2.2.1.1. Thực trạng tổ chức của các tổ chức quần chúng thuộc Mặt trận tổ quốc Việt Nam (nhóm 1)
Tổng liên đồn lao động Việt Nam, Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nơng dân Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội, có lịch sử vẻ vang, có q trình thành lập và hoạt động gắn với
sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân
tộc ta.
- Về hệ thống tổ chức, 5 tổ chức quần chúng này đều được tổ chức theo 4 cấp:
+ Trung ương;
+ Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tương đương;
+ Xã, phường, thị trấn và tương đương (gọi là cấp cơ sở).
Về số lượng hội viên:
+ Tổng liên đoàn lao động Việt Nam: Tính đến tháng 6/2005, Cơng đồn Việt Nam gồm 64 Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 19 Cơng đồn ngành Trung ương và Cơng đồn Tổng cơng ty trực thuộc TLĐ trong đó 1.897 cơng đồn quận, huyện, ngành địa phương và tương đương, 76.678 cơng đồn cơ sở với 5,25 triệu đoàn viên. (39)
+ Đồn TNCS Hồ Chí Minh: Trong những năm gần đây, số đoàn viên mới được kết nạp hàng năm bình quân tăng 10%. Nếu các năm 1994, 1995, 1996 số đoàn viên mới được kết nạp hàng năm chỉ đạt được từ trên 450.000 đến 550.000, thì từ năm 2002 đến 2004, số đoàn viên mới kết nạp hàng năm đều đạt trên 1 triệu đồng chí. (40, trang ). Hiện nay, số lượng đoàn viên của Đồn TNCS Hồ Chí Minh là 5.369.485 đồn viên (41, trang 39)
+ Hội Nơng dân Việt Nam: có số lượng hội viên là hơn 8 triệu hội viên trong cả nước (42)
+ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam: tính đến tháng 12/2005, số lượng hội viên là 13.276.099 hội viên
+ Hội Cựu chiến binh Việt Nam: có số lượng hội viên là: 1,92 triệu hội viên (5, trang 24)
2.2.1.2. Thực trạng tổ chức của hội nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ (nhóm 2 và 3)
- Ở Trung ương:
+ Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt nam là tổ chức tự nguyện của trí
thức Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Liên hiệp Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mục đích của Liên hiệp Hội là tập hợp và đồn kết lực lượng trí thức khoa học và cơng nghệ thuộc mọi thành phần kinh tế và lĩnh vực hoạt động xã hội, điều hoà và phối hợp hoạt động của các hội thành viên, nhằm phát huy năng lực trí tuệ của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hiện nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam có 57 hội chuyên ngành Trung ương (trong đó Tổng hội Y dược học với 54 hội chuyên ngành, Tổng hội Xây dựng có 11 hội chuyên ngành, Tổng hội Địa chất có 14 hội chuyên ngành) và 45 Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật tỉnh, thành phố. Tổng số lượng hội viên ước khoảng trên 80 vạn.
+ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam là tổ chức tự nguyện của trí thức văn nghệ sĩ Việt Nam để phối hợp, cộng tác, giúp đỡ nhau trong hoạt động nghề nghiệp, hoạt động xã hội nhằm xây dựng và phát triển nền văn hoá, văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy sáng tạo văn học, nghệ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Liên hiệp là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hoạt động theo nguyên tắc liên hiệp, hiệp thương, dân chủ. Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam có 10 hội chuyên ngành ở Trung ương và 63 hội văn nghệ tỉnh và thành phố. Các hội chuyên ngành ở Trung ương bao gồm : Hội Nhà văn, Hội Mỹ thuật, Hội Nhạc sĩ, Hội Nghệ sĩ Sân khấu, Hội Nghệ sĩ Điện ảnh, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh, Hội Nghệ sĩ Múa, Hội Kiến trúc sư, Hội Văn nghệ dân gian, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số, với tổng số hơn 10.000 hội viên, một đội ngũ văn nghệ sĩ quan trọng trong hàng ngũ trí thức nước ta. Hiện nay, các hội chuyên ngành đều đã trở thành những tổ chức lớn, hoạt động trên quy mơ tồn quốc, là nịng cốt của phong trào văn nghệ các vùng, các miền trong cả nước và có quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng.
+ Liên hiệp tác tổ chức hữu nghị Việt Nam: gồm các hội hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại nhân dân. Liên hiệp có 60 hội hữu nghị với các nước và 32 liên hiệp các hội hữu nghị tỉnh là thành viên. Tơn chỉ, mục đích của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là tập hợp tất cả các nhà trí thức, các nhà hoạt động chính trị - xã hội, các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cá nhân hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hố, khoa học kỹ thuật... hoạt động vì mục tiêu đấu tranh cho hồ bình, xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên toàn thế giới.
+ Các hiệp hội của các tổ chức kinh tế (gọi tắt là hiệp hội kinh tế): hiệp hội kinh tế là tổ chức xã hội - nghề nghiệp được hình thành trên cơ sở tự nguyện của các tổ chức kinh tế cùng ngành nghề, thuộc mọi thành phần kinh tế Ở Việt Nam, có tư cách pháp nhân, nhằm bảo vệ và phát triển ngành nghề. Hiệp hội kinh tế hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự trang trải, trong khuôn khổ pháp luật.
