Quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở việt nam hiện nay (qua thực tế ở hà nội (Trang 70 - 79)

Thời gian gần đây, các cuộc đình cơng có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội từ năm 1995 đến năm 2006 cả nước đã xảy ra 1.171 cuộc đình cơng. Trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 7%; khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 67%; khu vực doanh nghiệp dân doanh chiếm 26%. Vài năm trở lại đây, vấn đề đình cơng của cơng nhân đang trở thành vấn đề nóng. Năm 2009 có 219 cuộc, năm 2010 có 424 cuộc và chỉ trong quý 1 năm 2011 có tới 220 cuộc. Số liệu trên cho thấy tình trạng đình cơng, bãi cơng đang có diễn biến đáng lo ngại. Hầu hết các lý do mà cơng nhân đưa ra để tổ chức đình cơng ở tất cả các doanh nghiệp đều tập trung vào các vấn đề như: lương, thưởng quá thấp khơng đủ chi phí cuộc sống, làm tăng ca quá mức cho phép, áp lực tai nạn lao động ln rình rập, khơng được nghỉ lễ theo quy định của nhà nước, điều kiện làm việc, sinh hoạt không đảm bảo, thực hiện một số nội quy, quy định quá khắc nghiệt đối với người lao động...

Tại Hà Nội, thời gian gần đây số cuộc đình cơng, bãi cơng cũng có xu hướng gia tăng. Những ngày đầu năm 2010, mặc dù tình hình kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi nhưng nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp có vốn nước ngồi) vẫn xảy ra đình cơng. Điển hình là cuộc đình cơng xảy ra đầu năm 2010 tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Endo Stainless Steel (100% vốn Nhật Bản), tại khu công nghiệp Nội Bài - Hà Nội; ở Công ty Armstrongs (khu công nghiệp Nội Bài), công nhân phải tự túc bữa ăn trưa với đồng lương vốn đã ít ỏi. Chính điều này đã dẫn đến cuộc đình cơng diễn ra ở doanh nghiệp vào năm 2008. Gần đây nhất là các cuộc đình cơng diễn ra vào ngày 7/3/2011 của hơn 3.000 công nhân nhà máy lắp ráp xe máy Yamaha, thuộc khu cơng nghiệp Sóc Sơn (Hà Nội) và cuộc đình cơng ngày 13/4/2011 của gần 2.000 cơng nhân Công ty Marumitsu, thuộc khu cơng nghiệp Quang Minh, Mê Linh (Hà Nội) địi tăng lương (với mức lương cơ bản khoảng 1.600.000 đồng/1 tháng là quá thấp) trong

bối cảnh giá cả leo thang như hiện nay; đòi được nghỉ lễ theo quy định của Nhà nước (ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch vừa qua, công nhân Công ty Marumitsu vẫn phải đi làm). Với mức lương thấp như vậy, nhiều công nhân không thể trang trải cuộc sống. Để tăng thêm thu nhập, buộc công nhân phải làm thêm giờ, ở nhiều xí nghiệp cơng nhân làm việc thêm giờ lên tới 55%, nhiều người làm đến 16 giờ một ngày cho đến khi ngất xỉu, nhưng cũng chỉ được nghỉ hơm đó, hơm sau vẫn phải đi làm tiếp nếu không muốn bị đuổi việc. Đây là một hành vi khơng thể tha thứ được!

Có lẽ trong thời gian vừa qua, các cuộc đình cơng xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước, do đó vấn đề quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động cũng được đề cập đến nhiều hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chính vì vậy mà trong cuộc điều tra xã hội học tiến hành tại Hà Nội thời gian gần đây về vấn đề này đã thu được kết quả khá khả quan. Khi được yêu cầu bày tỏ quan điểm của mình về việc “Một doanh nghiệp từ chối tiếp nhận lao động nữ đang nuôi con nhỏ hoặc buộc làm thêm giờ khi lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 3 tuổi”. Trong số người tham gia trả lời câu hỏi này có 25% cho là “vi phạm pháp luật”; 66,67% cho là “vi phạm đạo đức kinh doanh”; và chỉ có 8,33% cho là “khơng vi phạm, vì mọi người lao động có nghĩa vụ làm việc như nhau”.

