Nhận thức của người dân Hà Nội về đạo đức kinh doanh

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở việt nam hiện nay (qua thực tế ở hà nội (Trang 60 - 64)

Trước 1986, khi nước ta cịn duy trì cơ chế kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp thì vấn đề đạo đức kinh doanh rất ít khi được nhắc tới. Thời kỳ này, các ngành công nghiệp của Việt Nam chưa phát triển, có rất ít các nhà sản xuất và hầu hết đều thuộc sở hữu nhà nước, hàng hố sản xuất ra khơng đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nên các vấn đề như cạnh tranh, thương hiệu sản phẩm, sở hữu trí

tuệ, quyền lợi người tiêu dùng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp…dường như chưa được đặt ra và cũng không thực sự cần thiết.

Tuy nhiên, kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12- 1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi Việt Nam tiến hành cơng cuộc đổi mới tồn diện, đặc biệt là từ năm 1991 chúng ta tham gia vào q trình Quốc tế hố, tồn cầu hố, gia nhập WTO... đã có nhiều phạm trù mới xuất hiện như: an tồn thực phẩm, đình cơng, thị trường chứng khốn, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, vệ sinh an tồn thực phẩm… và vì thế khái niệm đạo đức kinh doanh cũng trở nên phổ biến hơn trong xã hội.

Những năm gần đây, ở Việt Nam các vấn đề xã hội trong kinh doanh như: vấn đề sinh thái, ơ nhiễm khơng khí và chất thải độc hại ra môi trường, nạn làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, nhiều sản phẩm bị ăn bớt so với trọng lượng ghi trên bao bì… ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Những vụ việc tiêu cực mà báo chí đề cập đến trong thời gian gần đây cũng ngày càng nhiều hơn như, vụ nước tương có chứa chất gây ung thư ở người và động vật 3- MCPD; sự có mặt tràn lan của chất hàn the, phc mơn trong các loại thực phẩm gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng, sữa nhiễm melamine, cốm làng Vịng được nhuộm bằng phẩm cơng nghiệp độc hại... Đó là những ví dụ điển hình để dư luận đặt câu hỏi về đạo đức của người kinh doanh ở Việt Nam: Liệu người Việt đã có đạo đức kinh doanh hay chưa?

Đặc biệt từ ngày 01/8/2008 Hà Nội chính thức mở rộng địa giới hành chính bao gồm thành phố Hà Nội hiện tại, toàn bộ tỉnh Hà Tây (cũ), huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (Hồ Bình) với tổng diện tích trên 3.300 km2 và dân số trên 6 triệu người (6.448.837 người - số liệu điều tra 1/4/2009). Hà Nội trở thành thành phố lớn nhất nước - là trung tâm kinh tế - văn hố - chính trị của cả nước thì các vấn đề về đạo đức kinh doanh cũng ngày trở nên phức tạp hơn, trở thành vấn đề bức xúc trong xã hội. Chính vì lẽ đó mà vừa qua nhân dịp ngày “vì quyền lợi người tiêu dùng thế giới 15/3” Bộ Công thương đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và Đài truyền hình Hà Nội

(kênh 1) tổ chức cuộc mittinh hưởng ứng ngày vì quyền lợi người tiêu dùng thế giới 15/3 và tuần lễ bán hàng vì người tiêu dùng từ ngày 13-20/3/2011 ở tất cả hệ thống siêu thị và một số cửa hàng phân phối trên địa bàn Hà Nội. Đó là một trong những nội dung cơ bản nằm trong khn khổ chương trình hành động “vì quyền lợi người tiêu dùng” kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7/2011 - là thời điểm mà luật “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” chính thức có hiệu lực tại Việt Nam (1/7/2011).

Tuy nhiên, nhận thức của người dân Hà Nội về đạo đức kinh doanh nói chung và quyền lợi của người tiêu dùng nói riêng cịn nhiều vấn đề cần phải bàn. Khi được hỏi về đạo đức kinh doanh cũng như quyền lợi của người tiêu dùng không phải ai cũng biết và hiểu được đúng bản chất của vấn đề. Sở sĩ có tình trạng này một phần là do những tài liệu chuyên môn viết về đạo đức kinh doanh ở Việt Nam không nhiều, hầu hết các sách được dịch từ nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, Austrâylia… Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, phổ bến rộng rãi kiến thức về đạo đức kinh doanh và các quyền của người tiêu dùng chưa được thực hiện tốt.

