Kinh nghiệm xây dựng pháp luật về hội của một số tổ chức quốc tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 39 - 47)

* Tháng 7 năm 2004, hơn 100 các nhà nghiên cứu và đại diện các tổ chức hội và phi chính phủ, chính phủ họp tại Kenya (các nước như Hà Lan, Ba Lan, Nga, Tanania, Uganda, Anh, Ấn Độ, Mêhicơ), sau q trình nghiên cứu và đi đến thống nhất về các yếu tố tạo nên một môi trường luật pháp thuận lợi cho hoạt động của hội bao gồm:

- Việc xây dựng luật về hội là trách nhiệm của cả nhà nước và các tổ chức hội. Do đó việc tiếp thu và lắng nghe ý kiến là điều tiên quyết để xây dựng luật về hội.

- Một xã hội dân sự mạnh cần có các tổ chức hội tốt với một cơ sở nhà nước pháp quyền và tôn trọng dân chủ.

- Một hệ thống luật tốt cần có sự cân bằng giữa quyền lợi và trách nhiệm của hội. Nếu luật hạn chế các hoạt động của hội sẽ hạn chế quá mức quyền tự do của hội, mất đi tính chủ động sáng tạo của hội. Ngược lại, nếu khơng có cơ chế kiểm sốt trách nhiệm sẽ làm mất niềm tin của công chúng.

- Hội khơng nhất thiết là các tổ chức chính thức mà bao gồm cả phi chính thức, miễn là vì lợi ích cơng cộng, khơng rơi vào vùng cấm hoạt động.

- Việc đăng ký thành lập hội là quyền cơ bản của con người thuộc về các cá nhân không phải là đặc quyền của nhà nước. Vì vậy thủ tục đăng ký cần gọn nhẹ và dễ dàng. Có thể do một cơ quan độc lập như tồ án, hoặc phịng thương mại và cơng nghiệp, hoặc cơ quan chuyên biệt không phụ thuộc vào một chính sách cụ thể dễ thay đổi. Thủ tục càng đơn giản và giảm thiểu chi phí càng tốt.

- Quyền tham gia tư vấn phản biện và vận động chính sách. Điều này thể hiện quyền hội họp và tự do ngơn luận. Thường một chính sách và một đạo luật ra đời có liên quan đến nhiều lĩnh vực, không thể nào phân định được cái nào là thuộc lĩnh vực nào. Ví dụ chính sách tái định cư có thể liên quan đến lĩnh vực kinh tế, xã hội, mơi trường, kỹ thuật, văn hố…cần có sự kết hợp đa ngành. Tuy nhiên, nhà nước cũng hạn chế và nghiêm cấm các hành vi bạo lực trong quá trình này.

- Cơ chế báo cáo đơn giản, gọn nhẹ nhưng hiệu quả, trách nhiệm và công khai. - Ưu đãi về thuế: do sự đóng góp của hội vào q trình dân chủ và lợi ích cơng cộng, các hội được miễn giảm thuế, kể cả đối với các nguồn thu từ các hoạt động thương mại dùng cho mục đích phi lợi nhuận. Và các tổ chức kinh doanh và các cá nhân đóng góp nhân đạo cho hội cũng được miễn và giảm thuế. Ngay cả các nước ở Đông Nam Á, Trung Quốc và Đơng Âu cũng đều có cơ chế miễn và giảm thuế cho các hoạt động phi lợi nhuận.

* Theo Tài liệu hướng dẫn về Luật liên quan đến các tổ chức dân sự của Viện Xã hội mở và Trung tâm quốc tế về luật phi lợi nhuận, được biên dịch bởi Hội trợ giúp người tàn tật Việt Nam thì một tổ chức dân sự được khuyến cáo nên tuân theo những nguyên tắc và quy định sau đây (35):

- Quyền thành lập và vận hành một tổ chức dân sự là bộ phận kế thừa của quyền tự do hội họp và ngôn luận được luật pháp quốc tế đảm bảo: Việt Nam đã tham gia ký kết Tun ngơn tồn cầu về Quyền con người (điều 19 bảo vệ quyền cá nhân được “tụ tập hồ bình và hội họp”) và Công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự (Điều 19,21 và 22 của Công ước này “đảm bảo quyền ngơn luận, tụ tập hồ bình và hội họp” và yêu cầu các chính phủ ký kết ban hành các bộ luật hoặc có biện pháp khác để bảo đảm những quyền này”.

