Đạo đức kinh doanh

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở việt nam hiện nay (qua thực tế ở hà nội (Trang 29 - 38)

Để hiểu rõ hơn khái niệm đạo đức kinh doanh, trước hết có hai khái niệm cần làm rõ là khái niệm đạo đức và khái niệm kinh doanh.

1.2.1.1. Khái niệm đạo đức

Danh từ “đạo đức” bắt nguồn từ tiếng la tinh là Moralital (luân lý), nghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa. Cịn trong gốc từ Hi Lạp là Ethigos (đạo lý), nghĩa là cách hành xử người khác mong muốn ở ta và ngược lại ta cũng mong muốn ở họ. Khi nói đến đạo đức là nói đến những lề thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong giao tiếp với nhau hàng

ngày. Đạo đức là một phạm trù đặc trưng của xã hội loài người. Đây là phạm trù rất rộng đề cập đến mối quan hệ giữa con người và các quy tắc ứng xử trong mối quan hệ giữa con người với con người trong các hoạt động sống.

Ở phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại xuất hiện khá sớm. Trong đó, quan niệm về “đạo” và “đức” của họ được thể hiện khá rõ nét. “Đạo” có nghĩa là đường đi, hướng đi, lối làm việc, ăn ở. “Đức” có nghĩa là đức tính, nhân đức, các nguyên tắc luân lý, là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa. Đạo đức được xem là khái niệm luân thường, đạo lý cuả con người. Theo quan niệm của người Trung Quốc cổ đại thì đạo đức chính là những u cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà con người phải tuân theo.

Ở phương Tây, vấn đề đạo đức từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà tư tưởng. Cho tới nay, người ta vẫn coi Xôcrat (469 - 399 TCN) là người đầu tiên đặt nền móng cho khoa học đạo đức và sau này được Aritxtot (384 - 322 TCN) kế tục và phát triển. Ông đã viết bộ sách đạo đức học gồm 10 cuốn, trong đó ơng đặc biệt quan tâm đến phẩm hạnh của con người.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc thù chỉ có ở con người và xã hội lồi người. Từ điển triết học của Rơzentan định nghĩa: “Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, một chế định xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội không trừ lĩnh vực nào” [66, tr.156].

Ngày nay, đạo đức được định nghĩa như sau: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội” [67, tr.6].

Như vậy, quan điểm về đạo đức như trên có những điểm tương đồng. Do đó, khi nói đến danh từ đạo đức cần lưu ý một số đặc điểm bản chất của nó, đó là:

Thứ nhất, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội;

Thứ hai, chức năng cơ bản của đạo đức là điều chỉnh và đánh giá hành vi

của con người trong xã hội. Nhờ có chức năng này mà ý thức đạo đức có sự tác động trở lại và làm biến đổi tồn tại xã hội của nó. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức được thực hiện thông qua lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của giáo dục, nó trở thành nhu cầu bên trong thôi thúc con người hành thiện. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của đạo đức, biểu hiện tính đặc thù của đạo đức khi so sánh với các hình thái ý thức xã hội khác, trước hết là với các ý thức xã hội có chức năng giống với nó là pháp quyền, tơn giáo.

Thứ ba, cách thức điều chỉnh hành vi con người của đạo đức, dựa trên

những quan niệm và chuẩn mực xã hội như thiện và ác, trách nhiệm và nghĩa vụ, lương tâm và vơ lương tâm, chính nghĩa và phi nghĩa,… có tính bền vững, thậm chí được truyền qua nhiều thế hệ. Thế nhưng, khi tồn tại xã hội có sự thay đổi căn bản thì ý thức đạo đức, dù sớm hay muộn cũng phải biến đổi theo cho phù hợp với tồn tại xã hội mới.

Thứ tư, đạo đức có tính giai cấp, tính dân tộc, tính nhân loại.

