Nam hiện nay
Hiện nay, trên thế giới, cùng với vấn đề đạo đức kinh doanh, vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh đã nhận được sự chú ý, quan tâm của nhiều đối tượng. Nhiều quốc gia đã và đang xây dựng các bộ luật đạo đức doanh nghiệp. Nhiều cơng ty lớn, hãng lớn đã có các bộ luật đạo đức doanh nghiệp của riêng mình và nó đã phát huy tác dụng, tạo ra lợi thế lớn trong cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, vấn đề này trước đây ít được quan tâm, dường như chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về xây dựng đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (mà chủ yếu là xây dựng đạo đức cho giới doanh nhân - Đạo đức doanh nhân). Vì vậy, những nội dung của đạo đức kinh doanh cần xây dựng cũng chưa thực sự được đặt ra. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do áp lực của tiến trình tồn cầu hố và hội nhập
kinh tế quốc tế. Đặc biệt, là từ khi Việt Nam chính thức gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thì vấn đề đạo đức kinh doanh và xây dựng đạo đức doanh nhân càng trở nên cấp thiết. Do đó, trong quá trình xây dựng đạo đức kinh doanh cần bảo đảm một số nội dung sau:
1.2.2.1. Trung thực, giữ chữ tín trong kinh doanh
Để xây dựng và phát huy vai trò của đạo đức trong kinh doanh, trước hết cần xây dựng các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh. Đó là cơ sở để điều chỉnh và đánh giá hành vi của các chủ thể kinh doanh, sao cho các hành vi đó vừa đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh vừa phù hợp với các chuẩn mực đạo đức chung của xã hội. Trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh thì trung thực, giữ chữ tín trong kinh doanh là chuẩn mực cơ bản và phổ biến nhất.
Người phương Đông vốn không trọng thương, nhưng đạo đức kinh doanh vẫn được người phương Đơng nói đến, một cách ngắn gọn bằng chữ “Tín”. Trong những sách lược kinh doanh của người phương Đơng, chữ tín ln được đặt lên hàng đầu. Người Việt Nam có câu “một lần bất tín, vạn lần bất tin” để nói về sự trung thực, giữ chữ tín trong kinh doanh.
Trung thực và giữ chữ tín trong kinh doanh là tiêu chuẩn hàng đầu về đạo đức của các doanh nhân và cũng là tiêu chí cơ bản để xây dựng đạo đức kinh doanh. Muốn xây dựng đạo đức kinh doanh, trước hết phải xây dựng tính trung thực và giữ chữ tín trong kinh doanh. Điều đó có nghĩa là, các doanh nhân phải ln trung thực trong việc chấp hành luật pháp của Nhà nước để không đi vào con đường trốn thuế, lậu thuế, buôn bán hàng quốc cấm hoặc tiến hành những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục của dân tộc, không làm ăn phi pháp. Mặt khác, trung thực trong kinh doanh còn địi hỏi họ phải ln trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (trong giao dịch, đàm phán và ký kết) và người tiêu dùng để đảm bảo chất lượng hàng hoá và dịch vụ đúng như những lời quảng cáo và giới thiệu, không dùng các thủ đoạn xảo trá để kiếm lời, không làm hàng giả, khuyến mại giả, không quảng cáo sai sự thật, không sử dụng nhái những nhãn hiệu nổi
tiếng gây sự nhầm lẫn đối với người tiêu dùng, phải ln giữ lời hứa và giữ chữ tín trong kinh doanh; trung thực ngay cả với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, chiếm công vi tư dù hàng ngày, hàng giờ vẫn va chạm trực tiếp với tiền và hàng, lại có quyền quyết định trực tiếp trong tay và cũng có thể khơng ai biết được ngồi lương tâm mình.
Tính trung thực trong kinh doanh một mặt do pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của doanh nghiệp tạo ra. Song nếu chỉ có pháp luật khơng thơi thì chưa đủ. Bởi có thể có những hành vi kinh doanh khơng trái pháp luật (pháp luật khơng cấm) nhưng nó có hại cho xã hội, cho cộng đồng, doanh nhân biết nhưng không tự giác, tự nguyện điều chỉnh, trong chừng mực đó rất cần đến cái “tâm” của doanh nhân. Đó chính là đạo đức kinh doanh.
