Sự quản lý của bộ, ngành, các cấp chính quyền và Bộ Nội vụ đối với hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 75 - 78)

trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác hiện nay cũng rất phức tạp:

+ Có 144 hội do bộ, cơ quan ngang bộ quản lý, chỉ đạo trực tiếp;

+ 108 hội do Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam (trung ương và địa phương), Ban Dân vận Trung ương, Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh quản lý;

+ 690 hội do Trung ương hội, hiệp hội, liên hiệp hội quản lý;

+ 1414 hội do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý; + 78 hội do Tỉnh uỷ quản lý, chỉ đạo.

Như vậy, có thể thấy, có nhiều tổ chức khác nhau tham gia quản lý, chỉ đạo trực tiếp hội và có hội chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của nhiều cơ quan khác nhau. Mặc dù trong thực tế, nhiều hội muốn được trực thuộc sự quản lý của các cơ quan Đảng, Nhà nước hoặc trung ương hội hay liên hiệp hội để có sự giúp đỡ về các điều kiện hoạt động, nhưng việc có nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý một hội sẽ gây nên tình trạng chồng chéo, dẫm đạp về chức năng, nhiệm vụ, gây khó khăn cho tổ chức và hoạt động của hội. (36, tr.13).

2.3.2. Sự quản lý của bộ, ngành, các cấp chính quyền và Bộ Nội vụ đối với hội hội

- Trước năm 2000, việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hội chưa giao cho các bộ, ngành thực hiện. Do thiếu cơ sở pháp lý và chưa nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của hội nên một số bộ, ngành chưa quan tâm đúng mức tới thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hội. Vì vậy các bộ, ngành khơng bố trí cán bộ, cơng chức chun làm cơng tác hội và cũng khơng bố trí cán bộ cơng chức kiêm nhiệm công tác hội.

Từ năm 2000 đến nay, một số văn bản pháp qui mới ban hành đã qui định rõ việc quản lý nhà nước đối với hội, tổ chức phi chính phủ của các bộ, ngành, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ này. Tại Điều 11 của Nghị định 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ đã quy định Bộ quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực có nhiệm vụ, quyền hạn:

- Hướng dẫn, tạo điều kiện cho hội, tổ chức phi chính phủ tham gia các hoạt động thuộc ngành, lĩnh rực quản lý nhà nước của bộ theo qui định của pháp luật; tổ chức lấy ý kiến của hội, tổ chức phi chính phủ để hoàn thiện các qui định quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực;

- Kiểm tra việc thực hiện các qui định của nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với hội, tổ chức phi chính phủ; xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật của hội, tổ chức phi chính phủ theo quy định của pháp luật. (44)

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ này, trong thời gian qua, các bộ, ngành đã tạo điều kiện cho hội hoạt động trong lĩnh vực do bộ quản lý, như tăng cường việc đặt hàng, giao nhiệm vụ, chuyển giao dịch vụ cơng... Một số bộ, ngành đã có thơng tư hướng dẫn, hoặc ký thơng tư liên tịch với các hội, tạo điều kiện cho hội thành lập và hoạt động, như tăng cường cơ sở vật chất, tham khảo ý kiến hội trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn hội để hội hoạt động đúng pháp luật thuộc lĩnh vực bộ quản lý.

- Khoản 6 Điều 95 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 quy định Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn: “Cho phép lập hội; quản lý, hướng dẫn và kiểm tra việc thành lập và hoạt động của các hội theo quy định của pháp luật” (45). Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội cũng đã ghi rõ trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân và các ngành chuyên môn ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hội trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở pháp lý này, trong những năm qua, các cấp chính quyền địa phương đã có bước chuyển biến trong nhận thức về vị trí, vai trị, chức năng của các tổ chức hội trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương; đặc biệt là vai trò của các tổ chức hội trong việc phát huy quyền dân chủ, tham gia xây dựng chính quyền, giữ gìn trật tự, an tồn xã hội và ổn định chính trị ở cơ sở. Vì vậỵ, chính quyền địa phương bước đầu tạo điều kiện cho các hội quần chúng thành lập và hoạt động, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước đói với hội, thể hiện thông qua việc ban hành các văn bản theo thẩm quyền về công tác quản lý hội tại địa phương, giao biên chế và hỗ trợ kinh phí cho một số hội. ... Tuy vậy, trong cơng tác quản lý cịn tồn tại những vấn đề sau: Việc thực hiện thẩm