- Việc các tổ chức dân sự được thành lập như một pháp nhân không bao hàm ý rằng các cơng dân phải có tư cách pháp nhân mới được thực hiện quyền của mình về tự do ngơn luận, tụ tập hồ bình và hội họp: Trái lại, hầu hết các tổ chức dân sự tồn tại dưới hình thức các tổ chức khơng chính quy. Việc bảo đảm cho các tổ chức này được thực hiện các quyền cơ bản như đã đề cập ở trên quan trọng như việc bảo vệ cho các tổ chức dân sự chính thức.

- Những bộ luật cho phép thành lập các tổ chức dân sự với danh nghĩa chính quy cũng thường cho các tổ chức đó tư cách pháp nhân và cho tổ chức cũng như các cá nhân liên quan của nó trách nhiệm hữu hạn. Các quyền lợi khác (ví dụ như được ưu đãi về thuế và hưởng các hợp đồng của nhà nước) có thể đi kèm với điều kiện về thành lập tổ chức dân sự có tư cách pháp nhân.

- Các tổ chức dân sự có tư cách pháp nhân cần phải có cùng quyền và nghĩa vụ như các pháp nhân khác và phải được áp dụng các nghĩa vụ và trừng phạt của các luật dân sự và luật hình sự giống như các pháp nhân khác, trừ trường hợp có những quy định hạn chế cụ thể khác. Nguyên tắc chung cho việc thành lập chi nhánh, cơ quan phụ thuộc, văn phòng đại diện và các cơ quan trực thuộc khác cũng phải được áp dụng cho các tổ chức dân sự.

- Luật có thể yêu cầu các tổ chức dân sự phải tiến hành một số thủ tục trước khi được thành lập với tư cách pháp nhân: Ở một số nước, để được phép thành lập, tổ chức dân sự phải công chứng các tài liệu, hồ sơ, kể cả biên bản của đại hội thành lập và các văn bản quản lý nội bộ được phê chuẩn.

- Các qui định cho phép thành lập một tổ chức dân sự với tư cách pháp nhân nên đặt ra một khoảng thời hạn nhà chức trách phải trả lời (ví dụ, nhiều nhất trong vịng 60 ngày) và nêu trong khoảng thời gian đó, nhà chức trách khơng trả lời các ho sơ xin phép hoàn chỉnh, phải coi là tổ chức đó đã đồng ý cho phép thành lập. Trong một số trường hợp đặc biệt (ví dụ, cứu trợ thiên tai, khẩn cấp), quá trình thành lập cần được cho phép tiến hành nhanh hơn.

- Cơ quan chuyên trách cần phải đặt ra câu trả lời trên văn bản, giải thích rõ lý do từ chối không cho một tổ chức dân sự thành lập. Các tổ chức nên được phép khiếu nại đến một tòa án độc lập đối với các quyết định từ chối việc thành lập. Luật quy định về các tổ chức dân sự nên nhấn mạnh điểm này.

- Khơng nên có những u cầu q cao khi cấp phép thành lập, ví dụ như yêu cầu về tài sản ban đầu đối với một tổ chức hay yêu cầu về đóng góp của hội viên. Các yêu cầu về tài sản ban đầu của các tổ chức xin tài trợ chỉ nên ở mức nhỏ, thậm chí khơng đáng kể.

- Các tổ chức dân sự nên được phép tồn tại vô hạn, hoặc tồn tại trong một thời gian ngắn (nếu các nhà sáng lập muốn vậy), điều này thể hiện tính chất tự nguyện của các tổ chức dân sự.

- Cá nhân và thể nhân trong và ngoài nước nên được quyền thành lập các tổ chức dân sự: Các luật tổ chức dân sự trên thế giới cho phép con người xã hội (các cá nhân) thiết lập các tổ chức dân sự, nhưng một số luật không cho phép con người pháp nhân (các thể nhân) như các công ty, các hội hay các cơ quan nhà nước thành lập một tổ chức dân sự. Lý tưởng nhất là cho phép cả cá nhân và thể nhân được thành lập các tổ chức dân sự.

Luật quốc tế yêu cầu rằng người nước ngoài phải được phép thành lập một tổ chức dân sự với các điều kiện như cơng dân bình thường ở trong nước. Uỷ ban nhân quyền của Liên hiệp quốc đã khẳng định người ngoại quốc có các quyền tự do ngơn luận

và quyền về hội như các công dân khác sống trong lãnh thổ của các nước thuộc Liên hiệp quốc.

