Hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 106 - 114)

Việc xác định rõ mối quan hệ giữa nhà nước với hội nói riêng, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự nói chung, theo như phân tích ở Chương I, là hết sức quan trọng trong việc phát triển xã hội, phát triển đất nước. Trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì quan hệ xã hội dân sự - nhà nước pháp quyền – kinh tế thị trường cũng như mối quan hệ giữa nhà nước và hội đang gặp phải nhiều vấn đề tranh cãi cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, ”hội” cũng như bất kỳ thực thể nào của đời sống xã hội đều cần và phải chịu sự quản lý của nhà nước. Vấn đề ở chỗ, công

tác quản lý nhà nước được thiết lập ra sao, với nội dung như thế nào để vừa tạo điều kiện khuyến khích sự phát triển lành mạnh của hội, vừa bảo đảm trật tự cơng cộng, vì sự phát triển chung của đất nước.

Do vậy, xác định rõ vai trò quản lý của cơ quan nhà nước và minh định nội dung quản lý nhà nước đối với hội là nội dung hết sức quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. Một cơ chế quản lý cứng nhắc sẽ không tạo môi trường cho các hội hoạt động tốt; ngược lại, quản lý nhà nước đối với hội không hiệu quả sẽ nảy sinh nguy cơ mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Về vấn đề này, tổng thống Nga Putin đầu năm nay vừa thông qua đạo luật hạn chế hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngồi đang hoạt động tại Nga vì ”Kremlin từng bày tỏ sự khơng hài lịng với các tổ chức phi chính phủ. Những nhóm này đóng vai trị quan trọng trong các cuộc biểu tình rầm rộ và đưa các nhà lãnh đạo phe đối lập nên nắm quyền tại nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ như Gruzia, Ukraina và Kyrgyzstan” (48).

Cũng liên quan đến vai trò của nhà nước trong xã hội dân sự, Giáo sư Cao Huy Thuần, Đại học Amiens Pháp, 2006, đã bình luận thực tiễn về xã hội dân sự ở châu Phi như sau:

Khi quốc tế xen vào như thế để làm bà mụ cho « xã hội dân sự », hơn thế nữa, để cho hài đồng mượn bụng từ trứng của mình, họ cũng cho mượn luôn cả tư tưởng về Nhà nước. Nhà nước bị chỉ trích như là một định chế. Một định chế vơ ích, vơ dụng, cái gì « cơng » là hỏng bét, sáng kiến là « tư », năng nổ là « tư », tinh hoa là các hội đoàn ở gốc ngọn cỏ, grass-root là đỉnh cao của trí tuệ mới, xã hội dân sự là gốc của phát triển. Nói thế khơng sai hẳn, chỉ lồ lộ trong ngọc trắng ngà hệ ý thức tân tự do : Nhà nước là hiện thân của cưỡng bức, xã hội dân sự là hiện thân của tự do, bên này lớn thì bên kia nhỏ. Ơi Phi Châu hỡi Phi Châu, dẹp độc tài, dẹp bất lực, đâu có phải là vất Nhà nước vào sọt rác ? Trái lại ấy chứ ! Ví thử dùng xã hội dân sự để chống Nhà nước độc tài, để dân chủ hóa : đến một giai đoạn nào đó của tiến trình tranh đấu, làm sao xã hội dân sự làm trọn vai trị dân chủ của mình nếu khơng tham gia vào bầu cử, vào sinh hoạt chính đảng, vào đời sống chính trị, nghĩa là vào xã hội chính trị ? Cho rằng xã hội dân sự cứ tồn tại ở mức tự túc, tự quản là tự huyễn hoặc mình và huyễn hoặc người, nếu không phải là nuôi ý định xây dựng quốc gia trong quốc gia như các tổ chức tơn giáo vẫn có trong đầu. Xã hội

