Quán triệt quan điểm của Đảng và những tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức, cùng với sự kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống, đặc biệt là những giá trị đạo đức kinh doanh tốt đẹp của dân tộc và sự xem xét có chọn lọc những lý luận và thực tiễn liên quan tới vấn đề trên của thế giới và qua những ví dụ thực tế, những số liệu thu thập được về những vấn đề đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay, dưới đây chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng đạo đức kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường cịn chưa hồn chỉnh ở nước ta hiện nay.
2.2.2.1. Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm xác lập cơ sở kinh tế vững chắc cho sự phát triển của đạo đức kinh doanh
Đạo đức là sự phản ánh cơ sở kinh tế - xã hội. Sự phát triển của đạo đức bị quy định bởi những điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ nhận thức của con người. Do đó, tiền đề vật chất quan trọng hàng đầu của việc xây dựng đạo đức nói chung, đạo đức kinh doanh nói riêng phải là sự hình thành, xác lập và đẩy
mạnh xây dựng, phát triển thể chế vận hành kinh tế - xã hội, làm cho những điều kiện kinh tế - xã hội thực sự trở thành cơ sở kinh tế vững chắc cho sự hình thành và phát triển của đạo đức kinh doanh.
Ở nước ta hiện nay, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang thay thế cho thể chế kinh tế cũ - kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp. Cùng với sự thay thế đó là sự biến đổi sâu rộng trong tồn bộ đời sống xã hội, trong đó có sự biến đổi mang tính hai mặt của đạo đức kinh doanh. Do đó, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng đạo đức kinh doanh trong giai đoạn hiện nay ở nước ta là phải hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chỉ có thể hồn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì đạo đức kinh doanh mới có cơ sở kinh tế vững chắc để tồn tại và phát triển.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với việc coi trọng lợi ích chính đáng của cá nhân, đặc biệt là lợi ích vật chất đã khơi dậy động lực trực tiếp để phát huy những phẩm chất cá nhân của con người, trong đó những phẩm chất đạo đức đóng vai trị quan trọng. Song, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong khi đề cao lợi ích cá nhân cũng đồng thời đề cao trách nhiệm của mỗi cá nhân mà trước hết là trách nhiệm của cá nhân với lợi ích kinh tế. Khi bị ràng buộc bởi trách nhiệm, con người với tư cách là chủ thể kinh tế phải tự ý thức được các hành vi trong hoạt động kinh doanh, hiệu quả và hậu quả của những hành động của mình. Từ đó ý thức trách nhiệm đạo đức và năng lực chịu trách nhiệm đạo đức của con người trong kinh doanh sẽ được nâng lên.
Mặt khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng đã khẳng định việc thực hiện thống nhất lợi ích chính đáng của cá nhân người lao động với lợi ích xã hội. Đây là cơ sở của việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân (chủ thể kinh doanh) và lợi ích xã hội (lợi ích của các chủ thể khác, lợi ích xã hội nói chung). Mà việc giải quyết đúng đắn, hợp lý nhất mối quan hệ này chính là xây dựng đạo đức kinh doanh. Do đó, có thể nói xây dựng và hồn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ sở kinh tế cho sự tồn tại và phát triển của đạo đức kinh doanh.
Ngày nay, ở nước ta, khi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa càng được hồn thiện thì vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội cũng đang được hình thành và phát triển. Đã có nhiều nhà doanh nghiệp quan niệm rằng, chi phí cho trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh như là chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thị trường càng phát triển và mở rộng, các quan hệ kinh tế càng ở trình độ hiện đại thì tương quan giữa các lợi ích và do đó quan hệ đạo đức, phẩm chất đạo đức của các chủ thể kinh tế trở thành vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong quá trình hợp tác, liên kết, liên doanh.
Như vậy, phát triển kinh tế thị trường đã tạo ra những điều kiện khách quan và chủ quan để xây dựng một hệ thống đạo đức kinh doanh mới. Điều đó cho thấy việc đẩy mạnh xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hướng vào mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là một địi hỏi có tính ngun tắc để tạo dựng những giá trị đạo đức kinh doanh mới thích ứng với nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, trên thực tế cịn có những biểu hiện xuống cấp về đạo đức kinh doanh khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là do kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một điều mới mẻ, chưa có tiền lệ, đang trong quá trình hình thành, chưa được hồn thiện. Vì thế cả trong việc xây dựng cơ chế, pháp luật kinh doanh, cả trong sự quản lý của Nhà nước về kinh doanh vẫn còn những bất cập, khiếm khuyết nhất định. Để khắc phục những tiêu cực đó cần phải đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đạt đến trình độ hiện đại. Nó địi hỏi phải chú trọng đồng bộ các yếu tố cần thiết như: xây dựng kết cấu hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật thơng tin, nâng cao trình độ năng lực quản lý kinh tế - xã hội. Đặc biệt là phải luôn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường. Bởi vì, nếu chúng ta khơng giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển thì thực tiễn sơi động, nóng bỏng của nền kinh tế thị trường và những hạn chế của nó sẽ là lực cản của q trình phát triển. Nó làm cho khơng những chúng ta
khơng phát huy được những mặt tích cực của kinh tế thị trường mà định hướng các giá trị đạo đức tiến bộ sẽ khó có thể thực hiện được, mà sự suy thoái đạo đức sẽ là một nguy cơ lớn, một thách thức lớn mà chúng ta không thể vượt qua.