Mặt khác, hầu hết các trường đại học, cao đẳng dạy về kinh doanh ở Việt Nam gần đây mới chính thức đưa mơn “đạo đức kinh doanh” vào giảng dạy. Vì là mơn khoa học cịn khá mới mẻ nên đạo đức kinh doanh trong những năm gần đây mặc dù được bàn đến khá nhiều song nội hàm của khái niệm này vẫn chưa có sự thống nhất trong giới học thuật cũng như trong các cơ quan quản lý xã hội. Chính vì vậy, mặc dù thường được nghe về đạo đức kinh doanh nhưng cách hiểu của người dân, của các doanh nghiệp về vấn đề này còn khá mơ hồ. Theo kết quả thu thập được từ một cuộc điều tra xã hội học tiến hành tại Hà Nội cuối năm 2007, với sự tham gia của hơn 100 doanh nhân và sinh viên các khoa kinh doanh quốc tế và quản trị kinh doanh tại trường Đại học Ngoại thương đã được lựa chọn ngẫu nhiên để trả lời các câu hỏi. Trong đó, 40/60 số người được hỏi đã thường xuyên nghe nhắc đến những vấn đề có liên quan đến đạo đức kinh doanh. 20/60 trong số này đôi khi nghe nhắc đến vấn đề này. Điều đáng chú ý là cuộc điều tra được tiến hành thủ đô Hà Nội, thành phố lớn nhất và là trung tâm kinh

tế, văn hố, chính trị của cả nước, nên con số này là khá khiêm tốn. Khi được hỏi về quan niệm thế nào là đạo đức kinh doanh, 55/60 người được hỏi cho rằng, “đạo đức kinh doanh là tuân thủ đúng pháp luật”, chỉ có 5/60 số người được hỏi cho rằng “đạo đức kinh doanh là bảo vệ quyền lợi cho khách hàng” và không ai trong số họ đưa ra câu trả lời đạo đức kinh doanh phải bao gồm cả hai khái niệm trên!

Tương tự, trong phóng sự “về quyền lợi của người tiêu dùng” của Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội. Nhiều người tiêu dùng khi được hỏi về quyền của người tiêu dùng, họ đã khơng biết người tiêu dùng có những quyền lợi gì và do đó họ thường khơng mấy quan tâm đến nó khi lựa chọn các sản phẩm. Mặc dù sống ở thủ đô, điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin thuận lợi song số người hiểu biết về đạo đức kinh doanh và các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cịn q ít. Chính sự hiểu biết mơ hồ này đã dẫn đến những thiếu hụt trong thực thi đạo đức của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân. Những hành vi vi phạm đạo đức trong kinh doanh vẫn diễn ra phổ biến và người tiêu dùng luôn phải nhận thua thiệt về mình. Vì vậy, luật “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” ra đời và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2011 được kỳ vọng sẽ khắc phục được những hạn chế trong nhận thức của người dân về đạo đức kinh doanh cũng như những hạn chế của nhiều văn bản pháp quy hiện tại. Đây là một đạo luật được đông đảo người dân kỳ vọng nhất trong bối cảnh đạo đức kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp như hiện nay. Có thể nói, chưa bao giờ đạo đức kinh doanh cần phải được các doanh nhân Việt Nam thắp sáng lên như lúc này.

Cùng chung mối quan tâm đó, vừa qua phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổ hợp giáo dục (PACE) cùng Nhà xuất bản Trẻ đã đồng tổ chức cuộc hội thảo Quốc gia để “Bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh của người Việt”. Trong hội thảo này, một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người nhất là: liệu người Việt Nam có đạo kinh doanh hay khơng? Trả lời cho câu hỏi này, ơng Nguyễn Sĩ Dũng (Phó Chủ nhiệm Văn phịng Quốc

Hội) cho rằng: “nói có thật khơng dễ, nhưng nói khơng cũng thật khơng dễ”. Trên thực tế, quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam chỉ mới được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992. Trong bối cảnh như vậy, tinh hoa kinh doanh của người Việt thật sự khó có đủ thời gian tích tụ lại thành đạo kinh doanh… song, trong văn hoá Việt, dù làm gì cũng phải có “đạo” và kinh doanh khơng phải là một ngoại lệ. Chỉ có điều cái “đạo” này đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Đạo kinh doanh của người Việt đang trong quá trình hình thành và phát triển. Nó phải được tiếp thu những truyền thống quý báu trong kinh doanh của người Việt như: có đức mặc sức mà ăn; khơn ngoan chẳng lọ thật thà; thật thà là cha mánh khoé… và chúng ta càng tự hào hơn về các bậc tiền bối, trong những hồn cảnh hết sức khó khăn, những Lương Văn Can, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà... từng nung nấu viết lên những trang sử vẻ vang cho giới doanh thương nước nhà. Họ ln tâm niệm khơng để người nước ngồi coi thường người Việt, không để người nước ngồi cho rằng dân ta khơng biết kinh doanh. Bởi họ đã nhận thức được rằng, dùng việc kinh doanh có thể thay đổi xã hội và làm cho xã hội tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở việt nam hiện nay (qua thực tế ở hà nội (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w