dân sự có thể tự chủ, nhưng giữa nó và xã hội chính trị phải có qua có lại nếu muốn nói dân chủ. Tình trạng xã hội nuốt trọn Nhà nước là tình trạng gì, các ơng Phi Chính Phủ biết rõ hơn ai hết : ấy là tình trạng vơ chính phủ. Ấy là Somalie, là Libéria, là Sìerra Leone, là Rwanda, là Congo, là Hutu-Tutsi, là người giết người như ngoé. Hễ Nhà nước yếu thì xã hội dân sự cũng yếu, khơng đủ sức chế ngự, kiểm sốt, vận động tiến lên dân chủ một tập thể bát nháo, hỗn loạn. Ngược lại, hễ xã hội dân sự mạnh, nó tham gia chính trị, nó làm vững chắc Nhà nước, nó tạo tính chính đáng cho Nhà nước, nó thúc đẩy Nhà nước dân chủ. Hình như Ngân Hàng Thế Giới, tổng hành dinh của chủ thuyết tự do, đã thấm bài học Phi Châu rồi. Biểu lộ qua sách vở, tác giả Th. Skocpol hô hào khẩu hiệu mới : Bringing the State back in ! Trả lại Nhà nước cho Phi Châu ! Họ chỉ no độc tài thơi và ai cũng đói Nhà nước dân chủ. (49)

Như vậy, có thể thấy, tình trạng một số tổ chức phi chính phủ lợi dụng danh nghĩa nhân đạo, từ thiện để thực hiện các mục đích chính trị, chống lại nhà nước là có thật. Tuy nhiên, khơng vì thế mà chúng ta có thái độ thiếu rõ ràng về vấn đề này. Chúng tơi suy nghĩ rằng, trước tình hình như vậy, nhà nước càng cần hoàn thiện những quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với hội để kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời những hội hoạt động trái tôn chỉ, mục đích trong điều lệ, đồng thời tạo môi trường phát triển cho những hội thực sự vì lợi ích tương hỗ dân sự và lợi ích cơng cộng.

Qua phân tích thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước đối với hội ở chương II, chúng ta thấy rất nhiều bất cập, mà trước hết có ngun nhân chính ở nhận thức, tư duy về cơ chế quản lý nhà nước đối với hội của các cơ quan cơng quyền cịn hạn chế, dẫn đến những quy định pháp luật về hội cịn chồng chéo, khơng khả thi. Quản lý Nhà nước đối với hội cần được bao gồm 2 nội dung chính là:

(i) kiểm tra, giám sát, xử lý bằng pháp luật nhằm duy trì an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, vì lợi ích của cộng đồng, của đất nước;

(ii) chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ nguồn lực với hội trong quản lý và phát triển xã hội.

Cụ thể cần hoàn thiện các quy định về quản lý nhà nước đối với hội ở các khía cạnh sau:

3.3.2.1. Trước hết, cần quy định tất cả những nội dung quản lý nhà nước phải thực sự là nhiệm vụ của cơ quan hành pháp:

Hiện nay, như đã phân tích ở Chương II, một số nhiệm vụ quản lý nhà nước lại do các cơ quan Đảng, hoặc chính cơ quan hội đảm nhiệm. Ví dụ, việc quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác quốc tế đối với một số hội do Ban Đối ngoại TW quản lý, hoặc các liên hiệp hội cũng đang thực hiện vai trò này đối với các hội trực thuộc, hoặc một số tỉnh, thành uỷ vẫn quản lý một số hội do họ thành lập.

Những việc như vậy sẽ dẫn tới tình trạng chồng chéo trong quản lý nhà nước đối với hội, vơ hình chung làm giảm hiệu lực, hiệu quả của cơng tác quản lý nhà nước; đồng thời, dẫn đến sự can thiệp không cần thiết của các cơ quan Đảng và chính các tổ chức hội vào việc quản lý nhà nước đối với hội.

Trong nội dung này, cũng cần có quy định về cơ quan nhà nước làm nhiệm vụ tiếp nhận đăng ký thành lập hội, tránh tình trạng hiện nay là các hội phải ”xin phép” cơ

quan nhà nước để thành lập và có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập hội.

3.3.2.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với hội:

Khoản 2 Điều 4 của Nghị định 88 quy định: ”...hội có hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ” (46).

