Phân loại hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 30 - 34)

Các tổ chức hội thường được phân loại theo hai loại tiêu chí chủ yếu là: tiêu chí thành viên và tiêu chí mục tiêu hoạt động.

Dựa theo tiêu chí thành viên, có thể phân thành hai loại tổ chức hội: hội có quy chế hội viên và hội khơng có quy chế hội viên.

- Hội có quy chế hội viên, thường được gọi là hội, hiệp hội, liên đoàn... là một loại tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết tự nguyện, bình đẳng của các hội viên (có thể là cá nhân hoặc tổ chức).

- Hội khơng có quy chế hội viên, thường có tên gọi là Trung tâm, Viện nghiên cứu, Quỹ... là một loại tổ chức xã hội do một hoặc một số cá nhân làm sáng lập viên thành lập. Hoạt động của hội khơng có quy chế hội viên được điều chỉnh bằng quy chế, điều lệ do các sáng lập viên thông qua. Tổ chức loại này khơng có hội viên; nhân viên làm việc trong tổ chức hội khơng có hội viên được hưởng các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng lao động mà họ ký với nhà quản lý.

Theo tiêu chí mục tiêu hoạt động, có thể phân thành hai loại hội chủ yếu: hội hoạt động vì quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên và hội hoạt động vì phúc lợi xã hội.

- Hội hoạt động vì quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên thường được coi là

những tổ chức ‘đóng’. Thành viên của những hội này chỉ hạn chế trong một phạm vi nghề nghiệp, sở thích, hoặc mối quan tâm nhất định. Những tổ chức hội loại này chủ yếu tập trung vào những hoạt động nhằm bảo vệ lợi ích, hoặc đáp ứng sở thích, nhu cầu của một nhóm những thành viên cùng nghề nghiệp, cùng sở thích hoặc mối quan tâm chung nhất định nào đó. Tổ chức hội loại này có thể là Hội sinh vật cảnh, Câu lạc bộ những người nuôi tôm, hoặc hiệp hội kiến trúc sư...

- Hội hoạt động vì phúc lợi xã hội là loại tổ chức xã hội có những hoạt động hướng tới việc đáp ứng các nhu cầu phát sinh trong xã hội trên nhiều lĩnh vực khác nhau

(y tế, giáo dục, mơi trường, xố đói giảm nghèo, bảo vệ rừng...). Hoạt động của những hội loại này thường mang lại một hoặc những tác dụng như sau: (i) bổ sung, hỗ trợ giải quyết những vấn đề xã hội và ở những nơi mà Nhà nước không đủ khả năng giải quyết; (ii) phát hiện những bất cập trong đời sống xã hội và trong hoạt động điều hành quản lý của Nhà nước; (iii) thuyết phục, vận động các cơ quan cơng quyền về những chính sách, giải pháp xã hội theo quan điểm của các nhóm lợi ích trong xã hội thơng qua các phương tiện truyền thông, nâng cao nhận thức xã hội.

Trên cơ sở khái niệm về hội theo đề xuất của luận văn, hội ở Việt Nam bao gồm những tổ chức sau:

1. Các tổ chức quần chúng trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ;

2. Các hội nghề nghiệp, bao gồm cả các tổ chức liên hiệp hội thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

3. Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam có hội viên (loại trừ các quỹ, trung tâm, viện nghiên cứu khơng có quy chế hội viên);

4. Các hội khơng chính thức tại cộng đồng (trừ những tổ chức tín dụng vi mơ, các hợp tác xã tín dụng, các nhóm tín dụng và tiết kiệm)

Như vậy, so với phân loại của tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam tại phần 1.1.1.3 thì phạm vi của hội gần giống với tổ chức xã hội dân sự, loại trừ Mặt trận tổ quốc Việt Nam; các quỹ, trung tâm, viện nghiên cứu khơng có quy chế hội viên; những tổ chức tín dụng vi mơ, các hợp tác xã tín dụng, các nhóm tín dụng và tiết kiệm...

Cũng cần lưu ý về sự khác nhau và mối quan hệ giữa tổ chức phi chính phủ và hội ở Việt Nam. Do có sự tiếp cận khác nhau, khơng thống nhất đối với các khái niệm tổ chức phi chính phủ, hội nên có quan điểm cho rằng khái niệm hội có phạm vi rộng hơn khái niệm tổ chức phi chính phủ, có ý kiến lại cho rằng “tổ chức phi chính phủ chính là một loại hội khơng có hội viên” (25, trang 16), ý kiến khác lại khẳng định hội và tổ chức phi chính phủ là hai khái niệm đồng nhất. Tuy nhiên, với sự phân tích ở các phần trên và qua phân loại phạm vi của hội, cho thấy, có sự khác biệt giữa khái niệm về tổ chức phi chính phủ và khái niệm về hội ở Việt Nam: ngoài các bộ phận cấu thành khác, hội bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ có hội viên.

Để tiện việc so sánh, có thể khu biệt các khái niệm tổ chức xã hội dân sự, hội và tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam theo bảng sau:

Tổ chức xã hội dân sự Hội Tổ chức phi chính phủ

VN

1. 1a. Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam

1b. Các tổ chức quần

chúng trực thuộc Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam

(Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nơng dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam)

1b. Các tổ chức quần

chúng trực thuộc Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam

(Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nơng dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam)

2. Các hội nghề nghiệp,

bao gồm cả các tổ chức liên hiệp hội thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các hội nghề nghiệp,

bao gồm cả các tổ chức liên hiệp hội thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

3. Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam: Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam: Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam: 3a. Các tổ chức khoa học và công nghệ phi lợi nhuận

3a. Các tổ chức khoa

học và công nghệ phi lợi nhuận

3a. Các tổ chức khoa học

và công nghệ phi lợi nhuận

3b. Các quỹ xã hội, quỹ

từ thiện, viện nghiên

3b. Các quỹ xã hội, quỹ

cứu, trung tâm... trung tâm... 4. Các hội khơng chính

thức tại cộng đồng:

Các hội khơng chính thức tại cộng đồng: 4a. hội đồng hương, câu

lạc bộ thể thao, hội cây cảnh... (khơng có tư cách pháp nhân)

4a. hội đồng hương, câu

lạc bộ thể thao, hội cây cảnh... (khơng có tư cách pháp nhân) 4b. tổ chức tín dụng vi mơ, các hợp tác xã tín dụng, các nhóm tín dụng và tiết kiệm

Sơ đồ 3: Tổ chức phi chính phủ Việt Nam trong mối quan hệ với tổ chức xã

hội dân sự

Sơ đồ 4: Hội trong mối quan hệ với tổ chức xã hội dân sự ở Việt

Nam

Chú thích:

- Tổ chức xã hội dân sự: tam giác lớn 1+2+3+4

3a 3b 2 1b 1a 4 3 2 1b 1a

- Hội: hình đa giác 1b+2+3a+4a

- Tổ chức phi chính phủ: hình thang 3

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 30 - 34)