Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở việt nam hiện nay (qua thực tế ở hà nội (Trang 64 - 68)

Với nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng như hiện nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang dần dần trở thành một khái niệm được nhiều người quan tâm và có tầm quan trọng chiến lược đối với mỗi doanh nghiệp.

Theo chuyên gia của Ngân hàng thế giới, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là “cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ các chuẩn mực về bảo vệ mơi trường, bình đẳng về giới, an tồn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội” [40, tr.106].

Điều đó có nghĩa là, bên cạnh những lợi ích phát triển riêng của từng doanh nghiệp phù hợp với pháp luật hiện hành thì đều phải gắn kết với lợi ích phát triển chung của cộng đồng xã hội.

Hiện nay, ở Việt Nam, khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn tương đối mới mẻ. Vì vậy, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cho đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Do chưa thấy được vai trò quan trọng cũng như lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội đem lại nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không làm trịn trách nhiệm của mình đối với xã hội như xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người tiêu dùng, gây ơ nhiễm mơi trường…Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi tập trung vào hai khía cạnh sau đây: trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với chất lượng hàng hoá (mà cụ thể là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm) và bảo vệ môi trường. Đối với vấn đề thứ nhất, thời gian gần đây đã có hàng loạt các vụ scandad về vệ sinh an tồn thực phẩm được báo chí phanh phui. Câu chuyện xảy ra từ năm 2008 ở Công ty cổ phần thực phẩm Việt Nam (Vinafood) nhập 55 tấn giị heo đơng lạnh từ Canada và Mỹ không “date” sử dụng bị niêm phong ở kho lạnh Tân Tạo chờ xử lý, bỗng dưng tháo gỡ niêm phong “tẩu tán” ra thị trường đến nay vẫn còn gây nhức nhối, và còn chuyện hàng ngàn tấn nội tạng heo, gà, vịt… được nhập lậu từ Trung Quốc về Việt Nam đã “bốc mùi” vẫn được các doanh nghiệp sử dụng để sản xuất hàng hoá hoặc bán ra thị trường. Gần đây người tiêu dùng lại một lần nữa “sởn gai ốc” khi nghe tin một số cơ sở sản xuất kinh doanh ở La Phù và Cát Quế huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã sử dụng mỡ bẩn và dầu ăn thải loại từ các nhà hàng để chế biến món ăn khối khẩu của một số người như, ngô chiên, khoai tây chiên, quẩy rán, phồng tôm… Những người làm ra mỡ bẩn và kinh doanh mỡ bẩn đâu phải họ khơng biết đến tác hại của nó nhưng họ vẫn làm mà khơng một chút vướng bận lương tâm, bất chấp tất cả để nhằm một mục tiêu duy nhất là lợi nhuận. Để kiếm được nhiều tiền người ta sẵn sàng trộn cả bột đá vào làm kẹo, làm bánh trung thu (ở La Phù, Hoài Đức, Hà Nội), mặc cho người tiêu dùng có thể bị loét dạ dày, bị ung thư do ăn kẹo chứa bột đá. Các doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận mà bất chấp sức khoẻ người tiêu dùng. Họ đã “quên” đi trách nhiệm của mình đối với xã hội, đối với người tiêu dùng, “quên” đi một điều thật đơn giản nhưng nó lại là yếu tố làm nên thương hiệu, uy tín và sự trường tồn của doanh nghiệp. Đối với những doanh

càng đòi hỏi khắt khe hơn. Một doanh nhân kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm đã từng nói: trách nhiệm xã hội đối với một doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm là phải sản xuất những sản phẩm có chất lượng đúng như cơng bố, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong những tình huống có thơng tin bất thường về chất lượng sản phẩm, một doanh nghiệp có trách nhiệm sẽ phải có phản hồi kịp thời, công bố ngay trên các phương tiện truyền thông để làm rõ thông tin, minh bạch với người tiêu dùng. Ngay cả khi sản phẩm có vấn đề, doanh nghiệp cũng cần thừa nhận và thông báo ngay lô hàng cụ thể, sẵn sàng thu hồi, như vậy mới sòng phẳng với người tiêu dùng. Ngược lại, nếu doanh nghiệp làm ăn gian dối thì sớm muộn cũng bị phá sản.

Đặc biệt thời điểm cuối năm 2008, “cơn bão melamine” tẩy chay sữa bột đã đẩy nhiều doanh nghiệp sản xuất sữa đến bờ vực phá sản, trong đó có Cơng ty cổ phần sữa Hà Nội (Hanoimilk). Trong bối cảnh hàng loạt sản phẩm sữa của Trung Quốc bị nhiễm melamine (một chất gây bệnh kết sỏi tiết niệu cho trẻ em), Bộ Y tế cũng đã vào cuộc, lấy mẫu sữa thành phẩm và sữa nguyên liệu của các công ty sữa Việt Nam để xét nghiệm. Ngày 23-9-2008, thanh tra Bộ Y tế đã tới kiểm tra tại Hanoimilk và lấy mẫu sữa nguyên liệu để mang đi kiểm định. Những ngày đầu tháng 10-2008, Bộ Y tế liên tiếp công bố 7 mẫu sữa của Hanoimilk nhiễm melamine. Thông tin trên đã khiến người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm của Hanoimilk, làm cho việc sản xuất kinh doanh của nhà máy bị đình trệ, gây thiệt hại nặng nề cho Công ty và người nơng dân. Nhưng sau đó khơng lâu, trong tháng 11 và tháng 12-2008, chính Bộ Y tế lại cơng bố, tất cả các loại sản phẩm của Hanoimilk khơng có melamine và xác nhận về việc trùng lặp các mẫu sữa đã làm xét ngiệm. Cơn bão melamine đã được kiểm sốt. Nhưng vẫn cịn đó những thiệt hại của doanh nghiệp do những thơng tin thiếu chính xác từ phía cơ quan chức năng (thời gian này Hanoimilk đã lỗ tới 42 tỷ đồng). Đó là những con số thiệt hại có thể thống kê được, cịn về thương hiệu và lòng tin của khách hàng, của nhà đầu tư trên sàn chứng khốn thì khơng thể nào có thể đo đếm được.

