Thực trạng hoạt động của hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 66 - 73)

2.2.2.1. Thực trạng hoạt động của các tổ chức quần chúng (nhóm 1)

Với truyền thống vẻ vang gắn với sự nghiệp cách mạng của đất nước, với lợi thế về cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có hệ thống, nhân lực đơng đảo và nguồn kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách của Nhà nước, các tổ chức quần chúng đang đóng vai trị quan trọng trong tập hợp, vận động và định hướng quần chúng nhân dân thông qua các hoạt động, phong trào của mình.

Thực trạng hoạt động của các tổ chức quần chúng được đánh giá khái quát như sau:

- Thứ nhất, hoạt động của các tổ chức quần chúng thường diễn ra với bề rộng trong phạm vi toàn quốc và chiều sâu tới cấp cơ sở.

- Thứ hai, hoạt động của các tổ chức quần chúng - Thứ ba, tác động chính sách quốc gia

- Tại cấp độ cộng đồng, các tổ chức quần chúng có mối quan hệ gắn bó hữu cơ rất quan trọng giữa các cấp chính quyền với làng xã, đặc biệt là Hội liên hiệp phụ nữ và Hội người cao tuổi, mà các tổ chức này ở cơ sở thường đóng vai trị trụ cột cho việc đẩy mạnh các hoạt động đi liền với các sáng kiến và tài trợ. (5, tr.4)

2.2.2.2. Thực trạng hoạt động của các tổ chức hội nghề nghiệp và tổ chức phi chính phủ có hội viên (nhóm 2 và nhóm 3)

Hoạt động của tổ chức hội thuộc nhóm 2 và nhóm 3 ngày càng đa dạng và phong phú. Đến nay, trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội đều có tổ chức hội hoạt động. Các hội ngày càng ý thức được vai trị của mình tham gia vào giải quyết các vấn đề xã hội, như: xố đói, giảm nghèo, bảo vệ tài ngun, mơi trường nâng cao dân trí, tham gia các hoạt động xã hội hố văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao, tư vần, phản biện xã hội và từ thiện nhân đạo.

Hoạt động của hội ngày càng có hiệu quả, nhiều hội đã và đang đảm nhận cung cấp dịch vụ công do Nhà nước chuyển giao. Trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, hoạt động đối ngoại của hội ngày càng rộng mở, nhiều hội của Việt Nam tham gia là hội viên hội khu vực và hội quốc tế. Đặc biệt, trong quá trình hình thành, phát triển, nhiều hội đã tập hợp ngày càng rộng rãi các tầng lớp nhân dân và đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ vào hội; qua đó giáo dục tư tưởng, lập trường và động viên đội ngũ trí thức đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Nhiều hội có hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước đã được Nhà nước hỗ trợ kinh phí.

- Về kinh phí hoạt động của hội: Kinh phí của hội được hình thành từ nhiều

nguồn khác nhau. Theo kết quả điều tra của dự án ”Điều tra thực trạng về hội và tổ chức phi chính phủ ở nước ta hiện nay” do Viện Khoa học tổ chức Nhà nước chủ trì thực hiện thì: có 48% tổng số hội được hỗ trợ từ ngân sách của Nhà nước, 31% số hội có ngân sách do hội viên đóng góp, 14% số hội ngân sách do các dịch vụ của hội đem lại, 10% số hội

ngân sách do các tổ chức của hội đóng góp và 8% tổng số hội nhận tài trợ của nước ngồi, 15% số hội có ngân sách từ các nguồn khác (36, tr.7)

Như vậy, có thể thấy Nhà nước vẫn giữ vị trí quan trọng trong việc xây dựng nguồn kinh phí hoạt động của các hội. Tuy nhiên, đối với các hội có phạm vi hoạt động cả nước tỷ lệ các hội dựa vào ngân sách nhà nước chỉ có 33% thì đối với các hội địa phương tỷ lệ này lên lới 51%.

- Việc thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước chuyển giao: Trong năm 2004, theo

kết quả điều tra, có tổng số 49% các hội thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước chuyển giao, trong đó các hội có phạm vi hoạt động cả nước có 46% và các hội địa phương là 50% tổng số hội được nhà nước chuyển giao nhiệm vụ để thực hiện.

