Tình hình lao động của khách sạn Hương Giang giai đoạn 2016-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của công tác quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng của nhân viên tại khách sạn hương giang resort spa (Trang 65 - 82)

(Đơn vị tính: người)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao động 180 100 185 100 175 100 +5 2.8 -10 -5.4 1.Phân theo cơ cấu tổ chức

+ Quản lí văn phòng 10 5,6 11 5,9 13 7,4 +1 10 +2 18,2

+ Quản lí bộ phận 13 7,2 15 8,1 16 9,2 +2 15,4 +1 6,7

+ Nhân viên 157 87,2 159 86 146 83,4 +2 1,3 -13 -8,2

2.Phân theo giới tính

+ Nam 79 43,9 82 44,3 70 40,0 +3 3,8 -12 -14,6

+ Nữ 101 56,1 103 55,7 105 60,0 +2 2,0 +2 1,9

3.Phân theo tính chất

+ Lao động gián tiếp 37 20,6 39 21,1 38 21,7 +2 5,4 -1 -2,6 + Lao động trực tiếp 143 79,4 146 78,9 137 78,3 +3 2,1 -9 -6,2

4.Phân theo trình độ

+ Đại học, sau đại học 39 21,7 46 24,9 45 25,7 +7 17,9 -1 -2,2 + Cao đẳng, trung cấp 94 52,2 96 51,9 97 55,4 +2 2,1 +1 1,0 + Lao động phổ thông 47 26,1 43 23,2 33 18,9 -4 8,2 -10 -23,3

Nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động khách sạn. Bởi vì, đặc thù của ngành dịch vụ thì con người làm vai trò trung tâm cho tất cả mọi hoạt động, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh khách sạn, tạo ra thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Qua bảng số liệu 2.7 cho thấy quy mô lao động của Khách sạn Hương Giang qua 3 năm khơng có sự biến động quá lớn. Sau một thời gian hoạt động với diện mạo của một khách sạn 4 sao, năm 2016 tổng số lao động của khách sạn là 180 người. Sang năm 2017, con số này là 185 người nhưng đến năm 2018 giảm xuống còn 175 người. Năm 2017 tăng 5 lao động tương ứng tăng 2,8% so với năm 2016, năm 2018 giảm 10 lao động tương ứng giảm 5,4% so với năm 2017. Sự thay đổi này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là từ lí do chủ quan của bản thân người lao động như: tìm được cơng việc phù hợp hơn, lập gia đình; tiếp tục quá trình học tập để nâng cao kiến thức…Và nó không ảnh hưởng nhiều đến tình hình hoạt động của khách sạn.

Ta thấy rõ hơn nếu đi phân tích theo từng khía cạnh như sau: Xét theo giới tính:

Số lượng lao động nữ chiếm đa số và tăng theo thời gian từ năm 2016 đến 2018. Bởi vì khách sạn thuộc lĩnh vực dịch vụ cần sự khéo léo và địi hỏi ngoại hình nên số lượng nhân viên nữ chiếm số đông và thường làm ở các bộ phận như nhà hàng, lễ tân, buồng phòng. Các nhân viên làm trong bộ phận buồng phịng thì địi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo. Hay trong bộ phận nhà hàng hay lễ tân thì cần sự nhanh nhẹn, nhân viên nữ trẻ đẹp, tận tình, chu đáo và năng động trong cơng việc, tạo nên sự hứng khởi và ấn tượng tốt cho du khách. Cũng không thể phủ nhận trách nhiệm của nhân viên Nam trong khách sạn, họ đảm nhận những cơng việc địi hỏi sức khỏe, áp lực và mang tính kỹ thuật cao như đầu bếp, bảo vệ, giặt là, bảo trì…

Cụ thể, lao động nữ có 101 người, lao động nam có 79 người trong năm 2016. Năm 2017 có 103 nữ ,82 nam và có 105 nữ, 70 nam trong năm 2018. Số lao động nam và nữ trong năm 2017 đều tăng so với năm 2016, nam tăng 3 lao động tương ứng tăng 3,8%, nữ tăng 2 người tương ứng tăng 2,0%. Đến năm 2018, số lao động nữ tăng 2 lao

động tương ứng tăng 1,9% nhưng số lao động nam giảm 12 lao động tương ứng giảm 14,6 %.

