LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA HỘI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 55 - 58)

Trải qua hơn 4000 năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh để giữ nước, đồng thời phải luôn luôn đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển. Quá trình đấu tranh đó đã hun đúc nên tinh thần, hào khí Việt Nam, tạo nên giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam hết sức tốt đẹp. Đó là truyền thống đồn kết bất khuất, kiên cường, giàu lòng vị tha, giàu lòng nhân ái. Mỗi khi khó khăn, người Việt Nam ln ln bên nhau, kết đồn thành một khối tạo ra sức mạnh để vượt qua tất cả mọi khó khăn, gian khổ. Bởi vậy, có thể nói các tổ chức hội ra đời rất sớm, nó gắn chặt với các việc thiện, gắn chặt với sự tồn tại của các cộng đồng làng xã, cộng đồng lãnh thổ, cộng đồng dân tộc.

Sách “Vai trò của các hội trong đổi mới và phát triển đất nước” đã phân chia lịch sử phát triển hội ở Việt Nam theo theo ba phân kỳ lịch sử : thời trung đại (bao gồm cả xã hội theo phương thức sản xuất châu Á và xã hội phong kiến, tức đến đầu thế kỷ XIX); thời kỳ xã hội nửa thực dân phong kiến; và thời kỳ xã hội mới từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến nay.

- Thời phong kiến, các hội ra đời và hoạt động từ đơn giản đến phức tạp. Có loại xuất phát từ một dòng họ, hay vài dòng họ như phe, giáp. Có loại xuất phát từ việc thiện mà lập ra các quỹ, các hội, ví dụ như Hội hiếu, Hội hỷ, quỹ nghĩa điền, quỹ nghĩa thương, quy mô của các loại Hội này thường bó hẹp trong một cộng đồng làng, xã... Ở thời kỳ này, bên cạnh các Hội tập hợp việc thiện, theo dòng họ đã tiến lên tập hợp theo ngành nghề, công việc, chẳng hạn như: Hội phường vải, phường nón, mộc, Hội tương thân...; tập hợp theo giới như : phụ lão, nhi đồng...; tập hợp theo tơn giáo tín ngưỡng như : Hội thờ thánh quan, Hội thờ đức Thánh Trần...; tập hợp theo văn hoá, nghệ thuật như: Hội đồng môn, Hội tử văn, Hội tử võ, Hội chèo, Hội vật, Hội cờ, Hội bơi thuyền, Hội chọi gà, Hội chơi chim bồ câu...

Nhà nước phong kiến của hầu hết các triều đại tuy chưa quan tâm đặt ra các quy định cụ thể việc quản lý các hoạt động của các hội nhưng cũng đã để ý tới khía cạnh khai thác các khả năng đóng góp của các hội với triều đình. Nhà nước phong kiến, giao cho các quan lại địa phương phải thu nạp các sản vật mà các thợ khéo làm ra nộp về triều đình. Mặt khác, mỗi khi có thiên tai, địch hoạ thì phải biết huy động các hội tham gia uý lạo dân chúng. Thời kỳ này, xã hội Việt Nam là xã hội nông nghiệp, lấy sản xuất nơng nghiệp làm chính, gần như cả dân tộc sống bằng nghề nơng, do đó các làng xã đã lập ra các quỹ ruộng, quỹ thóc để trợ cấp cho bà gố, con côi, hoặc lập ra nghĩa điền là loại quỹ do những người hảo tâm tặng, cấp để giúp đỡ những người nghèo khó... Các loại quỹ này, cùng với các hội kể trên đã ít nhiều góp phần cùng với các chính sách tiến bộ của các triều đại phong kiến như "khoan sức dân" đem lại sự ổn định về đời sống cho nhân dân.

- Thời kỳ phong kiến, thực dân là thời kỳ đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp rất sơi động. Nhận thấy vai trị quan trọng trong tập hợp quần chúng của các hội, giai cấp thống trị cũng lập ra các hội để phục vụ mục đích thống trị của chúng. Thời kỳ này, có thể chia thành hai hệ thống hội quần chúng, đó là hội quần chúng của nhân dân lao động và cách mạng, hội quần chúng của giai cấp thống trị.

Hội của nhân dân lao động yêu nước và cách mạng được sáng lập do nhu cầu bảo vệ quyền lợi của mình trước sự áp bức của giai cấp thống trị. Lúc đầu vẫn là tập hợp theo giới, ngành, sở thích mang tính truyền thống đã có, nhưng lúc này phạm vi hoạt động khơng bó hẹp ở làng, xã, phường mà đã mở rộng ở phạm vi hàng tỉnh, liên tỉnh, khu vực và toàn quốc. Phát triển hơn, các hội chính trị ra đời, đây là nơi các lãnh tụ cách mạng tập hợp và giáo dục chính trị cho quần chúng, đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng áp bức. Thời kỳ đầu thế kỷ XX, các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lập ra Hội Duy Tân, rồi Việt Nam Quang phục Hội...

Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, cho nên đã ra sức chăm lo và phát triển các tổ chức quần chúng. Bên cạnh việc phát huy vai trò các hội truyền thống đã có, Đảng đã lập ra nhiều hội yêu nước và cách mạng như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội thanh niên, Hội nhi đồng... Các hội

này được phát triển, nâng cao về nội dung hoạt động. Các hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo, sở thích... đã mang dần các nội dung chính trị, giác ngộ chính trị để thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Từ sự phát triển đó, các Hội trở thành các thành viên của Mặt trận Cứu quốc thống nhất trong phạm vi toàn quốc, chẳng hạn như Mặt trận Đồng minh phản đế Đông Dương năm 1930, Mặt trận Dân chủ (1936- 1939), Mặt trận Việt Minh (1941-1946), Mặt trận Liên Việt (1946-1954)...

Tất nhiên, các hội quần chúng do nhân dân lập ra, do Đảng lãnh đạo, đấu tranh cho lợi ích dân tộc và nhân dân sẽ bị các giai cấp thống trị và nhà nước phong kiến thực dân đàn áp hoặc hạn chế phạm vi, nội dung và các điều kiện hoạt động. Giai cấp thống trị, nhà nước phong kiến và thực dân luôn luôn phá hoại các hoạt động của các hội, một mặt còn sai phái bọn tay sai chui vào các hội làm tan rã hoặc phân tán ý chí thống nhất của các hội; mặt khác lập ra các hội để làm công cụ, tay sai cho chúng. Một mặt chúng bóp nghẹt các hội quần chúng yêu nước, cách mạng của nhân dân, mặt khác chúng bỏ tiền của và tạo mọi điều kiện cho các hội phục vụ cho lợi ích thống trị của chúng hoạt động.

- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 đã mở ra trang sử mới cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Đất nước được độc lập, nhân dân được làm chủ. Vai trị, lợi ích của các hội quần chúng được khẳng định là to lớn, là tích cực và quan trọng. Vai trị đó được nâng cao, được sáng tỏ, được toả sáng trong những trang sử oai hùng của dân tộc từ 1945 đến nay. Trong cuộc chiến tranh giữ nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, các hội quần chúng phát triển cao về số lượng, về nội dung và phương thức hoạt động; đóng góp tích cực cho sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc. Chính giai đoạn này, do nhiệm vụ chính trị của đất nước và cách mạng, tính xã hội - chính trị của hội ở nước ta được thể hiện đậm nét. Nhiều tổ chức hội trở thành các đồn thể chính trị như Đồn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nơng dân, Cơng đồn,... Đây cũng là đặc điểm riêng của sự phát triển các tổ chức hội ở Việt Nam.

Đại Hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở đầu cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố, khoa học, xã hội của đất nước. Đổi mới đã giúp sức cho từng cá nhân trong xã hội nâng cao thêm ý thức làm chủ, tinh thần trách nhiệm và sáng tạo của mình. Quần chúng nhân dân mở rộng thêm các nhu cầu phát triển bản thân, muốn đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự phát triển xã hội, bởi

vậy các tổ chức quần chúng càng trở nên có sức hấp dẫn, và có chiều hướng phát triển, đây là một dấu hiệu tích cực. (38)

Trong những năm gần đây, các hội phát triển rất mạnh, cả các hội ở trung ương và các hội có phạm vi hoạt động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các Hội nghề nghiệp phát triển nhiều, và được tập hợp chủ yếu xung quanh các liên hiệp lớn như: Liên hiệp khoa học kỹ thuật Việt Nam; Hội liên hiệp văn học nghệ thuật; Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; Liên đoàn thể dục thể thao và nhiều hội khác ở các lĩnh vực đời sống xã hội như các hội từ thiện, nhân đạo... . Các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, kinh tế có số hội phát triển mạnh nhất, phản ánh đúng tình hình phát triển hiện nay của đất nước. Nếu từ năm 1945 đến 1998 chỉ có tổng số 192 hội có phạm vi hoạt động tồn quốc (36, trang 1) thì tính đến tháng 6-2005, ở Việt Nam đã có 320 hội có phạm vi hoạt động tồn quốc. Cũng tính đến thời điểm tháng 6/2005, đã có hơn 2.150 hội có phạm vi hoạt động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chưa kể hàng vạn hội được tổ chức và hoạt động trong phạm vi quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn (27, trang 4)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 55 - 58)