Hoàn thiện khái niệm về hội theo hướng mở rộng phạm vi, bao gồm cả hội có tư cách pháp nhân và hội khơng có tư cách pháp nhân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 102 - 106)

hội có tư cách pháp nhân và hội khơng có tư cách pháp nhân

Hiện nay, “hội” theo định nghĩa pháp lý được quy định tại Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 30-7-2003 của Chính phủ quy định về về tổ chức, hoạt động và quản lý hội:

Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đồn kết hội viên, hoạt động thường xun, khơng vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. (21)

Khoản 1, Điều 5 của Nghị định 88 đưa ra tiêu chí của hội là: “Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng” (21).

Trong Chương I, luận văn đã đưa ra khái niệm mới về “hội” trên cơ sở phân tích, so sánh khái niệm về hội theo cách tiếp cận của quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên, để có thêm cơ sở minh chứng cho việc đề xuất hoàn thiện quy định mới về khái niệm hội, ở phần này, luận văn tập trung làm rõ những bất cập theo định nghĩa về “hội” trong Nghị định 88. Cụ thể là:

- Việc quy định Hội là “tổ chức tự nguyện” chưa rõ ràng về phạm vi và dễ dẫn đến sự hiểu lầm về nội dung. Bởi lẽ, nếu chỉ là “tổ chức tự nguyện” thì về mặt thuật ngữ pháp lý, có thể có tổ chức 1 thành viên. Ví dụ, trong Luật cơng ty, có khái niệm ‘cơng ty một thành viên’. Do vậy, với quy định này, có thể sẽ bị hiểu lầm là hội có thể có dạng tổ chức 1 thành viên hoặc thậm chí khơng có thành viên. Để khắc phụ bất cập này, đồng thời đáp ứng những lập luận ở Chương I về việc hội chỉ nên bao gồm những hội có quy chế hội viên và số hội viên chính thức tham gia ít nhất nên là 3 hội viên, luận văn đề xuất phương án như sau:

Hội là “tổ chức liên kết tự nguyện của nhân dân với sự tham gia chính thức của ít

nhất 3 cá nhân hoặc tổ chức”.

- Việc quy định đối tượng áp dụng của hội chỉ là ”công dân, tổ chức Việt Nam”,

loại bỏ đối tượng ”cá nhân người nước ngoài, tổ chức nước ngoài hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt nam” sẽ không phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay. Do vậy, luận văn đề xuất quy định là “cá

nhân và tổ chức”.

- Tiêu chí của hội là “không vụ lợi” cũng có nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ. “Không vụ lợi” trong tiếng Việt được hiểu là không thu lợi, kiếm lợi cho chủ thể của hành vi. Thông thường, từ ‘không vụ lợi’ thường hay được dùng với hàm ý tiêu cực để chỉ một cá nhân thu vén, kiếm lợi riêng tư cho chính bản thân mình. Đối với một tổ chức, “không vụ lợi” được hiểu là tổ chức này khơng đi tìm kiếm lợi ích riêng cho mình. Trong khi đó, trên thực tế, có thể thấy rằng, các tổ chức hội có tơn chỉ mục đích riêng của mình, có mối quan tâm về lợi ích đặc thù của tổ chức. Ví dụ, Hội ni ong ln tìm kiếm lợi ích

của mình trong việc bảo vệ rừng, vườn, môi sinh của đàn ong. Đây là mối quan tâm và tìm kiếm lợi ích một cách chính đáng. Đối chiếu với tiếng Anh, ‘non-profit’ được hiểu là ‘khơng có (phi)-lợi nhuận’. (47, tr.11)

Tuy vậy, cũng nên cân nhắc, trong tiếng Việt nên dùng từ “phi lợi nhuận” hay “không vì mục đích lợi nhuận” như một tiêu chí của hội. Nếu dùng từ ‘phi lợi nhuận’, tiếng Việt cịn có thể được hiểu là khơng có lợi nhuận. Điều này đồng nghĩa với ý là hội khơng thể có những hoạt động mang lại lợi nhuận. Trong khi đó, hội vẫn có quyền tiến hành những hoạt động mang lại lợi nhuận, song, vấn đề là ở chỗ, lợi nhuận có được do những hoạt động hợp pháp, không được chia cho các hội viên và phải dành vào việc chi tiêu cho các hoạt động của Hội theo Điều lệ. Do vậy, luận văn đề xuất sử dụng cụm từ

“khơng vì mục đích lợi nhuận” một mặt, hàm ý là vẫn có thể có thu nhập, có lợi nhuận,

nhưng lợi nhuận khơng phải là mục đích cuối cùng; lợi nhuận chỉ là phương tiện đạt được mục tiêu đã nêu trong Điều lệ hội.

- Một trong những tiêu chí khác của Hội theo Nghị định 88 là “nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Tiêu chí này chưa đáp ứng được yêu cầu phân loại hội theo 2 dạng tổ chức hội: ”vì lợi ích hội viên” và ”vì lợi ích cơng cộng”. Việc phân loại hội thành 2 dạng tổ chức theo mục đích hoạt động được nhiều quốc gia và hầu hết các tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thế giới, Trung tâm quốc tế về Luật phi lợi nhuận) thống nhất áp dụng. Việc phân định theo tiêu chí này sẽ xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo điều kiện hỗ trợ về thuế, tài chính và các nguồn lực khác cho các hội ”vì lợi ích cơng cộng”. Vì vậy, luận văn đề xuất phương án: ”nhằm bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của hội, hội viên hoặc vì lợi ích cơng cộng”.