Điều 11 của Nghị định 86/2002/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, ngành đối với hội, tổ chức phi chính phủ như sau: “Hướng dẫn tạo điều kiện cho hội, tổ chức phi Chính phủ tham gia các hoạt động thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật; tổ chức lấy ý kiến của hội, tổ chức phi Chính phủ để hồn thiện các quy định quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.” (44)

Mặc dù các quy định này đã thể hiện quan điểm tích cực của nhà nước trong việc hỗ trợ các hội hoạt động nhưng trên thực tế vấn đề này còn nhiều bất cập, và sự chủ động của cơ quan nhà nước dựa trên những quy định chưa rõ ràng trong quan hệ này dẫn tới tồn tại cơ chế ”xin – cho” khi hội muốn thực hiện những nhiệm vụ của nhà nước. Do vậy,

trách nhiệm của nhà nước đối với hội nên được quy định cụ thể bằng các nội dung hỗ trợ và nguyên tắc hỗ trợ.

Ở phạm vi luận văn, chúng tôi đề xuất những nguyên tắc hỗ trợ của nhà nước đối với hội như sau:

- Thứ nhất, bảo đảm sự bình đẳng giữa các tổ chức hội khi được giao việc của nhà nước.

- Thứ hai, cơng khai các chương trình, dự án, đề án mà các cơ quan nhà nước dự kiến giao cho các tổ chức xã hội dân sự thực hiện.

- Thứ ba, tổ chức đấu thầu rộng rãi, cơng khai, bình đẳng các cơng việc, chương trình, dự án xã hội, phát triển với sự tham gia của các hội, tổ chức xã hội dân sự.

- Thứ tư, mời các hội, tổ chức xã hội dân sự tham gia q trình xây dựng chính sách của các cơ quan nhà nước liên quan đến lĩnh vực, mục tiêu hoạt động của hội.

- Thứ năm, đối với những công việc, chương trình cần giao trực tiếp cho hội, tổ chức xã hội dân sự khơng qua đấu thầu thì phải cơng khai các tiêu chí lựa chọn.

3.3.2.3. Hồn thiện quy định pháp luật về cơ quan và nội dung quản lý nhà nước đối với hội:

Ở nước ta, từ trước đến nay, chức năng quản lý các hội đều do Chính phủ thực hiện (từ Hiến pháp 1946 đến nay). Điều này cũng phù hợp với tiến trình xây dựng, phát triển một xã hội có sự quản lý thống nhất từ phía nhà nước. Tuy nhiên, Chính phủ ở một nghĩa là một tập thể hoạt động trên cơ sở thống nhất ý chí thì quản lý nhà nước đối với hội thuộc về tập thể Chính phủ. Ở nghĩa khác, bao gồm các bộ quản lý ngành, lĩnh vực thì bộ (được Chính phủ giao trách nhiệm) phải chịu trách nhiệm pháp lý về quản lý về hội khi được Chính phủ giao. Trong Luật Tổ chức Chính phủ 2001 của Việt Nam, hai loại thẩm quyền (tập thể và trách nhiệm uỷ quyền) này được qui định rất rõ tại các chương II, III và IV. Tương ứng với 2 loại thẩm quyền này là 2 loại trách nhiệm tương ứng (trách nhiệm của tập thể Chính phủ và trách nhiệm của cơ quan quản lý là bộ, ngành giúp Chính phủ quản lý hội). Ở đây, cũng cần phân biệt rõ trách nhiệm chính và trách nhiệm được uỷ quyền. Trách nhiệm chính là tập thể Chính phủ, trách nhiệm được uỷ quyền là các bộ,

ngành. Các bộ, ngành ngoài trách nhiệm quản lý ngành, lĩnh vực, cịn giúp Chính phủ kiểm tra, hoặc ban hành văn bản qui phạm theo thẩm quyền để qui định các nội dung hoạt động của ngành, lĩnh vực mà bất cứ hội nào hoạt động trong ngành, lĩnh vực đó cũng phải tuân theo. Cũng cần phân biệt các bộ, ngành quản lý theo 2 loại: loại có thẩm quyền tạo ra địa vị pháp lý của hội (đăng ký thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể hội; công nhận điều lệ hội); loại ban hành các qui định pháp lý mang tính quản lý ngành, lĩnh vực (cơng nghiệp, giao thông, thuỷ sản, văn học nghệ thuật…) mà bất cứ hội nào cũng phải tuân thủ khi hoạt động ở lĩnh vực đó. Từ cách hiểu trên, chỉ có một chủ thể quản lý theo cách thức: đăng ký thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể hội. Khơng có chủ thể quản lý theo hướng cứ hoạt động ở ngành, lĩnh vực nào thì bộ, ngành ở lĩnh vực đó quản lý (theo kiểu bộ chủ quản). (51)