Như vậy, mặc dù cịn có những hạn chế nhất định trong nhận thức về vấn đề đạo đức kinh doanh nhưng đại đa số người tham gia cuộc điều tra đã có ý thức tương đối rõ ràng về vấn đề này.

Ngồi những vấn đề vừa trình bày trên đây, đạo đức kinh doanh cịn có rất nhiều khía cạnh khác. Song, trong khn khổ hạn hẹp của luận văn, chúng tơi khơng có điều kiện trình bày tất cả. Tuy nhiên, qua phân tích số liệu trên đây có thể thấy: nhận thức của giới doanh nhân cũng như người dân Hà Nội về đạo đức kinh doanh còn nhiều hạn chế, chủ yếu gắn khái niệm đạo đức kinh doanh với tuân thủ pháp luật trong kinh doanh. Ý thức của người dân về các phạm trù như: trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động còn khá mơ hồ, lệ thuộc vào luật pháp chứ chưa ý thức được trách

nhiệm của doanh nhân với khách hàng và xã hội. Điểm yếu nhất trong nhận thức của người dân về đạo đức kinh doanh là ý thức về môi trường và vấn đề sở hữu trí tuệ. Đây là vấn đề cần được giải quyết sớm để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, đối với vấn đề quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, có lẽ do gần đây những vụ việc này diễn ra khá phổ biến và được nhắc nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng nên ý thức của người dân về vấn đề này đã khá rõ ràng.

Qua sự phân tích trên, bước đầu có thể chỉ ra một số nguyên nhân của thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam (qua khảo sát ở Hà Nội).

- Nguyên nhân kinh tế - xã hội

Trước năm 1986, khi đất nước cịn duy trì cơ chế tập trung bao cấp, mọi vấn đề của nền kinh tế đều được thực hiện dựa trên kế hoạch, chỉ tiêu của nhà nước. Thời kỳ đó, người dân buộc phải chấp nhận những sản phẩm mà người sản xuất cung ứng. Do khan hiếm hầu hết hàng hoá tiêu dùng, chất lượng phục vụ thấp nhưng ít ai than phiền. Các ngành cơng nghiệp của Việt Nam còn chưa phát triển, có rất ít nhà sản xuất và hầu hết đều thuộc sở hữu nhà nước, sản phẩm là ra chủ yếu để phân phối cho cán bộ, công nhân nhà nước... Một nền kinh tế chỉ sản xuất mà không kinh doanh như thời bao cấp thì khơng cần thiết phải quan tâm đến những vấn đề như: thương hiệu, sở hữu trí tuệ, trách nhiệm xã hội... hay đạo đức kinh doanh.

Mặt khác, trong văn hoá và tâm lý truyền thống của dân tộc, kinh doanh và những vấn đề của đạo đức kinh doanh thường không được đề cao, mà ngược lại, xã hội thường có cái nhìn ác cảm với tầng lớp thương nhân và nghề nghiệp của họ.

Nhưng, kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986), khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới thì các vấn đề trên mới thực sự được quan tâm. Tuy nhiên, chúng ta mới bước vào nền kinh tế thị trường, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một điều cịn mới mẻ, chưa có tiền lệ. Do đó, cả trong cơ chế, chính sách lẫn việc xây dựng hệ thống pháp luật còn