- Luật nên ghi rõ các quyền và nghĩa vụ của một tổ chức dân sự trong thời gian hình thành, trong đó có vấn đề chuyển giao tài sản.

- Theo qui định chung, việc trở thành hội viên của một tổ chức dân sự phải trên cơ sở tự nguyện, không ai bị ép buộc phải tham gia hoặc tiếp tục tham gia một tổ chức.

- Một tổ chức dân sự phải được phép chỉnh sửa các tài liệu quản lý nội bộ của mình, mà khơng cần phải thiết lập lại tồn bộ tổ chức. Các thay đổi cần được thông báo cho các cơ quan nhà nước chuyên trách. Cần phải có các qui trình để các cơ quan nhà nước chuyên trách chấp nhận các sửa đổi về văn bản quản lý nội bộ, dù trong cả trường hợp tổ chức không thể tự làm được điều này một cách độc lập.

- Cần có một danh bạ đăng ký chung cho toàn quốc về tất cả các tổ chức dân sự và công chúng phải tiếp cận được danh bạ này.

- Cần phải có các qui định rõ ràng cho phép nhưng khơng mang tính khuyến khích các tổ chức dân sự được hợp lại, phân chia hoặc thay đổi như các thực thể pháp nhân khác. Có thể có một vài hạn chế về việc cho phép các tổ chức dân sự hợp nhất với các tổ chức vì lợi nhuận.

- Cơ quan quản lý cao nhất của tổ chức dân sự, khi nộp đơn thành lập cần được phép tạm ngưng các hoạt động của mình tự nguyện và thực hiện các thủ tục pháp lý về giải thể và thanh lý tài sản của tổ chức theo như quyết định của tòa án. Các quyết định cưỡng bức ngừng hoạt động hay cưỡng bức giải thể một tổ chức dân sự cần được phép khiếu nại lên các toà án độc lập. Cần phải cho thời gian để tổ chức dân sự có thể được khiếu nại. Khi cần thiết, các luật về tổ chức dân sự nên nêu rõ các quyền này.

- Luật nên ghi rõ các quyền lợi cơ bản, các quyền hạn của một tổ chức dân sự. - Một tổ chức dân sự chính quy (qua người sáng lập hoặc các cơ quan quản lý nội bộ cao nhất của mình) nên được quyền quyết định trong việc thiết lập và thay đổi cơ cấu quản lý và hoạt động của tổ chức trong hạn định cho phép của luật.

- Các cán bộ và thành viên của ban quản trị nên đảm bảo rằng tổ chức hoạt động trong khn khổ luật pháp (ví dụ Luật dân sự, Luật lao động và các luật chung khác) và có thể phải chịu trách nhiệm đối với các tổ chức hoặc bên thứ ba trong trường hợp sai sót hoặc lơ đễnh.

- Một tổ chức dân sự cần có quyền được kiện các cán bộ, các thành viên ban quản trị hay các nhân viên để yêu cầu bồi thường các tác hại gây ra do mâu thuẫn lợi ích.

- Lợi nhuận của một tổ chức dân sự chính thức khơng được phép phân chia dưới dạng lợi nhuận cho bất kỳ ai. Tuy nhiên, nhân viên cũng như cán bộ, thành viên quản trị, và thành viên của một tổ chức dân sự phải được trả lương xứng đáng đối với những cơng việc hồn thành cho tổ chức, bao gồm những ưu đãi ngoài lương và việc hồn trả những khoản chi tiêu hợp lý vì cơng việc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Một tổ chức dân sự khơng được phép cung cấp lợi ích đặc biệt dù gián tiếp hay trực tiếp (ví dụ như học bổng cho người thân) cho bất kỳ ai có quan hệ với tổ chức (ví dụ người sáng lập, cán bộ, thành viên quản trị, nhân viên, hay nhà tài trợ). Lợi ích có thể được mở rộng cho các thành viên của một tổ chức xã hội vì lợi ích tương hỗ nếu như sự mở rộng ấy dựa trên cơ sở khơng phân biệt đối xử (ví dụ: các chương trình học tập đặc biệt hay các chương trình bảo hiểm nhân thọ).