Như vậy, xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ tạo ra các điều kiện khách quan và chủ quan cho sự tồn tại và phát triển của đạo đức kinh doanh. Việc xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, lành mạnh, phát triển nhanh, bền vững, hướng theo mục tiêu độc lập dân tộc, dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh, là một địi hỏi có tính ngun tắc của việc định hướng và xác lập một hệ thống đạo đức kinh doanh mới. Trong đó, các giá trị đạo đức truyền thống (đặc biệt là giá trị đạo đức kinh doanh tốt đẹp của dân tộc) là một bộ phận hợp thành, được đổi mới, bổ sung và thêm vào đó những nội dung hợp lý cùng với các giá trị đạo đức kinh doanh mới được nảy sinh phù hợp với thực tiễn của đất nước và xu thế phát triển của thời đại.
Bên cạnh đó, trong q trình xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa làm cơ sở cho việc xác lập một hệ thống đạo đức kinh doanh mới thì vai trị quản lý của Nhà nước là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Nhà nước bằng pháp luật, bằng các công cụ kinh tế, bằng lực lượng kinh tế Nhà nước, điều tiết nền kinh tế - xã hội, quản lý xã hội bằng các chính sách xã hội tạo ra sự định hướng từ ngay trong các hoạt động kinh tế, trực tiếp tác động vào các quan hệ xã hội đạt tới các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội trong đó chứa đựng đầy đủ nội dung yêu cầu của đạo đức kinh doanh.
Bằng pháp luật, kế hoạch, thị trường và các chính sách xã hội, Nhà nước sẽ khuyến khích phát huy tối đa mặt tích cực của kinh tế thị trường đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực của nó như: xu hướng tự phát, phân hoá xã hội, sự sa sút về đạo đức lối sống. Điều đó có nghĩa là sự quản lý của Nhà nước khơng chỉ có ý nghĩa định hướng chính trị cho hoạt động của các thành phần kinh tế mà còn tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh - môi trường thuận lợi để đạo đức kinh doanh lên ngôi.
2.2.2.2. Bổ sung, hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam nhằm tạo cơ sở pháp lý cho đạo đức kinh doanh
Giữa pháp luật và đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Nhà nước không thể quản lý tốt nền kinh tế và xã hội nếu khơng có sự kết hợp cả hai phương pháp và công cụ quản lý vĩ mô này: pháp trị và đức trị.
Trong nền kinh tế thị trường thì pháp luật có vai trị vượt trội và Nhà nước quản lý bằng pháp luật là nguyên tắc đầu tiên để Nhà nước sử dụng có hiệu lực, hiệu quả các phương tiện, công cụ quản lý khác nhằm ổn định xã hội và và đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế. Thế nhưng, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng yếu kém của đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay xuất phát từ sự thiếu hoàn thiện, chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, còn nhiều kẽ hở trong hệ thống pháp luật. Do đó, hồn thiện khung pháp luật Việt Nam là biện pháp tiên quyết để xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, vì luật pháp chính là khung dễ thấy nhất cho đạo đức kinh doanh. Nếu thiếu một cơ chế pháp luật hồn thiện thì khơng thể tạo ra một môi trường công bằng trong cạnh tranh và hiệu suất chung cao của nền sản xuất. Khi đó sẽ có nhiều doanh nhân và quan chức nhà nước lợi dụng kẽ hở, khiếm khuyết của chính sách, pháp luật để kiếm lời phi pháp như tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại... Đó là những hành vi phi đạo đức trong kinh doanh.