Chẳng hạn, năm 2002, một công ty sản xuất nước tương khá nổi tiếng ở Việt Nam - công ty Chin su, đã xuất khẩu nước tương sang thị trường EU (Bỉ). Nước tương có chứa chất 3-MPCD, là một chất độc hố học có thể gây ung thư ở người và động vật với mức 86 mg/kg và đã bị cơ quan kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm của Bỉ phát hiện. Với tỉ lệ này thì ở Việt Nam, cơng ty Chin su hồn tồn khơng vi phạm luật pháp vì nó nằm trong phạm vi cho phép của luật pháp Việt Nam nhưng lại vượt gấp nhiều lần tỉ lệ cho phép của EU (tiêu chuẩn của EU chỉ cho phép ở mức 0,05 mg/kg - tức là gấp gần 200 lần).
Hay, một ví dụ khác tương tự: các hãng sản xuất ô tô, xe máy ở Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,… trước khi xuất xưởng các sản phẩm bao giờ cũng được kiểm tra kỹ lưỡng về tiêu chuẩn, chất lượng, thông số kỹ thuật,… đến đảm bảo vệ sinh môi trường. Nhưng khi các doanh nghiệp này sang Việt Nam, liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam hoặc sản xuất ô tô, xe máy tại Việt Nam với 100% vốn nước ngồi thì khơng mấy doanh nghiệp thực hiện đầy đủ theo đúng quy trình. Phần lớn họ cắt xén, “lách luật”, bỏ qua một số khâu mà pháp luật Việt Nam chưa có những quy định bắt buộc (chưa cấm). Để cắt giảm chi phí sản xuất, thu lợi nhuận ở mức cao nhất, nhiều nhà sản xuất đã không chế tạo và lắp ráp bộ lọc khí thải trước khi xả ra mơi trường.
Qua những ví dụ trên cho thấy, có thể các doanh nghiệp không vi phạm pháp luật nhưng rõ ràng họ đã vi phạm đạo đức kinh doanh vì họ hồn tồn ý thức được tác hại của hành vi này.
Song không phải tất cả các doanh nghiệp đều có cách ứng xử như vậy, có những doanh nghiệp vì chữ tín, vì sự ổn định lâu dài, bền vững, họ có thể từ bỏ lợi ích trước mắt nếu thấy có nguy cơ gây hại cho xã hội. Chẳng hạn, Công ty Parker Brothers (Mỹ) chuyên sản xuất đồ chơi trẻ em đã đưa ra thị trường một loại đồ chơi là một túi đựng những con tán (rivets) bằng nhựa và cao su để lắp ráp thành các khối hình thù khác nhau. Món hàng này ngay lập tức đã nhận được sự hoan nghênh từ mọi giới, nhờ vậy chỉ trong một thời gian ngắn (chưa đầy một năm) doanh số của mặt hàng này đã lên đến 10 triệu đô la. Nhưng cũng trong khoảng thời gian đó đã xảy ra một sự cố: có hai em bé trong lúc xếp hình đã nuốt những con tán dẫn đến tử vong. Ngay lập tức, giám đốc Công ty đã quyết định không sản xuất mặt hàng này nữa cho dù việc bán nó vẫn hồn tồn hợp pháp và có lợi nhuận cao.
Có thể thấy, quyết định trên hồn tồn khơng bị ràng buộc bởi khía cạnh pháp lý mà đặt trên cơ sở các ưu tư về mặt đạo đức, sự thúc đẩy của lương tâm và cả nỗi e sợ bị công chúng đánh giá thấp sẽ gây ra hậu quả xấu đối với Cơng ty.
Trung thực, giữ chữ tín trong kinh doanh còn đòi hỏi và biểu hiện thành các yêu cầu như: tôn trọng con người (tôn trọng đối tác, đối thủ, tôn trọng người tiêu dùng…), giao dịch hợp lý và cạnh tranh bình đẳng.
Tơn trọng con người, nghĩa là, trong quan hệ, đối với những người cộng sự và dưới quyền ln tơn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tơn trọng hạnh phúc, quyền tự do và các quyền hợp pháp khác, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên. Đối với khách hàng, tơn trọng nhu cầu, sở thích, tâm lý khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh, phải tơn trọng lợi ích của đối thủ.