Trong xã hội có giai cấp, đạo đức bao giờ cũng mang mang tính giai cấp sâu sắc. Bởi mỗi giai cấp có địa vị, lợi ích khác nhau do tồn tại xã hội, quan trọng nhất là quan hệ kinh tế của mỗi giai cấp quy định. Vì vậy, mỗi giai cấp có quan niệm, chuẩn mực riêng về đạo đức. Song, trong các xã hội đó, đạo đức thống trị là nền đạo đức của giai cấp thống trị, còn đạo đức của giai cấp bị trị thường bị chèn ép, nó tồn tại như cái khơng chính thống, khơng phổ biến bằng đạo đức của giai cấp thống trị.

Tính đặc thù của đạo đức khơng chỉ thể hiện ở tính giai cấp mà cịn thể hiện ở tính dan tộc. Ngồi các giá trị phổ qt như tự do, hồ bình, hạnh phúc,… thường là những giá trị chung của mọi nền văn hoá và hệ thống các chuẩn mực chúng ta còn thấy sự khác nhau trong đánh giá giữa các dân tộc về một số giá trị.

Như vậy, quan niệm về chuẩn mực đạo đức không chỉ bị chi phối bởi tính giai cấp mà cịn bị chi phối bởi bản sắc văn hố dân tộc của nó; tính đặc thù của đạo đức còn thể hiện ở sự sự đặc thù của các nền văn hố dân tộc. Bên cạnh đó,

cần chú ý đến tính đặc thù của đạo đức do nghề nghiệp của các cá nhân quy định.

Đối với cá nhân, với tư cách là chủ thể hoạt động xã hội thì các mối quan hệ trong hoạt động nghề nghiệp là loại quan hệ xã hội quan trọng bậc nhất, bởi vì đó là mối quan hệ trực tiếp, thường xuyên và tác động lâu dài trong suốt cuộc đời mỗi người và nó có tác động ít nhiều đến các mối quan hệ khác. Vì vậy, khi nhìn nhận, đánh giá về đạo đức của các chủ thể hoạt động, trước hết, cần xem xét biểu hiện của họ trong lao động nghề nghiệp. Cũng chính tính đặc thù trong lao động nghề nghiệp mà ngày nay trong xã hội một số nghề đã có những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức riêng như: đạo đức của người thầy thuốc, đạo đức của người thầy giáo, đạo đức của người kinh doanh, đạo đức của người điều hành pháp luật,…

Tóm lại, khi xem xét phương diện đạo đức của các chủ thể hoạt động cần chú ý cả cái chung và cái đặc thù của nó. Trong đó cần chú ý các yếu tố cơ bản như: tính lịch sử, tính giai cấp, tính dân tộc, tính nghề nghiệp,…

Tuy nhiên, xét đến cùng thì các đặc thù trên là do tồn tại xã hội, do hoàn cảnh, do điều kiện kinh tế - xã hội và văn hoá cụ thể quy định.

1.2.1.2. Khái niệm kinh doanh

Theo từ điển tiếng Việt của viện ngôn ngữ học, kinh doanh được định nghĩa là “tổ chức việc sản xuất, buôn bán, dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi” [54, tr.529].

Đại từ điển tiếng Việt lại đưa ra cách định nghĩa khác: kinh doanh có nghĩa là tổ chức bn bán để thu lời lãi.

Cịn từ điển và từ ngữ Việt Nam thì định nghĩa: kinh doanh là tổ chức hoạt động về mặt kinh tế để sinh lợi. Lợi (lãi) ở đây được hiểu là khi người ta bỏ vốn ra hoạt động kinh tế buôn bán và sau một quá trình hoạt động sẽ thu được một giá trị mới cao hơn so với số vốn ban đầu bỏ ra cùng với việc bảo đảm các trách nhiệm khác theo pháp luật.

Như vậy, trong một số từ điển do các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam biên soạn thì nghĩa của từ kinh doanh về cơ bản là thống nhất: chỉ hoạt động sản xuất, buôn bán, dịch vụ nhằm thu được lợi nhuận.

Xét từ góc độ triết học thì kinh doanh là một dạng hoạt động và mối quan hệ do chủ thể kinh doanh và khách thể kinh doanh tạo nên.