Thực tiễn phát triển ở các nền kinh tế thị trường trên thế giới đã cho thấy, trong thời kỳ đầu phát triển nền kinh tế thị trường những hiện tượng phi đạo đức và vơ văn hố trong kinh doanh đã diễn ra khá phổ biến, bởi thời kỳ này cơ chế pháp luật và chính sách cịn nhiều khiếm khuyết, kẽ hở, chưa hồn thiện và kém hiệu lực. Do dó, lối kinh doanh có văn hố sẽ bị lối kinh doanh vơ văn hố chèn ép. Dân - một bộ phận có lợi ích trong lối kinh doanh vơ văn hố - có thể giàu lên, song nước khơng mạnh lên được (vì hiệu quả chung của nền kinh tế bị giảm sút do nạn tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, gian lận thương mại... hồnh hành). Vì vậy, hồn thiện khung pháp luật, đặc biệt là luật kinh tế, trong đó, các bộ luật có liên quan như: Luật Đầu tư, Luật Lao động, Luật Doanh
nghiệp, Luật Môi trường, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật chống tham nhũng, Luật Bảo vệ người tố giác, Luật chống độc quyền,... có vai trị quan trọng. Đây là những đạo luật cần thiết trong việc hướng các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh của mình. Khi khung pháp luật được xây dựng hồn thiện hơn, chặt chẽ hơn, hợp lý hơn sẽ tránh được tình trạng doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở, sự khiếm khuyết của pháp luật mà trốn tránh nghĩa vụ đạo đức của mình. Chẳng hạn, Luật Bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay chưa được thực thi có hiệu quả, người tiêu dùng Việt Nam chưa được bảo đảm quyền lợi khi sử dụng các hàng hố, dịch vụ. Đa số vẫn trơng chờ vào “lịng tốt” của người bán hàng khi mua các sản phẩm trên thị trường và khi gặp các sản phẩm khơng ưng ý thường thì người tiêu dùng là người phải chịu thiệt thịi.
Như vậy, hồn thiện khung pháp luật, đặc biệt là pháp luật kinh tế không những sẽ tránh được tình trạng các doanh nghiệp, doanh nhân lợi dụng kẽ hở, sự khiếm khuyết của pháp luật để trốn tránh nghĩa vụ đạo đức của mình nhằm kiếm lời phi pháp, thực hiện những hành vi vơ đạo đức trong kinh doanh mà cịn tạo ra sự cạnh tranh công bằng - đó là cơ sở, điều kiện cho lối kinh doanh có đạo đức phát triển. Một cơ chế pháp luật hoàn thiện ở nước ta hiện nay phải là một hệ thống pháp luật vừa chặt chẽ, vừa thơng thống và là cơ sở đảm bảo cho nền kinh tế có hiệu quả chung ngày càng cao.
2.2.2.3. Tạo lập một môi trường kinh doanh lành mạnh
Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh là hai vấn đề có nội dung cụ thể khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau. Mơi trường kinh doanh có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành, phát triển của đạo đức kinh doanh. Môi trường kinh doanh như thế nào sẽ có đạo đức kinh doanh như thế ấy. Việt Nam đang tạo lập môi trường kinh doanh xã hội chủ nghĩa thì phải xây dựng được đạo đức kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Trong các yếu tố của mơi trường kinh doanh thì sự quản lý của nhà nước đóng vai trị quan trọng nhất. Vai trò của nhà nước là xây dựng và ban hành những chính sách, những đạo luật nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của mình ở
phương diện pháp lý và tiến tới tự giác thực hiện trách nhiệm xã hội ở mức độ nhân đạo. Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện các đạo luật như: Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Chống tham nhũng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Lao động... đó là những đạo luật quan trọng và cần thiết trong việc hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm của mình, trên cơ sở đó mà đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp cũng được đảm bảo.
Tuy nhiên, trên thực tế việc ban hành chính sách, pháp luật ở nước ta cịn nhiều bất cập. Điều đó chẳng những khơng tạo ra được một môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngồi mà cịn tạo điều kiện cho hàng loạt các hiện tượng tiêu cực nảy sinh. Chẳng hạn như, năm 1998, muốn xin một giấy phép kinh doanh phải chờ đợi cả nửa năm trời, chạy đủ 14 con dấu. Hiện nay, “thời gian đăng ký kinh doanh đã rút xuống còn 63 ngày, kể cả khắc dấu và mã số thuế. Trong khi đó, để giải quyết cơng việc này ở Australia chỉ mất có 2 ngày” [1, tr.172]. Tình trạng này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực. Một môi trường kinh doanh lành mạnh sẽ loại trừ được các hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh như: hối lộ, cửa quyền, cạnh tranh bất bình đẳng,... phát huy được những mặt tích cực của đạo đức kinh doanh như: cạnh tranh cơng bằng, bình đẳng, giữ chữ tín, trung thực, tơn trọng con người... đó là cơ sở để xây dựng đạo đức kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Để làm được điều này cần tạo lập được một môi trường kinh doanh lành mạnh.
2.2.2.4. Giáo dục ý thức đạo đức kinh doanh cho doanh nhân và người dân