Xét theo tính chất làm việc

Qua số liệu thu thập được thì ta thấy tỉ lệ lao động trực tiếp qua các các năm đều cao hơn tỉ lệ lao động gián tiếp trong khách sạn. Điều này cho thấy bộ máy quản lý khá gọn nhẹ, phù hợp vớ tính chất cơng việc khách sạn. Với số lao động trực tiếp năm 2016 là 143 người chiếm 79,4% so với tổng số lao động. Năm 2017 số lao động trực tiếp tăng nhẹ 2,1% lên 146 người chiếm 78,9% và đến năm 2018 thì giảm xuống 6,2% cịn 137 lao động trực tiếp chiếm 78,3%. Có sự phân hóa lao động như vậy là do tính chất cơng việc chủ yếu của khách sạn là lưu trú và nhà hàng nên cần số lượng nhân viên trực tiếp làm ở các bộ phận như buồng, bếp, nhà hàng, spa, quầy bar, an ninh còn nhân viên gián tiếp thường làm ở các bộ phận hành chính, kế tốn, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các cơng việc văn phịng chiếm tỷ trọng trung bình 20,6%.

Qua 3 năm thì lao động trực tiếp ln chiếm gần 80% trong tổng số lao động bởi vì, Khách sạn Hương Giang hoạt động trong lĩnh vực nghĩ dưỡng nên rất cần những người lao động trực tiếp. Chính vì vậy nên tạo mơi trường thuận lợi, thân thiện để nhân viên luôn có được tâm trạng thoải mái nhất để phục vụ du khách. Thái độ của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của khách sạn, tạo ấn tượng tốt cho khách, quyết định sự thịnh vượng của khách sạn.

Xét theo trình độ đào tạo

Về trình độ học vấn, phần lớn nhân viên có trình độ đại học chủ yếu làm trong phịng kế tốn, sale & marketing, tổ chức hành chính, nhân sự, và quản lý các bộ phận của khách sạn nên nó địi hỏi lực lượng lao động có trình độ cao. Cịn lại nhân viên đa số thuộc vào nhóm lao động phổ thông và trung cấp, cao đẳng tuy trình độ học vấn khơng cao nhưng trình độ tay nghề và kinh nghiệm làm việc thì rất cao, phần lớn nhân viên đạt trên 10 năm kinh nghiệm.

Trong năm 2016 số lao động chủ yếu là lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp với 94 người chiếm 52,2% trong tổng số lao động, thứ hai là số lao động phổ thơng có 47 người chiếm 26,1%, sau đó là lao động có trình độ đại học hoặc sau đại học với 39

người chiếm 21,7%. Đến năm 2017 thì có sự thay đổi, số lượng lao động đại học tăng thêm 7 người hay tăng 17,9% so với năm 2016, lao động phổ thông giảm đi 4 người tương ứng giảm 8,5% so với năm 2016., lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp vẫn chiếm chủ yếu với con số là 96 người, chiếm 51,9% so với năm 2016. Năm 2018, nhìn chung tất cả lao động ở mọi trình độ đều giảm, riêng số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp tăng 1 người tương ứng tăng 1,0% trong tổng số lao động. Lao động có trình độ đại học hoặc sau đại học giảm 2,2% so với năm 2017. Còn lao động phổ thông giảm 10 người tức giảm 23,2% so với năm 2017.

Xét về cơ cấu tổ chức

- Quản lý văn phòng và quản lý bộ phận chiếm tỷ lệ rất nhỏ, nhưng bộ phận này khá quan trọng không thể thiếu trong khách sạn, là những bộ phận đầu não của khách sạn, đưa khách sạn hoạt động, phối hợp một cách nhịp nhàng nhất. Cụ thể, năm 2016 quản lý văn phịng có 11 người chiếm 5,6%, sang năm 2017 tăng 1 lao động lên 5,9% so với năm 2016, đến năm 2018 tăng 2 lao động lên 7,4% so với 2017. Tương tự, quản lý bộ phận chiếm 7,2%; 8,1%; 9,2% trong tổng số lao động tương ứng qua từng năm 2016, 2017, 2018. Nhìn chung 2 bộ phận này đều tăng nhẹ qua các năm.