Các nhiệm vụ nhà nước chuyển giao dược thực hiện theo hai phương thức: trực tiếp và gián tiếp. Đối với những nhiệm vụ do các hội thực hiện có các sản phẩm, có giá trị thực tiễn, đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội được cấp có thẩm quyền xác nhận cũng được coi như nhiệm vụ do Nhà nước chuyển giao và được hỗ trợ kinh phí.

Các nhiệm vụ mà hội thực hiện gồm nhiều nhóm việc, cụ thể là: thành lập và phát triển các trung tâm hỗ trợ cộng đồng (có 378 hội tham gia vào loại hoạt động này); các hoạt động liên quan đến giáo dục và khuyến học (có 371 hội tham gia hoạt động này); thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn và trợ giúp pháp lý, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các dự án luật, các văn bản qui phạm pháp luật (tham gia loại hoạt động này có 242 hội); tư vấn, thẩm định, phản biện xã hội các luận chứng kinh tế - xã hội liên quan đến chuyên môn của các hội (tham gia hoạt động này có 215 hội); hưởng ứng phục vụ các hoạt động sinh hoạt chính trị - xã hội nhân các ngày lễ lớn của đất nước (tham gia vào các hoạt động này có tống số 200 hội); tuyên truyền, giáo dục về sức khoẻ, y tế cộng đồng, phòng chống dịch bệnh (tham gia vào các hoạt động này có tổng số 191 hội); tiến hành các hoạt động giúp đỡ, phát triển sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển nơng thơn (tham gia vào các hoạt động này có tổng số 186 hội); xây dựng và hỗ trợ phát triển các dự án công nghệ thông tin, tham gia tư vấn, giám sát, thẩm định, nghiệm thu dự án, đề tài khoa học; kêu gọi đầu tư, chuyển giao khoa học và công nghệ (tham gia vào các hoạt động này có tổng số 151 hội); lập kế hoạch theo

dõi, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách, các văn bản của cơ quan cấp trên có liên quan đến nhiệm vụ hoạt động của hội (tham gia vào các hoạt động này có tổng số 100 hội). (36,tr.8)

Kết quả điều tra cho thấy, các hội đã được Nhà nước chuyển giao cho nhiều nhiệm vụ và các hội cũng đã đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ do nhà nước chuyển giao. Nhiệm vụ do Nhà nước chuyển giao được thực hiện ở nhiều mức độ phù hợp với tính chất, phạm vi hoạt động của mỗi hội. Tuy nhiên, nhìn chung số hội tham gia vào các nhiệm vụ của nhà nước chưa nhiều và không đồng đều ở các hội.

- Các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên:

+ Hoạt động bảo vệ quyền lợi của hội viên: Theo kết quả điều tra có 1058 hội (chiếm tỷ lệ 62% ) trên tổng số 1707 hội đã có những hình thức hoạt động khác nhau bảo vệ quyền lợi của hội viên. Các hoạt động bảo vệ quyền lợi hội viên của các hội cũng rất da dạng, như: tham gia bảo vệ các quyền và lợi ích cơng dân của hội viên; vận động, quyên góp giúp đỡ đời sống của hội viên; triển khai học tập các văn bản, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của hội; hỗ trợ sáng tạo, tư vấn các hoạt động có liên quan đến hội viên...Tùy vào tính chất hoạt động cụ thể của từng hội mà các hội có những hoạt động cụ thể để bảo vệ quyền lợi của hội viên. Tuy nhiên, nhìn chung việc thanh gia của các hội trong hoạt động này là còn chưa nhiều. (36, tr.9)

+ Thay mặt cho hội viên giải quyết tranh chấp thương mại: Nhiều hội đã quan tâm tới hoạt động này, bao gồm cả các hội không phải là hội doanh nghiệp, nhưng khi các hội viên có những tranh chấp thương mại vẫn đứng ra giúp đỡ. Tuy nhiên, số lượng các hội thực hiện hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại thay hội viên mới chiếm tý lệ 8%. Các hình thức tranh chấp thương mại hiện nay rất phong phú. Trong năm 2004, đã có 262 lượt hội tham gia thực hiện các hoạt động giải quyết tranh chấp bản quyền trong sáng tác văn học nghệ thuật, sáng tạo khoa học và công nghệ, tranh chấp thương mại giữa các bên tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo; giải thích và hướng dẫn, hồ giải... (36, tr.9)

+ Tổ chức các hội thảo khoa học hoặc hội nghị chuyên đề phục vụ cho hội viên: Có tới 55% tổng số các hội được điều tra có hoạt động này.

+ Tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn cho các hội viên: Việc đào tạo, tập huấn cho hội viên cũng là hoạt động thường xuyên và khá phổ biến ở các hội. Có trên 51% số hội thực hiện hoạt động này.

+ Các hoạt động tạo việc làm cho các hội viên: có 29% số hội có tham gia vào việc tạo việc làm cho các hội viên. Các hội có phạm vi hoạt động cả nước thực hiện công việc này tốt hơn với tỷ lệ 52 %, trong khi các hội địa phương chỉ đạt được 24%. Các hoạt động tạo việc làm gồm nhiều phương thức, hình thức khác nhau gồm: tạo điều kiện cho hội viên tham gia các dự án của hội; tư vấn và giới thiệu việc làm cho thanh niên, sinh viên, những người di lao động xuất khẩu hợp tác nước ngồi...

- Các hoạt động vì lợi ích cơng cộng của các hội:

+ Hoạt động xúc tiến thương mại: có 11% số hội có hoạt động xúc tiến thương mại. Các hội có phạm vi hoạt động cả nước có 45 % số hội có hoạt động này, trong khi các hội địa phương chỉ có 5%. Các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm các hình thức: tổ chức cho các hội viên tham gia các phiên chợ, hội nghị khách hàng, hội chợ triển lãm sản phẩm; lập các dự án tiêu thụ sản phẩm; thăm dị, tìm kiếm thị trường; liên kết cùng nhau cung cấp thông tin, nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá; tố chức tập huấn về kiến thức kinh tế thị trường...

+ Hoạt động đào tạo nâng cao dân trí: Tỷ lệ hội tham gia hoạt động đào tạo, nâng cao dân trí chiếm 40%. Các hình thức đào tạo chủ yếu là phổ biến, tuyên truyền trong nhân dân về các chương trình về y tế, chăm sóc sức khoẻ, tổ chức các hình thức hoạt động về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, thành lập trường học dân lập; đào tạo các kỹ năng, nghiệp vụ...

+ Hoạt động từ thiện: có 50% các hội thực hiện hoạt động này. Các nội dung hoạt động chủ yếu kêu gọi các nhà từ thiện, hảo tâm đóng góp để cứu trợ đồng bào; tham gia chăm sóc và khám sức khoẻ cho người tàn tật, thiểu năng, nạn nhân chất độc da cam...

+ Hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội: Đây là một trong những hoạt động thể hiện vai trò to lớn của hội đối với xã hội vàđược đánh giá cao hiện nay. Tham gia vào các hoạt động này có 28% tổng số hội . Ở các hội có phạm vi hoạt động toàn quốc, tỷ lệ này là 41%, còn các hội địa phương là 26%. Các hoạt động tư vấn, phản biện,

giám định xã hội bao gồm tư vấn, phản biện, đóng góp vào một số văn bản pháp quy, dự án kinh tế xã hội của trung ương và địa phương; tư vấn, ứng dụng trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội; tham gia hội thẩm tồ án nhân dân các cấp... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao: có tổng số 607 hội chiếm tỷ lệ 36% tổng số các hội có hoạt động này. Các hội có phạm vi hoạt động cả nước có tổng số 80 hội với tỷ lệ 31 %. Tý lệ này ở các hội địa phương là 36% với 527 hội.

+ Hoạt động chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: có 590 hội chiếm tỷ lệ 35% tham gia vào hoạt động chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Các hội có phạm vi hoạt động tồn quốc tham gia vào hoạt động này là 60 hội chiếm tỷ lệ 23 %; các hội địa phương là 530 hội chiếm tý lệ là 37%.