nhiều kẽ hở. Đó là mơi trường thuận lợi để các doanh nhân vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật trong kinh doanh. Chính sự vi phạm luật pháp, vi phạm luật lao động, hợp đồng lao động, vi phạm đạo đức kinh doanh... của các doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và doanh nghiệp tư nhân) đã dẫn đến những bất đồng trong quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động. Bên cạnh đó, các quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam cịn khá sơ sài. Vì vậy, đã dẫn đến tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ tràn lan ở nước ta. Cho đến đầu thế kỷ XX, Việt Nam vẫn là nước nơng nghiệp lạc hậu, do đó các thành tựu về các sản phẩm cần bảo hộ như phát minh, kiểu dáng cơng nghiệp, thương hiệu... hầu như chưa có nên khơng có các quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ. Hơn nữa, Việt Nam là một Quốc gia có nền văn hố trọng tập thể, người Việt Nam khơng có truyền thống bảo hộ sở hữu cá nhân nên ý thức về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của người dân Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Một nguyên nhân nữa khiến cho vấn đề sở hữu trí tuệ ở Việt Nam khơng mấy được quan tâm là nguyên nhân kinh tế. Trong khi thu nhập của người dân còn rất thấp. “Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.168 USD” [22, tr.92], trong khi đó các sản phẩm có bản quyền giá cả lại khá cao thì khó có thể hy vọng sở hữu trí tuệ được tơn trọng. Chẳng hạn, người tiêu dùng có nhu cầu mua một đĩa CD thưởng thức nhu cầu tinh thần, nhưng họ lại bị đặt trước một tình thế nan giải nếu muốn bảo vệ bản quyền. Muốn mua một đĩa CD có bản quyền giá khoảng 200 000 đồng/1 đĩa (khơng phải ai cũng có điều kiện để mua), trong khi đó giá đĩa lậu chỉ có 5000 đồng/1 đĩa (bằng 1/40 giá đĩa CD có bản quyền), mặc dù nhiều người đã ý thức được về việc vi phạm bản quyền, biết chất lượng đĩa lậu chắc chắn sẽ khơng bằng đĩa CD có bản quyền, nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận mua (và nhiều người chỉ có thể mua được những đĩa lậu vì họ khơng có khả năng mua được những sản phẩm có bản quyền).

Có thể thấy, sự chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung, quan liêu và bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã có ảnh hưởng và để

lại dấu ấn trong các mặt khác nhau của đời sống xã hội. Chính tính chất chuyển đổi này đã tạo nên tình trạng tranh tối tranh sáng, đang cùng với tình trạng thiếu pháp luật hoặc chưa hồn chỉnh của pháp luật, của các công cụ quản lý nhà nước làm cho các biến động trong nhiều lĩnh vực trong đó có đạo đức xã hội nói chung và đạo đức kinh doanh nói riêng trở nên hết sức gay gắt và đáng lo ngại.

Như vậy, cả sự thiếu luật pháp lẫn luật pháp không đồng bộ và những kẽ hở của pháp luật cùng với sự thiếu vắng hoặc sự không đồng bộ của các loại hay các yếu tố thị trường là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm đạo đức kinh doanh, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm hợp đồng lao động... diễn ra phổ biến trên phạm vi cả nước.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận từ góc độ này, thì vấn đề đặt ra khơng phải là xây dựng đạo đức kinh doanh với tư cách một loại hình đạo đức nghề nghiệp mà là xây dựng và phát huy hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, đặc biệt là pháp luật kinh tế, kinh doanh. Song, “nếu chúng ta xem xét các nền kinh tế thị trường đã phát triển trên thế giới đều thấy rằng, tất cả các nền kinh tế đó đều có một hệ thống pháp luật rất hoàn chỉnh và mọi thứ đều được xử theo luật” [6, tr.17]. Điều đó đảm bảo cho các nhà quản lý, nhà chức trách, doanh nhân và cả những người lao động có được một hành lang pháp lý bảo vệ, đồng thời ngăn chặn các hoạt động kinh tế phi pháp. Tuy nhiên, pháp luật dẫu có hồn thiện đến đâu cũng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. “Ngay cả một nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển nhất, cũng chỉ có thể hạn chế trong một giới hạn nhất định các mặt tiêu cực phát sinh từ chính bản chất của nó nhờ có các quy định của luật pháp đi kèm đủ mạnh. Đặc biệt, ngay cả chế độ chính trị - xã hội tiến bộ, dựa trên cơ sở của nền nền kinh tế thị trường hiện đại cũng chưa thể loại bỏ hoàn toàn những mặt trái do kinh tế thị trường gây ra” [6, tr.16].