- Nhân viên chiếm tỷ trọng vơ cùng lớn bởi vì đây là bộ phận sẽ tiếp xúc và làm việc trực tiếp với khách hàng. Quyết định sự thành công của một khách sạn. Năm 2017 có 159/185, chiếm 86% trong tổng số lao động, tăng 2 nhân viên so với năm 2016 có 157/180 chiếm 87,2% trong tổng số lao động, tương ứng giảm 1,3%. Năm 2018 có số nhân viên là 146/175, chiếm 83,4% trong tổng số lao động, giảm 13 nhân viên so với năm 2017, tương ứng giảm 8,2%. Qua đó cho thấy số lượng nhân viên tăng đều qua các năm. Tóm lại, Chất lượng lao động là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn. Khách sạn cần có những chính sách để khuyến khích lao động phát huy hết trình độ và khả năng của mình. Điều này khơng chỉ có lợi cho bản thân mỗi nhân viên mà cịn mang lại lợi ích to lớn cho khách sạn, giúp khách sạn hoạt động có hiệu quả, để lại ấn tượng tốt trong lịng du khách và nâng cao uy tín của khách sạn.

2.3.2 Thực trạng hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại khách sạn Hương Giang2.3.2.1 Công tác tuyển dụng lao động 2.3.2.1 Công tác tuyển dụng lao động

2.3.2.1.1 Nguồn và quy trình tuyển dụng Nguồn từ nội bộ khách sạn

Đối với vị trí cán bộ quản lý chủ yếu là do sự bổ nhiệm từ cấp trên. Những nhân viên có thâm niên, có kinh nghiệm, có năng lực và trình độ cao sẽ được đề cử vào các chức vụ như trưởng bộ phận, bộ phận quản lý quan trọng trong khách sạn.

Ưu điểm: Biết rõ khả năng của nhân viên có phù hợp với cơng việc đó hay không, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong cơng việc từ đó làm tăng khả năng sáng tạo và năng suất làm việc. Người được bổ nhiệm thích ứng nhanh với cơng việc và môi trường.

Nhược điểm: Người được bổ nhiệm sẽ ít có sự sáng tạo, ln rập khn trong cơng việc vì họ đã quen với sự điều hành của người tiền nhiệm. Không tạo ra được sự đổi mới, khơng dấy lên được bầu khơng khí thi đua mới đồng thời dễ xảy ra mẫu thuẫn và bất hợp tác với những người khơng được bổ nhiệm gây chia rẽ và mất đồn kết nội bộ.

Nhưng với cách thức này sẽ tạo ra được động lực làm việc cho nhân viên trong khách sạn, tạo mối liên hệ chặt chẽ gắn bó giữa nhân viên với khách sạn.

Nguồn từ bên ngồi khách sạn

Ngồi những vị trí từ trưởng bộ phận trở lên sẽ không sử dụng nguồn nhân lực bên ngồi, cịn lại thì hầu hết đều là nhân viên từ bên ngoài khách sạn. Khi một bộ phận nào đó phát sinh nhu cầu lao động khách sạn sẽ thông báo công khai để người lao động được biết đến qua nhiều hình thức khác nhau.

Khách sạn sử dụng cách thu hút qua sự giới thiệu của những người đang làm việc trong khách sạn. Khi có thơng báo tuyển dụng từ khách sạn thì nhân viên đang làm việc tại khách sạn sẽ biết thông tin rõ nhất, họ sẽ giới thiệu đến người thân, bạn bè đang chưa có việc hoặc muốn tìm một cơng việc tốt hơn.

Thu hút thông qua các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm, khách sạn gửi bản thông báo tuyển dụng đến những trung tâm đó kèm theo dán giấy thông báo ở bảng tin của trung tâm. Đây là hình thức tốt giúp thơng báo tuyển dụng đến được với người có nhu cầu

Thu hút bằng cách gửi thông báo đến các trường cao đẳng, đại học trong địa bàn có đào tạo các ngành nghề có liên quan đến vị trí tuyển dụng. Vừa đề tuyển dụng nhân lực có trình độ vừa là để giảm áp lực việc làm cho xã hội.

Cuối cùng là đăng thông tin tuyển dụng lên trang web chính thức của khách sạn để khi có người truy cập vào họ dễ dàng tiếp cận với thơng tin tuyển dụng.

2.3.2.1.2 Quy trình cơng tác tuyển dụng

Hình 2.3: Quy trình cơng tác tuyển dụng của khách sạn Hương Giang

(Nguồn: Bộ phận nhân sự - khách sạn Hương Giang Huế)

Bước 1: Thông báo tuyển dụng

Khách sạn sẽ đăng tin qua nhiều cách thức khác nhau như: Thơng tin trong nội bộ khách sạn, đăng lên website chính của khách sạn, gửi thông báo đến các trung tâm giới thiệu việc làm, các trường cao đẳng, đại học trong thành phố để thu hút người đến nộp hồ sơ.