+ Hoạt động bảo vệ mơi trường: có 502 hội chiếm tỷ lệ 29% tham gia hoạt đồng này. Tỷ lệ này ở các hội có phạm vi hoạt động tồn quốc là 27% với 70 hội và ở các hội địa phương là 30% với 432 hội. Các hình thức cụ thể bảo vệ mơi trường là tham gia các hoạt động góp phần nâng cao ý thức trong nhân dân về bảo vệ môi trường; tuyên truyền về bảo vệ môi trường; tổ chức các cuộc thi, đánh giá tác động môi trường cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản..; tổ chức và tham gia hội thảo ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế về bảo vệ môi trường...

+ Hoạt động nghiên cứu khoa học: có 469 hội, chiếm tỷ lệ 27% thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực cụ thể như sau: tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh lê xã hội, quy hoạch vùng; xây dựng cơ chế chính sách ở địa phương; các đề tài, dự án có giá trị lớn trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Các hoạt động quốc tế của hội:

Đã có 492 hội, chiếm tỷ lệ 29% có quan hệ với tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế. Các hội có phạm vi hoạt động tồn quốc có quan hệ với các tổ chức nước ngoài và quốc tế là 195 hội, chiếm tỷ lệ 74%, trong khi đó tỷ lệ này ở các hội địa phương chi là 21%. .

Có 273 hội, chiếm ty lệ 16% có các dự án với các tổ chức nước ngồi, tố chức phi chính phủ. Các hội có phạm vi hoạt động tồn quốc có 64 hội có các dự án quốc tế và nước ngoài, chiếm tỷ lệ 24%. Tỷ lệ các hội địa phương có các dự án này chiếm 14%. Tuy

nhiên, do số lượng các hội địa phương lớn nên tổng số các hội có dự án này lên tới trên 200 hội.

Ngồi ra, có 21% tổng số hội điều tra tham gia các hoạt động hồ bình, hợp tác, hữu nghị. Tuy nhiên, hoạt động này chủ yếu tập trung ở các hội có phạm vi hoạt động toàn quốc (37%), vượt trội so với các hội địa phương (18%).

2.2.2.3. Thực trạng hoạt động của hội khơng chính thức ở cộng đồng (nhóm 4)

Tuy chưa có các điều tra chính thức, song có thể nhận thấy, các hội khơng chính thức ở cộng đồng có nhiều hoạt động thiết thực, do bản thân lý do thành lập các hội này đã chứng tỏ nhu cầu thực tế của các hội viên trong các hoạt động gắn kết với nhau. Dù kinh phí hạn chế, phạm vi hoạt động nhỏ hẹp nhưng các hoạt động của hội khơng chính thức được thực hiện nhanh chóng (do khơng phải qua nhiều thủ tục như các hội chính thức), với mục đích cụ thể, rõ ràng và mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên và cộng đồng. Bên cạnh đó, hoạt động của hội khơng chính thức khơng chỉ mang lại những lợi ích vật chất mà phần lớn cịn mang ý nghĩa tinh thần đối với các hội viên.

* Đánh giá chung về hoạt động của hội:

- Nhìn chung, các hội chấp hành pháp luật và sự quản lý của nhà nước tốt. Hàng năm, theo định kỳ (6 tháng hoặc 1 năm), các hội đều có báo cáo về các cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyền (Bộ Nội vụ, UBND tỉnh, Sở Nội vụ). Việc tố chức, hoạt động, quản lý tài sản, kinh phí của đa số hội theo đúng quy định của nhà nước.

- Vẫn cịn tình trạng một số hội chưa xin phép, hoặc chưa được cấp phép thành lập đã tiến hành đại hội và công khai hoạt động. Một số hội có quyết định thành lập nhưng chưa tổ chức đại hội; hoặc đã hết nhiệm kỳ nhưng không tố chức đại hội nhiệm kỳ kế tiếp khơng có lý do và cũng khơng báo cáo cơ quan quản lý nhà nước.

- Các hoạt động của hội đa dạng, tham gia thiết thực vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đáp ứng u cầu địi hỏi của hội viên, đóng góp tích cực vào việc xây dựng chính sách của Đảng, Nhà nước và phát triển của kinh tế xã hội.

- Một số hội khơng có báo cáo hoặc báo cáo khơng thường xuyên, đầy đủ về tình hình tổ chức và hoạt động của hội theo quy định; nội dung báo cáo còn sơ sài, chưa cụ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 66 - 73)