Qua vụ việc trên có thể thấy rằng, các doanh nghiệp cần thực hiện tốt và đầy đủ trách nhiệm của mình của mình đối với xã hội. Song, về phía các cơ quan chức năng có trách nhiệm giám sát việc thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm hơn trong các kết luận của mình. Trong trường hợp có những kết luận chưa chính xác cũng cần đính chính lại cơng khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng và những nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về sản phẩm của các doanh nghiệp. Đó cũng là cách thực hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với chất lượng hàng hố khơng chỉ được thể hiện ở chỗ đảm bảo chất lượng hàng hố mà cịn phải được thể hiện ở sự đúng, đủ số lượng như đã công bố (đăng ký). Vậy mà những ngày cuối năm 2010 mặc dù chương trình bình ổn giá dịp cuối năm có sự góp mặt của rất nhiều mặt hàng thiết yếu, song nhiều người dân Hà Nội đã đặt câu hỏi: phải chăng khơng ít mặt hàng đóng gói sẵn, mẫu mã đẹp được bày bán tại các chợ đầu mối, cửa hàng, siêu thị trên địa bàn thành phố có đảm bảo về chất lượng và số lượng?

Mặc dù nhiều người đã chọn giải pháp an toàn là mua hàng ở siêu thị để đảm bảo chất lượng và số lượng vì hàng hố tại các siêu thị thường được đóng gói theo đúng quy định, đảm bảo vệ sinh, trên bao bì lại có đầy đủ những thông tin của sản phẩm như, ngày sản xuất, hạn sử dụng, khối lượng sản phẩm… nhưng rồi người tiêu dùng cũng mất lịng tin vì nhiều sản phẩm được bày bán trong siêu thị cũng bị ăn bớt khối lượng. Điển hình cho việc ăn bớt khối lượng sản phẩm phải kể đến thịt bị khơ (bị ăn bớt đến 1/3 khối lượng/1 gói). Tại một siêu thị trên phố Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội, một gói thịt bị khơ trên bao bì ghi khối lượng 60g, nhưng khối lượng thực tế chỉ có 41,2g. Tương tự, tại một siêu thị trên đường Giải Phóng, một sản phẩm bánh kẹo trên bao bì ghi khối lượng là 450g nhưng trên thực tế chỉ có 404,5g… rõ ràng là các doanh nghiệp này đã cố tình vi phạm quy định về đo lường đối với hàng hố đóng gói sẵn, lừa gạt người tiêu dùng, thiếu trách nhiệm đối với xã hội và cộng đồng.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang trở thành một nội dung được quan tâm, các doanh nghiệp ngày càng chú ý nhiều hơn đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội bởi họ nhận thức được rằng, thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ mang lại cho các doanh nghiệp những lợi ích và cơ hội lớn. Từ năm 2005 nước ta đã có giải thưởng “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững” nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội trong bối cảnh hội nhập. Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, một số doanh nghiệp Việt Nam (phần lớn là doanh nghiệp lớn) đã đăng ký thực hiện trách nhiệm xã hội dưới dạng các cam kết đối với xã hội trong việc bảo vệ môi trường, với cộng đồng địa phương nơi doanh nghiệp đóng và với người lao động. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động thực hiện trách nhiệm xã hội và nhờ đó thương hiệu của họ ngày càng được nhiều người biết đến như: Mai Linh, Kinh Đơ, Duy Lợi,.. điều đó đã và sẽ mang lại cho họ uy tín và do đó mang lại lợi nhuận kinh tế và cả lợi ích chính trị - xã hội.

Thực tiễn cho thấy, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ngày càng được các doanh nhân nước ta nhận thức sâu sắc và đó cũng chính là những đóng góp của các doanh nghiệp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao đời sống của người lao động và gia đình họ góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội như: chương trình “Tơi u Việt Nam” (Cơng ty Hon da Việt Nam); chương trình “giáo dục vệ sinh cá nhân” cho trẻ em (Công ty Unilever); chương trình “đào tạo tin học Topic 64” (Microsoft, Qualconm); chương trình “ủng hộ nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ” (Vinacapitat, Sam sung); chương trình “khơi phục thị lực cho trẻ em nghèo” (Western Union)...

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở việt nam hiện nay (qua thực tế ở hà nội (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w