Bước 2: Thu nhận hồ sơ và tổ chức thi tuyển

Bộ phận nhân sự sẽ tiến hành nhận và tập hợp hồ sơ xin việc, sau đó sẽ rà sốt loại bỏ những hồ sơ không phù hợp, các hồ sơ cịn lại sẽ được thơng báo để gặp mặt đánh giá sơ bộ về hình thức, kỹ năng giao tiếp, ứng xử qua đó để đánh giá ứng viên có thể đi đến vịng tiếp theo.

Bước 3: Tổ chức tuyển chọn chính thức

Người tham gia tuyển chọn sẽ được đánh giá năng lực, phong cách theo từng yêu Thông báo tuyển dụng

Thu nhận hồ sơ và tổ chức thi tuyển

Tổ chức tuyển chọn chính thức

Thử việc

Ký hợp đồng lao động chính thức

Sau đó Ban Giám đốc và trưởng bộ phận nhân sự sẽ đánh giá và những ứng viên đạt yêu cầu sẽ được ký hợp đồng thử việc.

Bước 4: Thử việc

Người được tuyển chọn ở bước trên được bộ phận nhân sự lập hồ sơ hợp đồng lao động thử việc, thời hạn từ 1 đến 3 tháng theo biểu hợp đồng lao động ngắn hạn và giao cho đơn vị có nhu cầu lao động quản lý. Trưởng đơn vị có nhân viên mới phải lập kế hoạch thử việc và tiến hành thực hiện kế hoạch đó. Trong thời gian thử việc, người lao động được sắp xếp đúng chức danh công việc và phân công thêm các công việc theo nhu cầu của khách sạn. Kết thúc thời gian thử việc, phụ trách bộ phận quản lý lao động thử việc kết hợp với ban giám đốc để xem xét đánh giá nhân viên đó về: chất lượng thực hiện công việc, khả năng chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và thái độ lao động.

Bước 5: Ký hợp đồng lao động chính thức

Sau khi đánh giá về nhân viên đó nếu khơng chấp nhận có thể cho nghỉ việc hoặc tiếp tục cho hợp đồng ngắn hạn thử việc tiếp tùy thuộc khả năng của người thử việc. Nếu được chấp nhận, bộ phận nhân sự lập thủ tục ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo mẫu hợp đồng lao động của bộ lao động thương binh xã hội ban hành.

2.3.2.2 Công tác đào tạo và phát triển

Bước đầu các trưởng bộ phận sẽ căn cứ vào các đánh giá, nhận xét của Ban giám đốc với các bộ phận để xác định nội dung và kế hoạch đào tạo cho năm tiếp theo. Căn cứ vào từng cá nhân, năng suất lao động, độ phức tạp của công việc mà các trưởng bộ phận sẽ đề xuất lên Ban giám đốc những nội dung cần đào tạo.

Trưởng các đơn vị căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của đơn vị và các chương trình hành động cụ thể của từng giai đoạn chủ động xây dựng chương trình đào tạo trong khả năng hoặc gửi đề xuất lên Ban giám đốc của khách sạn.

Phịng nhân sự xây dựng chương trình đào tạo theo mục tiêu phát triển của khách sạn, tập hợp và xây dựng chương trình đào tạo hằng năm từ ngân sách các đơn vị đã được phê duyệt để thống nhất thực hiện.

Bên cạnh đó khách sạn luôn chú trọng đào tạo theo nhu cầu phát triển nghề nghiệp của nhân viên.

Việc tổ chức đào tạo, trao đổi nội bộ để phổ biến kinh nghiệm nâng cao nhận thức và tay nghề cho lực lượng lao động được trưởng các bộ phận phối hợp thực hiện. Chi phí đào tạo này nằm trong ngân sách hàng năm của đơn vị.

Đối với người lao động mới tuyển dụng, khách sạn sẽ tổ chức đào tạo ngắn hạn để người lao động nắm bắt được các nội quy, quy định, quy chế, cơ cấu tổ chức, mục tiêu phát triển của khách sạn. Phịng hành chính nhân sự là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện việc đào tạo này.

2.3.2.3 Cơng tác phân tích cơng việc

Để tuyển được một nhân viên phù hợp với một cơng việc nào đó. Thì trước tiên khách sạn phải có bản mơ tả về đặc điểm và u cầu của cơng việc đó như thế nào để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của công tác quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng của nhân viên tại khách sạn hương giang resort spa (Trang 65 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)