Tơn trọng con người đó là sự tơn trọng những nhu cầu, lợi ích và quyền lợi của người khác. Trong kinh doanh khơng nên chỉ hành động vì mình và cho
riêng bản thân mình mà phải hành động vì cộng đồng, xã hội. Ln gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.
Mặt khác, trung thực, giữ chữ tín trong kinh doanh cịn địi hỏi và yêu cầu phải giữ bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt. Bởi trong hoạt động kinh doanh có rất nhiều mối quan hệ giao dịch kinh doanh yêu cầu trao đổi thông tin một cách bí mật. Các nhà quản lý phải có trách nhiệm hạn chế sử dụng những thơng tin này trong các tình huống kinh doanh và họ cũng khơng nên sử dụng những thơng tin này cho các mục đích khác hoặc để lộ ra ngoài, trừ phi chúng thực sự là cần thiết hay được sự đồng ý của các bên liên quan.
Ngoài ra, những chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh cịn thể hiện ở việc tơn trọng và thực thi nghiêm chỉnh pháp luật trong kinh doanh, ở tinh thần phục vụ, khát vọng và quyết tâm phát triển kinh doanh, làm giàu cho đất nước và cho bản thân mình.
Trên cơ sở những chuẩn mực chung đó, các doanh nghiệp cần cụ thể hóa thành những chuẩn mực cụ thể, phù hợp với đạo đức chung của xã hội và phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp mình, tạo nên những dấu ấn riêng, bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp. Sau khi xây dựng xong các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, cần tổ chức giáo dục cho các thành viên trong doanh nghiệp, đảm bảo cho mọi thành viên trong doanh nghiệp đều chấp nhận và thực hiện theo. Khi nắm vững các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức đó, mỗi thành viên trong doanh nghiệp sẽ có cơ sở để điều chỉnh hành vi và đánh giá hành vi của bản thân sao cho các hành vi đó vừa đáp ứng những yêu cầu của kinh doanh vừa phù hợp với các chuẩn mức đạo đức xã hội. Nói cách khác, những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh được xây dựng phải có vai trị là một hệ thống định hướng và điều tiết theo kiểu đạo đức tới các chủ thể hoạt động kinh doanh cũng như toàn bộ lĩnh vực kinh doanh của xã hội. Tính đặc thù của hệ điều tiết này khác với pháp luật hoặc bản năng tự nhiên ở chỗ sự điều chỉnh của
đạo đức chỉ theo cơ chế tự nguyện, tự giác; sự mặc nhiên chấp nhận của mỗi cá
nhân thơng qua lương tâm của họ và có sự tác động của dư luận xã hội.
Trung thực, giữ chữ tín trong kinh doanh khơng chỉ là địi hỏi tất yếu để tạo nên sự thịnh vượng bền vững của doanh nghiệp mà trung thực, giữ chữ tín trong kinh doanh còn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Từ xa xưa cha ông ta đã đúc kết: “Gian thương chẳng lọ thật thà”, “lộc bất tận hưởng”, “có đức mặc sức mà ăn”, “thật thà là cha mánh khoé”, “thật thà là cha quỷ quái”, “Hay gì lừa đảo kiếm lời, cả nhà ăn uống tội trời riêng mang”, “đồng tiền lận, nhân nghĩa kiệt”, “làm người thì khó, làm chó thì dễ” (làm ăn đúng theo đạo lý mới khó, làm ăn vơ đạo đức thì dễ)… để răn dạy con cháu trong làm ăn, buôn bán phải luôn luôn trung thực, giữ chữ tín mới mong có được sự thành cơng và khi làm ăn phát đạt thì cũng phải biết giúp đỡ những người khác cịn khốn khó hơn mình.
Người Trung Quốc cũng có câu ngạn ngữ “thương dĩ đức hành” (bn bán phải dựa trên đạo đức mà làm). Điều đó có nghĩa là trong kinh doanh phải có đạo đức kinh doanh, phải dựa vào đạo đức kinh doanh tốt đẹp mà mong được sinh tồn và phát triển, đạo đức tốt thì kinh doanh, bn bán hưng thịnh, đạo đức kém thì bn bán lụi bại.