- Bất kỳ một giao dịch (ví dụ mua bán, cho thuê, cho vay) giữa một tổ chức dân sự và một người có quan hệ với nó (thành viên sáng lập, cán bộ, thành viên quản trị, thành viên, nhân viên, hay nhà tài trợ) chỉ được phép diễn ra sau một đàm phán hợp pháp và với mức giá và các điều khoản trong hợp đồng không gây bất lợi cho tổ chức.

- Cần phải nghiêm cấm hoàn toàn một số loại giao dịch cụ thể có khả năng bị lạm dụng.

- Tổ chức dân sự phải có quyền kiện để được bồi thường cho những thiệt hại do việc tự mua bán gây ra.

- Không một tổ chức dân sự nào từng được dân chúng hay nhà nước hỗ trợ được phép phân chia tài sản của nó cho các thành viên sáng lập, cán bộ, thành viên quản trị, nhân viên, nhà tài trợ hay các thành viên khi khi giản tán. Ngoại lệ cho phép việc phân chia tài sản cho các thành viên khi tổ chức giải tán và sau khi thanh tốn hết các chi phí là

trường hợp tổ chức xã hội vì lợi ích tương hỗ chưa bao giờ nhận được sự đóng góp đáng kể từ phía dân chúng (ví dụ những người khơng liên quan đến tổ chức dưới danh nghĩa thành viên sáng lập, nhà tài trợ, cán bộ, thành viên quản trị, nhân viên hay thành viên) hay nhận được hợp đồng, trợ giúp hay ưu đãi thuế của nhà nước.

- Cùng với việc được hưởng ưu đãi của nhà nước, các tổ chức dân sự có tư cách pháp nhân cũng phải chấp nhận một số nghĩa vụ pháp lý.

- Tất cả các tổ chức dân sự phải được phép tham gia vào các hoạt động từ thiện hoặc phục vụ lợi ích cơng cộng.

- Các tổ chức dân sự chính thức phải được phép tham gia vào các vụ kiện vì lợi ích cơng cộng

- Một tổ chức dân sự phải được phép tham gia vào các hoạt động kinh tế hợp pháp với điều kiện các hoạt động đó chủ yếu được tổ chức vì các mục tiêu phi thương mại hợp lý, và lợi nhuận hay thu nhập không được phân chia cho các thành viên sáng lập, cán bộ, thành viên quản trị, nhân viên hay thành viên. Các tổ chức có thể tham gia những hoạt động đó nêu đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về giấy đăng ký và giấy phép.

- Bất kỳ một tổ chức dân sự nào khi tham gia vào một hoạt động cần phải được đăng ký và tuân thủ các quy định của cơ quan nhà nước (ví dụ, y tế, giáo dục, dịch vụ xã hội cho những người bị bệnh HIV/AIDS) cũng phải tuân theo những yêu cầu và thủ tục về đăng ký và tuân thủ những quy định được áp dụng với những cá nhân, tổ chức thương mại hay cơ quan dân sự thực hiện những hoạt động tương tự. Nếu tiến hành một hoạt động cần phải xin phép (ví dụ như diễu hành), kể cả các hoạt động chính sách cơng, tổ chức dân sự sẽ khơng bị địi hỏi nhiều hơn những u cầu chung được áp dụng cho các cá nhân, các tổ chức thương mại, hay các cơ quan dân sự. Không thể dùng yêu cầu về đăng ký và xin phép để gây khó dễ cho các hoạt động hợp pháp, bao gồm về chính sách cơng, của các tổ chức dân sự.

- Nên yêu cầu các tổ chức dân sự giữ chứng từ tài chính, báo cáo, hồ sơ về hoạt động của họ. Họ cũng nên được yêu cầu lưu giữ các hồ sơ biên bản cuộc họp của ban lãnh đạo. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của một tổ chức dân sự (ví dụ hội đồng thành viên hoặc ban quản trị) nên được yêu cầu nhận và chuẩn y những báo cáo về các hoạt động và

tài chính của tổ chức để bảo đảm rằng chúng phù hợp với mục đích được ghi trong cương lĩnh hoạt động của nó

- Một cơ quan nào đó của tổ chức dân sự (ví dụ ban quản trị hoặc hội đồng kiểm toán được tạo ra bởi ban quản trị) cũng như mỗi thành viên của một tổ chức xã hội vì lợi

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 39 - 47)