quyền cho phép lập hội chưa đúng với qui định pháp luật như tỉnh Cà Mau giao cho UBND cấp huyện cho phép thành lập 17 hội; việc kiểm tra, giám sát hoạt động hội chưa thường xuyên; giữa cơ quan Đảng và cơ quan chính quyền địa phương chưa thống nhất trong cơng tác quản lý hội, có hội do tỉnh uỷ giao và quản lý biên chế; chưa có cán bộ chun trách làm cơng tác hội mà chủ yếu làm kiêm nhiệm. (25, tr.56)

- Điều 32, Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội đã ghi rõ: “Bộ Nội vụ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hội trong phạm vi cả nước”. Với vai trò chủ đạo trong quản lý các tổ chức hội, Bộ Nội vụ đã chủ trì soạn thảo cũng như ban hành một số văn bản pháp luật, thực hiện các nhiệm vụ được giao theo phân cơng của Chính phủ, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hội của các hội...

* Đánh giá chung về công tác quản lý đối với hội:

- Ở các tỉnh, thành phố, cấp ủy Đảng, các cơ quan Nhà nước các cấp đã có sự quan tâm nhiều hơn tới hội. Có sự phân cơng, phân cấp trách nhiệm giữa các cơ quan của Đảng với các cơ quan của Nhà nước. Phần lớn ở các tỉnh, các ban của Đảng chỉ chịu trách nhiệm tham mưu cho tỉnh ủy về lãnh đạo, chỉ đạo, không tham gia quản lý các hội; Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh thụ lý hồ sơ trình UBND tỉnh quyết định cho phép thành lập (hoặc không cho phép), giải thể, công nhận điều lệ, ban chấp hành, chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký hội, chương trình hoạt động của hội... đồng thời theo dõi thanh tra, kiểm tra, tổng hợp tình hình tổ chức, hoạt động và quán lý hội ở địa phương.

- Công tác quản lý nhà nước dối với hội có nhiều đổi mới. Việc thành lập các hội mới đã được tiến hành theo đúng quy định hiện hành. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đã thực hiện việc quản lý hoạt động của các hội đảm bảo đúng nguyên tắc hội hoạt động ở ngành, lĩnh vực này chịu sự quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực đó.

- Việc tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; các Nghị định của Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ cho liên hiệp hội, hiệp hội, hội được các cơ quan quản lý tiến hành thường xun, có hiệu quả. Căn cứ vào tình hình đặc điểm của địa phương, các tỉnh, thành phố đã ban hành nhiều văn bản về quản lý hội,

góp phần định hướng hoạt động của hội và tăng cường công tác quản lý hội trong tình hình mới.

- Hiện tại, Nhà nước vẫn hỗ trợ biên chế, kinh phí và phương tiện hoạt động cho các hội hoạt động. Bước đầu, đã có sự gắn kết các hoạt động của hội với các nhiệm vụ của nhà nước trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

- Việc ban hành các văn bản pháp luật về hội chưa đầy đủ, đồng bộ và rõ ràng; chưa thích ứng với tình hình mới, cịn chậm và thiếu các văn bản hướng dân cần thiết.

- Chưa xác định rõ cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý chuyên ngành các cấp. - Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện luật và các quy định của nhà nước trong hoạt động của hội còn thực hiện chưa tốt, chưa được thường xuyên, thiếu nội dung cụ thê. Một số biểu hiện sai phạm trong hoạt động của hội chậm được giải quyết khắc phục, chưa có chế tài xử lý những sai phạm trong tổ chức và hoạt động của hội.

- Việc rút kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với các tổ chức hội chưa dược coi trọng thường xuyên, một cách có hệ thống.

2.4. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 75 - 78)