Chủ thể kinh doanh là những người làm kinh doanh bao gồm các cấp độ khác nhau: cá nhân, nhóm, tổ chức, tầng lớp các nhà kinh doanh (doanh nhân)…

Khách thể kinh doanh là những khách hàng của chủ thể, bao gồm: những người tiêu dùng với các cấp độ khác nhau và những nhà kinh doanh khác.

Bản chất của mối quan hệ kinh doanh được thể hiện trong mối quan hệ trao đổi, ràng buộc lẫn nhau giữa chủ thể và khách thể. Người kinh doanh phải căn cứ vào nhu cầu, thị hiếu, sở thích của khách hàng để cung cấp cho họ một lượng hàng hố hay dịch vụ nào đó, nhằm thu về số tiền với một mức lợi nhuận nhất định. Ngược lại, khách hàng có quyền mua hay khơng mua hàng hố, dịch vụ nào đó và do đó họ có thể trả tiền hay khơng trả tiền cho những hàng hố, dịch vụ đó. Qua đó thể hiện thái độ tán thành hay không tán thành cuả khách hàng đối với các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của nhà kinh doanh.

Như vậy, nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh là đôi bên (cả chủ thể và khách thể) cùng có lợi, cùng được tơn trọng. Kinh doanh là một nghề, một hoạt động chính đáng xuất phát từ nhu cầu phát triển của xã hội cũng như nhu cầu thoả mãn lợi ích của bản thân chủ thể kinh doanh, do sự phân công lao động tạo ra. Vấn đề là ở chỗ: kinh doanh như thế nào? Nó đem lại lợi ích và giá trị cho ai? Đó chính là vấn đề có liên quan đến bản chất của đạo đức kinh doanh.

Từ sự phân tích trên có thể hiểu kinh doanh là việc thực hiện một, một

số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi cho chủ thể (kinh doanh).

Với tư cách là một khía cạnh luân lý trong hoạt động thương mại, đạo đức kinh doanh đã xuất hiện lâu đời như chính thương mại vậy. Ngay từ thời cổ đại những doanh nhân chân chính đã biết đến những chuẩn mực của đạo đức kinh doanh. Chẳng hạn, thời Đông Chu, Phạm Lãi đã đúc kết cho bản thân và cho thiên hạ 16 nguyên tắc kinh doanh, trong đó đã thể hiện các u cầu về chữ tín, trung thực, đảm bảo chất lượng hàng hoá…

Ngày nay, trước yêu cầu của thực tiễn phát triển đạo đức kinh doanh trong điều kiện hiện đại đã làm xuất hiện một lý thuyết đạo đức chuyên biệt, gọi là đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, với tư cách là một khái niệm khoa học, đạo đức kinh doanh mới chỉ tồn tại được khoảng bốn chục năm trở lại đây. Nhà nghiên cứu đạo đức kinh doanh nổi tiếng thế giới Norman Bowie là người đầu tiên đưa ra khái niệm này trong một hội nghị khoa học vào năm 1974, kể từ đó nó trở thành một môn học trong các khoa kinh tế và quản trị ở các trường Đại học của Mỹ và trở nên một chủ đề phổ biến được tranh luận sôi nổi trong các hội thảo khoa học, trong các cuộc tranh luận của các lãnh đạo trong giới kinh doanh, người lao động, các cổ đơng, người tiêu dùng… trên tồn thế giới.