- Một vấn đề rất quan trọng liên quan đến khái niệm hội; đó là, việc mở rộng phạm vi khái niệm hội bao gồm cả hội có tư cách pháp nhân và hội khơng có tư cách pháp nhân.

Hội theo khái niệm được quy định trong Nghị định 88 phải có “có tư cách pháp nhân”. Phải chăng, điều này có nghĩa là một nhóm gồm các cá nhân hoặc tổ chức tự nguyện chỉ có thể được pháp luật cho phép hoạt động khi ‘có tư cách pháp nhân’. Nói

cách khác, cơng dân chỉ có thể thực hiện quyền lập hội, hội họp khi lập thành một nhóm, một tổ chức nhất định và phải được công nhân là có ‘tư cách pháp nhân’ ? Quy định này có thể làm cản trở quyền lập hội, hội họp của các cá nhân, khi chưa được công nhận là ‘có tư cách pháp nhân’.

Điều 69 Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam quy định: “cơng dân có quyền … hội họp, lập hội…”. Như vậy, quyền lập hội, cũng như các quyền công dân khác là những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp quy định, được coi là quyền Hiến định. Hiến pháp là đạo luật cơ bản làm nền tảng cho cả hệ thống pháp luật, có giá trị cao nhất. Điều này có nghĩa là tất cả các loại luật phải được soan thảo và ban hành trên cơ sở và phù hợp với các quy định của Hiến pháp. Không thể soạn thảo những quy định pháp luật có nội dung trái với quy định của Hiến pháp. Do vậy, Điều 69 của Hiến pháp khi quy định rằng công dân được hưởng quyền lập hội ‘theo quy định pháp luật’, có hàm ý rõ ràng rằng: mọi ‘quy định của pháp luật’ như đã ghi trong Điều 69 chỉ được coi là hợp hiến khi có nội dung làm thuận lợi hơn việc thực hiện quyền lập hội. Nếu các quy định của văn bản pháp luật về hạn chế việc thực hiện quyền lập hội của công dân mà Hiến pháp đã quy định, thì điều này có nghĩa là văn bản đó được soạn thảo với những quy định vi Hiến, nghĩa là trái với lời văn và tinh thần của Hiến pháp. Nói tóm lại, căn cứ theo Hiến pháp, căn cứ theo các quy định về quyền lập hội của Cơng ước về các Quyền chính trị, dân sự năm 1966 mà Việt nam là thành viên, quyền lập hội của công dân, tổ chức phải được coi là một quyền vốn có, được thực hiện một cách tự nhiên, không bị cản trở. Rào cản pháp lý duy nhất của việc thực hiện quyền này chỉ có thể áp dụng khi quyền lập hội bị lạm dụng, gây tổn hại cho lợi ích an ninh quốc gia, chuẩn mực đạo đức, thuần phong, mỹ tục xã hội.

Trong thực tiễn ở Việt nam hiện nay, ở nhiều nơi trên phạm vi cả nước, quyền lập hội, hội họp vẫn được các công dân sử dụng mà không cần tới “tư cách pháp nhân”. Các hội đồng hương, hội bảo thọ, hội khuyến học... là những tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của một số cá nhân. Những tổ chức này hoạt động bình thường mà khơng cần tới “tư cách pháp nhân”. Ví dụ, Hội khuyến học của một thơn, là một tập hợp tự nguyện của các vị phụ huynh trong thơn, đóng góp hội phí làm giải thưởng cho những cháu học giỏi, giúp đỡ chi phí mua sách vở cho các cháu ở những gia đình nghèo khó...

Các thành viên của Hội khuyến học cũng không cảm thấy cần phải có “tư cách pháp nhân” của Hội để thực hiện các giao dịch kinh tế, dân sự. Trong bối cảnh này, nếu lấy tiêu chí là Hội phải “có tư cách pháp nhân” thì như vậy sự tồn tại và hoạt động của những Hội kiểu như Hội khuyến học có được coi là hợp pháp không?

Với những căn cứ nêu trên, nên chăng cần xem xét lại tiêu chí ‘có tư cách pháp nhân’. Tuy nhiên, nói như vậy khơng có nghĩa là phủ nhận tiêu chí ‘tư cách pháp nhân’ của Hội. Cần phải thấy rằng một Hội ‘có tư cách pháp nhân’ chính là điều kiện pháp lý quan trọng để Hội có thể tham gia các quan hệ pháp lý về hành chính, dân sự, kinh tế... Đồng thời, với cơ quan Nhà nước, ‘tư cách pháp nhân’ của Hội cũng là điều kiện pháp lý quan trọng trong việc quản lý nhà nước đối với Hội. Vấn đề đặt ra là làm thế nào, một mặt tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thực thi quyền lập hội, mặt khác vẫn đảm bảo những điều kiện pháp lý cần thiết, vừa đủ để cơ quan Nhà nước quản lý Hội một cách hiệu quả. (47, tr. 9-10).

Do vậy, việc mở rộng khái niệm hội, bao gồm cả hội có tư cách pháp nhân và hội khơng có tư cách pháp nhân là việc làm hết sức cần thiết. Với lập luận như trên, luận văn đề xuất nên hoàn thiện khái niệm về hội như sau: “Hội là tổ chức liên kết tự nguyện của

nhân dân với sự tham gia chính thức của ít nhất 3 cá nhân hoặc tổ chức, hoạt động thường xun, khơng vì mục đích lợi nhuận, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội, hội viên hoặc vì lợi ích cơng cộng.

Hội gồm các hội có tư cách pháp nhân và hội khơng có tư cách pháp nhân.”

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)