Với lập luận như trên, việc quy định một cơ quan Nhà nước cụ thể - ở đây là Bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội vụ - chịu trách nhiệm thay mặt Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hội là hợp lý, tạo điều kiện thuận tiện, đơn giản, bớt phiền hà cho quan hệ giữa các hội với Nhà

nước. Tuy nhiên, do lĩnh vực hoạt động của hội rất đa dạng, có cả những lĩnh vực chuyên ngành như y tế, giáo dục, giao thông, môi trường... nên các bộ chuyên ngành cũng cần thực hiện vai trị quản lý nhà nước nhưng khơng phải theo hướng ”bộ chủ quản quản lý tổ chức hội” mà là quản lý hoạt động của hội liên quan đến lĩnh vực mà bộ chuyên ngành quản lý.

Tuy nhiên, có câu hỏi được đặt ra là: các bộ chun ngành có những quyền hạn cụ thể gì trong việc quản lý nhà nước đối với hội? Phải chăng, đối với hội, bộ chuyên ngành và cả chính quyền cấp tỉnh, cũng thực hiện quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật như quyền hạn của Bộ Nội vụ. Chúng tơi cho rằng, cần có những quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Nội vụ - như cơ quan đầu mối quản lý các hội; bộ, ngành – cơ quan chuyên môn; và của địa phương.

Việc quy định rạch ròi quyền hạn trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hội sẽ làm cho pháp luật về hội rõ ràng, minh bạch, tạo thuận lợi cho hội hoạt động và làm cho quản lý nhà nước trở nên hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng cần có những quy định cụ

thể về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của hội, tránh tình trạng có q nhiều đầu mối tham gia thanh tra, kiểm tra

hoạt động của hội, gây phiền hà và ảnh hưởng khơng tốt đối với hoạt động bình thường của hội.

kÕt luËn

Qua phân tích thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước đối với hội ở Việt Nam, chúng ta thấy rất nhiều bất cập, mà trước hết có ngun nhân chính ở nhận thức, tư duy về cơ chế quản lý nhà nước đối với hội của các cơ quan cơng quyền cịn hạn chế, dẫn đến những quy định pháp luật về hội còn chồng chéo, không khả thi. Quản lý Nhà nước đối với hội cần được bao gồm 2 nội dung chính là:

(i) kiểm tra, giám sát, xử lý bằng pháp luật nhằm duy trì an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, vì lợi ích của cộng đồng, của đất nước;

(ii) chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ nguồn lực với hội trong quản lý và phát triển xã hội.

Cụ thể cần hoàn thiện các quy định về quản lý nhà nước đối với hội ở các khía cạnh sau:

Hiện nay, như đã phân tích, một số nhiệm vụ quản lý nhà nước lại do các cơ quan Đảng, hoặc chính cơ quan hội đảm nhiệm. Ví dụ, việc quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác quốc tế đối với một số hội do Ban Đối ngoại TW quản lý, hoặc các liên hiệp hội cũng đang thực hiện vai trò này đối với các hội trực thuộc, hoặc một số tỉnh, thành uỷ vẫn quản lý một số hội do họ thành lập.

Những việc như vậy sẽ dẫn tới tình trạng chồng chéo trong quản lý nhà nước đối với hội, vơ hình chung làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước; đồng thời, dẫn đến sự can thiệp không cần thiết của các cơ quan Đảng và chính các tổ chức hội vào việc quản lý nhà nước đối với hội.

Trong nội dung này, cũng cần có quy định về cơ quan nhà nước làm nhiệm vụ tiếp nhận đăng ký thành lập hội, tránh tình trạng hiện nay là các hội phải ”xin phép” cơ

quan nhà nước để thành lập và có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 106 - 114)