ. Kế thừa là cơ sở không thể thiếu của sự phát triển bền vững. Kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, xây dựng các yếu tố của đạo đức dân tộc trong lĩnh vực kinh doanh chính là việc tạo lập một hệ thống đạo đức kinh doanh mới ở nước ta. Đây là một u cầu có tính ngun tắc trong sự nghiệp đổi mới để phát triển ngày nay ở nước ta.

Xây dựng đạo đức kinh doanh trong giai đoạn hiện nay cần có sự kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Các giá trị này đã được nhiều học giả bàn tới và được các nhà khoa học rất quan tâm. Theo giáo sư Trần Văn Giàu thì giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm: tinh thần yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa.

Cịn theo giáo sư Vũ Khiêu, truyền thống đạo đức của dân tộc ta bao gồm: lịng u nước, truyền thống đồn kết, lao động cần cù và sáng tạo, tinh thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người.

Trong một số văn kiện của Đảng ta, các giá trị đạo đức truyền thống cũng nhiều lần được đề cập đến. Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng đã khẳng định: “những giá trị văn hoá truyền thống vững bền của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý thương người như thể thương thân, đức tính cần cù, vượt khó, sáng tạo trong lao động... Đó là nền tảng và sức mạnh tinh thần to lớn để nhân dân ta xây dựng một xã hội phát triển, tiến bộ, công bằng, nhân ái” [16, tr.19].

Qua sự phân tích các quan điểm của Đảng và các nhà khoa học chúng ta có thể khẳng định các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta bao gồm: tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng yêu thương con người sâu sắc, tinh thần đồn kết cộng đồng, đức tính cần, kiệm, liêm, chính, tính khiêm tốn, giản dị, trung thực, thuỷ chung, lạc quan... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc được hình thành trải qua hàng ngàn năm lịch sử, gắn liền với quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước của dân tộc. Sự hình thành các giá trị đạo đức còn là kết quả của q trình tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hố của nhân loại trong q trình phát triển. Các giá trị đạo đức truyền thống được hình thành vừa là kết quả vừa là động lực của quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước trong suốt chiều dài lịch sử.

Tuy nhiên, các giá trị đạo đức truyền thống không phải là một hiện tượng nhất thành bất biến, mà các giá trị đạo đức cũng có sự biến đổi theo nhu cầu của xã hội. Xã hội hiện đại có những nhu cầu khác với nhu cầu của xã hội trong quá khứ. Do vậy, có cái đã từng là giá trị trong quá khứ chưa chắc đã giữ nguyên giá trị đối với hiện tại. Chẳng hạn, truyền thống trọng nam, khinh nữ; sự tuyệt đối hoá các giá trị tinh thần, coi thường giá trị vật chất... đã từng là những giá trị trong xã hội truyền thống, nhưng trong xã hội hiện đại đã trở thành lỗi thời khơng cịn phù hợp, nên nó trở thành sức cản đối với sự phát triển xã hội hiện nay. Do đó, trong q trình xây dựng đạo đức kinh doanh chúng ta phải biết kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, bản sắc văn hoá dân tộc, song các nguyên tắc, chuẩn mực của đạo đức truyền thống cũng cần được kế thừa có chọn lọc. Nghĩa là, bảo tồn những yếu tố hợp lý, còn phù hợp trong điều kiện mới và lọc bỏ những yếu tố đã trở nên lỗi thời, lạc hậu, bổ sung những nhân tố mới cho phù hợp với giai đoạn cơng nghiệp hố, hiện đại hố, phù hợp với xã hội văn minh.

Bên cạnh việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc thì việc bảo tồn các chuẩn mực đạo đức kinh doanh còn phù hợp với yêu cầu của sự phát triển xã hội là một việc làm cần thiết. Trong truyền thống, dân tộc ta vốn không coi trọng kinh doanh mà chỉ cổ vũ cho lối làm ăn có đạo đức. Song, trong làm ăn, buôn bán ông cha ta luôn răn dạy con cháu phải thật thà, trung thực, giữ chữ tín: “một lần bất tín, vạn lần bất tin”, “mất lịng tin là mất tất cả”, “khơn ngoan chẳng lọ thật thà”, “thật thà là cha mánh khoé”... Đó là những truyền thống đạo

đức kinh doanh tốt đẹp của dân tộc cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị mà chúng ta cần kế thừa, bảo tồn và phát huy để xây dựng đạo đức kinh doanh trong giai đoạn hiện nay.

Mặt khác, trong xu thế tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở việt nam hiện nay (qua thực tế ở hà nội (Trang 79 - 87)