Một số vấn đề về đạo đức kinh doan hở nước ta hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội)

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở việt nam hiện nay (qua thực tế ở hà nội (Trang 59 - 60)

thực tế ở Hà Nội)

Sau 25 năm đổi mới toàn diện đất nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1-2011) đã khẳng định: “Nền kinh tế đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ bản giữ vững ổn định kinh tế vĩ mơ, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, các ngành đều có bước phát triển, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên; giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ, văn hố và các lĩnh vực của đời sống xã hội có tiến bộ; bảo vệ tài nguyên, môi trường được chú trọng hơn; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện” [22, tr.16-17].

Có được những thành tựu to lớn đó là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, tồn qn ta, trong đó khơng thể khơng nói đến sự đóng góp to lớn của các doanh nhân và doanh nghiệp đã góp phần khơng nhỏ vào việc tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động, góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy q trình hiện đại hố, cơng nghiệp hoá đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đó, chúng ta cũng cịn có khơng ít những sai lầm, khuyết điểm, hạn chế. Những sai lầm, hạn chế trên một mặt là do nền kinh tế thị trường của chúng ta cịn sơ khai, đang trong q trình hình thành, phát triển và dần hoàn thiện. Mặt khác, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là điều cịn mới mẻ, chưa có tiền lệ, cơng tác lý luận chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn, năng lực thể chế hoá và quản lý tổ chức thực hiện của nhà nước còn chậm, nhất là trong việc giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc; vai trò tham gia hoạch định chính sách, thực hiện và giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội, nghề nghiệp cịn yếu kém… do đó, nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa còn nhiều hạn chế, cộng với những khiếm khuyết của cơ chế quản lý trong thời gian qua đã tạo điều kiện cho hàng loạt các trường hợp kinh doanh vừa vi phạm pháp luật, vừa vi phạm đạo đức, để lại hậu quả to lớn không chỉ đối với công quỹ mà cả đối với bản thân các doanh nghiệp, doanh nhân đã vi phạm đạo đức trong kinh doanh.

Ngồi ra, sự yếu kém, hạn chế trên cịn có ngun nhân từ sự sai lệch trong đạo đức kinh doanh của một số doanh nghiệp, doanh nhân, cơ quan quản lý và người lao động.

Thực tiễn thành công của các nhà kinh doanh thế giới và Việt Nam cho phép chúng ta có thể khẳng định rằng, kinh doanh theo đúng chuẩn mực của đạo đức kinh doanh chính là yếu tố quyết định sự thành công bền vững trong kinh doanh và ngược lại những doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh vô đạo đức sớm muộn sẽ phải gánh chịu sự giảm sút tài chính đáng kể, thậm chí là lụi bại và phá sản.

Qua phân tích các số liệu trong phóng sự “về quyền lợi của người tiêu dùng” được phát sóng trực tiếp vào 20 giờ 30 phút ngày 12/3/2011 trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (kênh 1) nhân dịp mit tinh hưởng ứng ngày vì quyền lợi người tiêu dùng thế giới 15/3 và tuần lễ bán hàng vì người tiêu dùng từ ngày 13/3 đến ngày 20/3/2011, cùng với những ý kiến thảo luận của các nhân sỹ, trí thức, các doanh nhân tiêu biểu trên toàn quốc trong cuộc hội thảo Quốc gia “Bàn về đạo kinh doanh của người Việt” và những tài liệu khác thu thập được qua sách báo, có thể rút ra một số kết luận sau về đạo đức kinh doanh ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở việt nam hiện nay (qua thực tế ở hà nội (Trang 59 - 60)