Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của công tác quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng của nhân viên tại khách sạn hương giang resort spa (Trang 44 - 48)

Chương 1 : Tổng quan về quản trị nguồn nhân lực và sự hài lòng

2.1 Cơ sở thực tiễn

2.1.1 Các nghiên cứu liên quan

Dựa trên những nghiên cứu liên quan đến công tác quản trị nguồn nhân lực và sự thỏa mãn trong cơng việc sẽ được tác giả tìm hiểu nghiên cứu để làm nền tảng cơ sở cho đề tài nghiên cứu cũng như khắc phục được các vấn đề chưa được các tác giả làm rõ trong quá trình nghiên cứu:

+ Luận văn thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại khách sạn Hương Giang” của tác giả Nguyễn Hữu Quyền, (2012) với kết quả nghiên cứu gồm 7 nội dung: (1) Hoạch định nguồn nhân lực, (2) Tuyển dụng nhân lực, (3) Bố trí và sử dụng nhân viên, (4) Đào tạo và phát triển nhân lực, (5) Tiền lương và đãi ngộ đối với các bộ phận nhân viên của khách sạn, (6) Khen thưởng và kỷ luật và (7) Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên. Nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đề ra: Phân tích và đánh giá thực trạng về công tác nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại khách sạn Hương Giang, chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản trị nguồn nhân lực tại khách sạn, đề xuất những giải pháp giúp cho khách sạn nâng cao được hiệu quả quản trị nguồn nhân lực.

+ Luận văn thạc sĩ “Hồn thiện cơng tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Bỉm Sơn” của tác giả Đinh Quang Linh, (2016) với kết quả nghiên cứu cho rằng quản trị nguồn nhân lực gồm 9 nội dung chủ yếu: (1)Công tác hoạch định nguồn nhân lực, (2)phân tích cơng việc, (3)tuyển dụng nhân sự, (4)cơng tác bố trí lao động, (5)đánh giá kết quả thực hiện công việc, (6)đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, (7)tiền lương và thu nhập, (8)điều kiện lao động, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, (9)kỷ luật lao động. Nghiên cứu đã đạt được một số kết quả như: Đã đánh giá được thực trạng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Bỉm Sơn, phân tích được những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của đơn vị, nghiên cứu đã nêu chỉ ra được những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và cách khắc phục trong công tác quản trị nguồn nhân lực tại đây.

+ Thang đo mức độ thỏa mãn với các thành phần của công việc khá nổi tiếng trên thế giới là chỉ số mô tả công việc ( Job Discriptive Index – JDI) của Smith (1969), nó

đã được sử dụng trong hơn 1.000 nghiên cứu ở các tổ chức trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Smith cho rằng có 5 yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc bao gồm: bản chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, tiền lương. Sau đó Crossman và Bassem (2003) đã bổ sung thêm 2 thành phần nữa đó là phúc lợi và môi trường làm việc. Hai yếu tố này cũng đã được tác giả Trần Kim Dung (2005) áp dụng khi nghiên cứu sự hài lòng của người lao động ở Việt Nam.

Công tác quản trị nguồn nhân lực là một cơng tác có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các doanh nghiêp, nhận thức được điều đó nên ngày nay hầu như tại các doanh nghiệp cơng tác quản trị nguồn nhân lực luôn là mối quan tâm hàng đầu. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp cho nhân viên có thêm động lực làm việc, phát triển bản thân, cống hiến cho doanh nghiệp, giúp họ hài lịng và gắn bó hơn. Tình hình kinh doanh cũng sẽ phát triển theo đó.

2.1.2 Đề xuất mơ hình nghiên cứu

Do có khá nhiều mơ hình liên quan đến cơng tác quản trị nguồn nhân lực, mỗi mơ hình đều có ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với từng doanh nghiệp cụ thể. Nhưng lại có rất ít các đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của công tác quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng của nhân viên. Các nghiên cứu liên quan đã nêu trên như của ThS. Nguyễn Hữu Quyền, ThS. Đinh Quang Linh, Smith,… chỉ áp dụng trong một doanh nghiệp nhất định chưa có thể áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp tại Việt Nam. Cũng như để phù hợp hơn với môi trường ở khách sạn Hương Giang hiện nay và hướng nghiên cứu của đề tài, đề xuất mơ hình nghiên cứu tác giả sẽ kết hợp dựa trên nội dung nghiên cứu của các tác giả nêu trên và sự tìm hiểu của tác giả trong quá trình làm việc tại khách sạn Hương Giang.

Để phù hợp cho việc khảo sát ý kiến của nhân viên nên những nội dung liên quan đến công việc của lãnh đạo và những công việc không cần thiết sẽ được tác giả loại bỏ. Cụ thể tác giả sẽ chọn các biến phù hợp cho việc khảo sát nhân viên trong khách sạn Hương Giang từ các đề tài của các tác giả trên gồm có: Kết hợp hai luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Hữu Quyền và Đinh Quang Linh tác giả chọn Tuyển dụng nhân lực, Bố trí và sử dụng nhân viên, Đào tạo và phát triển nhân lực, Đánh giá kết quả thực

hiện công việc,(tiền lương và thu nhập, điều kiện lao động, thời gian làm việc và nghỉ ngơi) tác giả gộp thành chính sách lương thưởng và đãi ngộ và cuối cùng là môi trường và điều kiện làm việc của tác giả Trần Kim Dung.

Dựa trên kết quả nghiên cứu thu được tơi đề xuất mơ hình nghiên cứu của mình gồm 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc như sau:

Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu

Nguồn: (tác giả đề xuất)

2.1.3 Thiết kế thang đo

Thang đo các nhân tố trong mơ hình theo 5 mức độ của thang đo Likert từ (1) là Hồn tồn khơng đồng ý đến (5) là Hoàn toàn đồng ý do Davis và cộng sự (1989) đề nghị để đo lường các thành phần được tổng hợp từ các nghiên cứu trước.

Mơi trường và điều kiện làm việc

Cơng tác tuyển dụng

Bố trí và sử dụng nhân viên

Đánh giá kết quả thực hiện cơng việc của nhân viên

Chính sách lương, thưởng và đãi ngộ

Đào tạo và phát triển

Mức độ hài lịng của nhân

viên đối với cơng tác quản

trị nguồn nhân lực

Thang đo được xây dựng dựa trên các item được rút trích từ các nghiên cứu có liên quan, điều tra nhân viên và phỏng vấn người có chun mơn trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực.

Thang đo đề xuất bao gồm 23 biến quan sát để đo lường 6 thành phần của mơ hình nghiên cứu. Trong đó, mơi trường và điều kiện làm việc có 3 biến quan sát, cơng tác tuyển dụng có 3 biến quan sát, bố trí và sử dụng nhân viên có 4 biến quan sát, đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên có 3 biến quan sát, chính sách lương, thưởng và đãi ngộ có 6 biến quan sát, đào tạo và phát triển có 4 biến quan sát.

Bảng hỏi được xây dựng dựa trên các biến quan sát và thang đo kết hợp với các câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

- Câu hỏi đóng: Được sử dụng để hướng khách hàng lựa chọn 1 hay nhiều sự lựa chọn có sẵn trong bảng hỏi. Nhân viên dễ hiểu và dễ dàng trả lời.

- Câu hỏi mở: Được sử dụng để tìm kiếm thêm các thơng tin mới liên quan đến vấn đề mà câu hỏi đóng khơng mơ tả hết hoặc bị thiếu.

Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại khách sạn Hương Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của công tác quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng của nhân viên tại khách sạn hương giang resort spa (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)