Ở nước ta, khái niệm đạo đức kinh doanh dường như là vấn đề cịn rất mới khơng những đối với các nhà kinh doanh mà ngay cả những người nghiên cứu lĩnh vực này. Cho đến nay, có rất ít tài liệu chuyên môn về đạo đức kinh doanh được xuất bản ở Việt Nam. Hầu hết các sách viết về đạo đức kinh doanh được dịch từ sách của nước ngoài, đặc biệt là của Mỹ, Axtrâylia… Gần đây, vấn đề đạo đức kinh doanh đã được quan tâm nhiều hơn. Đã có khá nhiều bài viết liên quan đến đạo đức kinh doanh được đăng tải trên các báo và tạp chí như: chúng ta (tạp chí lưu hành nội bộ của cơng ty FPT, website: chungta.com), báo diễn đàn doanh nghiệp (tờ Thời báo cho giới doanh nhân Việt Nam do phòng Thương mại và công nghiệp VN - VCCI phát hành, website: www.dddn.com.vn), báo Hà Nội mới (website: www.hanoimoi.com.vn) và một số báo và tạp chí khác như: Saigon Times, Thời báo kinh tế Sài Gòn, báo Lao động, Tạp chí Tâm lý học, Tạp chí nhà quản lý… Tuy nhiên, các bài báo này

thường mới chỉ dừng lại ở việc nhận định về những sự kiện gần đây ở Việt Nam có liên quan đến đạo đức kinh doanh. Họ cũng bắt đầu thấy được tầm quan trọng của đạo đức trong kinh doanh - đó là yếu tố cơ bản làm nên thương hiệu của sản phẩm. Các trường Đại học, Cao đẳng dạy về kinh doanh ở Việt Nam gần đây đã đưa môn đạo đức kinh doanh vào giảng dạy nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở hình thức mơn học tự chọn. Chính vì vậy, mặc dù thường được nghe về đạo đức kinh doanh nhưng cách hiểu của các doanh nghiệp, của người dân về khái niệm này còn khá mơ hồ. Trong khi đó, đạo đức kinh doanh là một khái niệm phức tạp. Khi bàn về vấn đề này, quan điểm của các nhà nghiên cứu, trong giới học thuật cũng như các cơ quan quản lý xã hội không phải bao giờ cũng thống nhất với nhau.

Ý thức được sự phức tạp của vấn đề trên, giáo sư Phillip V.Lewis, trường Đại học Abilene Christian (Hoa Kỳ) đã tiến hành điều tra và thu được trên 180 định nghĩa được nêu ra trong các giáo trình, sách giáo khoa và các bài nghiên cứu trong 20 năm từ năm 1961 đến 1981. Sau khi phân tích, tìm ra những điểm chung của các khái niệm trên, ông tổng hợp lại và đưa ra định nghĩa về đạo đức kinh doanh như sau: “Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn,

chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp, chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực trong những trường hợp nhất định”.

Cũng có thể hiểu một cách đơn giản hơn: đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của các doanh nhân đối với bản thân họ, đối với người khác và đối với xã hội. Vì vậy, đạo đức kinh doanh phải tuân theo những chuẩn mực đạo đức nói chung đã được xã hội thừa nhận và phải phù hợp với đạo lý dân tộc.

Lại có quan điểm khác cho rằng: Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong qúa trình kinh doanh. Những người theo quan điểm này cho rằng, đạo đức có vai trị vơ cùng to lớn, nó tác động đến mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Vì vậy, trong mỗi lĩnh vực khác nhau đều phải “đưa” đạo đức vào và kinh doanh cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ.

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về đạo đức kinh doanh, trong đó đáng chú ý hơn cả là quan điểm cho rằng, “đạo đức kinh doanh gồm những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh; chúng được những người hữu quan (nhà đầu tư, khách hàng, người quản lý, người lao động, đại diện cơ quan pháp lý, cộng đồng dân cư, đối tác, đối thủ…) sử dụng để phán xét một hành động cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức” [64, tr.18].

Từ sự phân tích trên đây có thể rút ra định nghĩa về đạo đức kinh doanh như sau: Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp, được áp dụng

trong lĩnh vực kinh doanh, bao gồm các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức có tác dụng điều chỉnh, đánh giá và hướng dẫn hành vi của các chủ thể hoạt động kinh doanh; chúng được những người hữu quan tự giác, tự nguyện thực hiện và sử dụng để phán xét các hành vi trong kinh doanh là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức.

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở việt nam hiện nay (qua thực tế ở hà nội (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w