Ở nước ta hiện nay, nền kinh tế đang trong qúa trình chuyển đổi, chúng ta mới bước vào nền kinh tế thị trường trong một thời gian ngắn cho nên việc cịn rất thiếu pháp luật hoặc pháp luật khơng đồng bộ là điều dễ hiểu. Do thiếu một hệ thống đồng bộ các đạo luật chặt chẽ và nghiêm ngặt mà tình trạng lừa đảo,

làm hàng giả, gian lận thương mại, trốn thuế, chộp giật, tham nhũng, hối lộ, buôn lậu... để làm giàu bất chính có điều kiện nảy sinh và tồn tại. Những khiếm khuyết này đã được Đảng ta nhận ra trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Đại hội lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ, phải “thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [19, tr.100]. Để hạn chế những khiếm khuyết và những tác động không mong muốn từ nền kinh tế thị trường cần “sớm hồn thành việc rà sốt, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh doanh phù hợp với điều kiện Việt Nam... Xây dựng và thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và đối với mơi trường. Nâng cao trình độ hiểu biết của doanh nghiệp về thị trường, pháp luật Việt Nam, pháp luật và thơng lệ quốc tế... Phát huy vai trị của các tổ chức xã hội, đoàn thể để bảo vệ quyền lợi chính đáng của cả người kinh doanh và người tiêu dùng” [22, tr.210-211].

Phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở kinh tế thị trường là con đường tất yếu của những nước đi lên chủ nghĩa xã hội từ một điểm xuất phát thấp như nước ta. Tuy nhiên, kinh tế thị trường chỉ là một môi trường, cách thức hoạt động kinh tế; nó là phương tiện, là cơng cụ chứ khơng phải là mục đích hay kết quả của nền kinh tế nước ta. Nếu Nhà nước biết quản lý, sử dụng nó một cách sáng suốt thì có thể phát huy được nội lực, tận dụng được ngoại lực để tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển.

- Nguyên nhân nhận thức

Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc thực thi đạo đức kinh doanh ở Việt Nam chưa tốt. Nhận thức của giới doanh nhân cũng như người dân về đạo đạo đức kinh doanh còn khá mơ hồ và cịn nhiều hạn chế. Chính sự thiếu hiểu biết này làm cho tình trạng vi phạm đạo đức kinh doanh ở Việt Nam trở nên phổ biến. Mặc dù Luật “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” đã ra đời và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2011 nhưng cho đến nay, nhận

thức của người dân cũng như giới doanh nhân về đạo đức kinh doanh và quyền lợi của người tiêu dùng vẫn chưa có được sự cải thiện đáng kể.

Ở nhiều nước trên thế giới người dân hiểu rất rõ và biết cách bảo vệ những quyền lợi xứng đáng với đồng tiền mình bỏ ra khi mua một sản phẩm. Cịn ở nước ta, hiểu biết về “quyền người tiêu dùng” của các “thượng đế” cịn rất mơ hồ. Vì vậy, quyền lợi của người tiêu dùng thường xuyên bị xâm phạm. Không chỉ hàng giả, hàng nhái nhãn mác, kém chất lượng được trà trộn đưa vào lưu thông mà cịn vơ vàn kiểu gian dối như cân, đong, đo, đếm không bảo đảm đúng định lượng… Ngay ở Hà Nội, nơi có điều kiện tiếp cận thông tin, số người biết về các quyền của mình trong tiêu dùng cũng khơng nhiều. Và nếu ai đó biết quyền lợi của mình đã bị xâm phạm thì cũng tặc lưỡi cho qua bởi thời gian đâu mà theo kiện hoặc “được vạ thì má đã sưng”… Đó chính là lý do khiến các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng diễn ra tràn lan.

Theo khảo sát của Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng, 55% người tiêu dùng khơng biết mình có quyền gì. Cịn theo Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, năm 2010, có tới 62% số người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Thế nhưng người tiêu dùng rất ít khi kiện. Bởi, họ ln ở thế yếu so với nhà sản xuất, nhà phân phối do khơng có đủ thông tin về sản phẩm

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở việt nam hiện nay (qua thực tế ở hà nội (Trang 70 - 79)