Có thể nói, trung thực và giữ chữ tín là yêu cầu số một của quan điểm kinh doanh có đạo đức. Những doanh nhân chính trực, những thương gia tốt, người buôn bán thành thực luôn ghi nhớ một điều: trong sản xuất kinh doanh họ luôn trung thực và giữ chữ tín.
Để xây dựng đạo đức kinh doanh xã hội chủ nghĩa thì trung thực, giữ chữ tín trong kinh doanh là u cầu và địi hỏi tất yếu. Có trung thực, giữ chữ tín trong kinh doanh mới mang lại sự giàu mạnh bền vững cho đất nước, cho bản thân doanh nghiệp và doanh nhân, góp phần đem lại sự công bằng cho mọi người và mọi người đều được hưởng thành quả của sự phát triển xã hội.
Buôn bán thật thà, kinh doanh có đạo đức, trung thực, giữ chữ tín… ngày nay đã trở thành một trào lưu khơng thể đảo ngược trên thế giới. Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu để giành thắng lợi trong cạnh tranh trên thương
trường. Vì vậy, muốn xây dựng đạo đức kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - xây dựng đạo đức kinh doanh xã hội chủ nghĩa thì trước hết phải xây dựng được tính trung thực, thật thà, giữ chữ tín trong kinh doanh. Đó là một trong những nội dung cốt lõi của đạo đức kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
1.2.2.2. Phấn đấu vì lý tưởng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Đây là một phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị tiêu biểu cho các doanh nhân thời kỳ đổi mới, thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Phấn đấu vì lý tưởng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh cũng là lý tưởng sống của mỗi doanh nhân Việt Nam chân chính. Bởi vì, mỗi doanh nhân Việt Nam đều hiểu rằng, lý tưởng cuộc sống là động cơ chủ yếu và cao nhất, nó chỉ đạo mọi hoạt động của con người trong hiện tại và quyết định các kế hoạch trong tương lai.
Đối với những doanh nhân có đạo đức, khơng chỉ bản thân họ phấn đấu vì lý tưởng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh mà chính bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng, đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, lý tưởng sống của họ đã lan toả ra xung quanh, tác động đến sự phát triển nhân cách của những người khác. Mục tiêu của các doanh nhân là làm giàu, nhưng không phải chỉ làm giàu cho bản thân, cho gia đình mình, cho những người dưới quyền mình mà cao hơn cả là làm giàu cho quê hương, đất nước, làm cho đất nước ngày càng phồn vinh, ngày càng mạnh.
Ngày nay, nhiều người đã thừa nhận quan điểm “thương trường là chiến trường”, tổ chức kinh tế là đơn vị chiến đấu, doanh nhân là người chỉ huy chiến đấu và những người lao động là những chiến sỹ trên mặt trận kinh tế. Xây dựng đạo đức doanh nhân là một mặt trận, là sự nghiệp cách mạng lâu dài, gian khổ, địi hỏi có ý chí cách mạng, tính chủ động, sáng tạo, lịng quyết tâm và sự tự giác rất cao của mỗi doanh nhân Việt Nam. Quá trình xây dựng đạo đức doanh nhân địi hỏi phải hình thành được một bản lĩnh đạo đức trong bước quá độ có nhiều
thành tựu to lớn nhưng cũng còn rất nhiều bất cập, yếu kém, thậm chí có lĩnh vực cịn suy thối, khi những thang bậc giá trị trong hệ thống giá trị đang định hình, bao gồm cả những giá trị cũ đang bị phủ định và giá trị mới đang tự khẳng định mình. Do vậy, mỗi người chỉ huy muốn chiến thắng trên lĩnh vực kinh tế đầy khốc liệt, trước thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế thì trước hết bản thân doanh nhân đó phải có đạo đức doanh nhân, phải phấn đấu vì lý tưởng dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong những năm gần đây, số lượng doanh nhân Việt Nam phát triển rất nhanh chóng. Họ ln cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức trong nhiều lĩnh vực ở các lớp học. Nhưng, có lẽ chưa có một lớp học nào chuyên sâu về đạo đức doanh