Theo số liệu thống kê, hiện nay cả nước ta đã có trên 100 hiệp hội kinh tế, bao gồm các hội viên tập thể, hội viên là doanh nghiệp. Ở cấp tồn quốc có các hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề, như Hiệp hội Ngân hàng, Hiệp hội Thuỷ sản, Hiệp hội Da giày, Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội Lương thực, Hiệp hội Gốm sứ, Hội đồng các doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Câu lạc bộ giám đốc Trung ương, Câu lạc bộ các doanh nghiệp... Ở cấp địa phương cũng xuất hiện nhiều hội doanh nghiệp đơn lập hoặc đồng thời là thành viên của các hiệp hội cấp toàn quốc như Câu lạc bộ doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội...
Ngồi ra, cịn có gần 20 hiệp hội kinh tế của người nước ngoài tại Việt Nam, như Hiệp hội các doanh nghiệp Mỹ, Hiệp hội các nhà doanh nghiệp Nhật Bản...; và khơng ít các hội đồng doanh nghiệp hỗn hợp giữa Việt Nam với các nước, như Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam - Thuỵ Điển, Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam - Ô-xtrây-li-a.
+ 19 hội, liên đoàn hoạt động trong lĩnh vực thể thao.
+ 30 hội hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, xã hội, từ thiện. (27, trang 5-6)
- Ở địa phương:
Theo báo cáo từ các địa phương, chỉ trong 2 năm (2002-2003), đã có 300 hội được thành lập. Một số tỉnh có số lượng hội mới thành lập nhiều như Nghệ An, An Giang... (36, trang 2). Cho đến nay, tỉnh nào cũng có hội; nơi nào kinh tế, văn hoá, khoa học phát triển, nơi đó có nhiều hội, như: Thành phố Hồ Chí Minh có 140 hội, Hà Nội có 130 hội, Hải Phịng có 88 hội...
- Về tên gọi của hội: Hội thuộc nhóm 2 và nhóm 3 có tên gọi rất phong phú gồm
: hội, hiệp hội, liên hiệp hội, liên đoàn, ủy ban, liên minh (liên minh các hợp tác xã), phịng (Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam)...
Phần lớn các hội vẫn giữ nguyên tên gọi từ khi thành lập cho đến nay. Số hội thay đổi tên gọi có tỉ lệ thấp: 18%. Ở các hội có phạm vi hoạt động cả nước, tỷ lệ này là 21 %, cái hội địa phương tỷ lệ này là 17%. Như vậy có thể thấy, phần lớn các hội khi được thành lập đã xác định đúng tơn chỉ mục đích, phương hướng hoạt động và tên gọi. Đây là điều kiện thuận lợi cho hội giữ được vai trò, truyền thống của mình, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước thực hiện công tác quản lý hội thường xuyên, chặt chẽ. (36, tr.2).
- Về trụ sở của hội: Trụ sở của hội là một trong những yêu cầu bắt buộc của pháp
luật dễ hội có tác có đủ tư cách pháp nhân và được hoạt động bình thường theo quy định của pháp luật hiện hành. Có 36% hội có trụ sớ do Nhà nước cấp, 10% thuê, 3% tự có; các trường hợp khác gồm mượn, sử dụng nhà của hội viên... là 51%. Như vậy khả năng tự lo của hội để có trụ sở độc lập, ổn định cịn thấp. Đây là một trong những khó khăn đối với hoạt động của các hội, đồng thời cũng là trở ngại cho các cơ quan nhà nước trong việc quản lý các hội. Tuy nhiên, việc tỷ lệ lớn hội được nhà nước cấp trụ sở có mặt tích cực, tạo sự ổn định về trụ sở cho các hội; tuy nhiên việc mở rộng số lượng các hội được cấp trụ sở dễ tạo tâm lý trông chờ, dựa dẫm vào Nhà nước. (36, tr.3)
- Về văn phòng hội: Phần lớn các hội (78%) đều có bộ phận văn phòng để giúp
Ban chấp hành thực hiện giao dịch và triển khai công việc của hội. Số hội khơng có văn phịng vẫn cịn khá nhiều, chiếm 22%. Ngay các hội có phạm vi hoạt động cả nước cũng cịn tới 17 % số hội khơng có văn phịng. Ở các hội địa phương, tỷ lệ này là 23 %.
Tỷ lệ văn phòng hội trong tổng số hội điều tra có biên chế nhà nước là 37% và hợp đồng là 33%; tỷ lệ này ở các hội có phạm vi hoạt động cả nước có biên chế nhà nước là 34% và hợp đồng là 37% ; tỷ lệ này ở các hội địa phương như sau: biên chế nhà nước là 37,5% và hợp đồng là 33%. Như vậy tỷ lệ hội địa phương có biên chế nhà nước lớn hơn cả tỷ lệ các hội có phạm vi hoạt động cả nước.
Từ những phân tích trên cho thấy đang tồn tại một gánh nặng biên chế nhà nước khơng nhỏ từ phía các hội đối với các địa phương. Việc thực hiện tính chất tự trang trải trong khá nhiều các hội địa phương cần được xem xét, khắc phục (36, tr.4).
- Văn phòng đại diện của các hội: Số hội có văn phịng đại diện có tỷ lệ thấp: 9%; cụ thể các hội có phạm vi hoạt động trong cả nước cũng chỉ có 26% có văn phịng đại diện ở các địa phương. Các hội địa phương lại càng thấp, chỉ có 7% có văn phịng ở địa phương khác. (36, tr.4)
- Các tổ chức trực thuộc hội và các tổ chức thành viên của hội: Số hội có các ban
chiếm tỷ lệ 57%. Ớ các hội có phạm vi hoạt động cả nước tỷ lệ này là 71% và các hội địa phương là 54% .
Do tính chất chun mơn, loại hình hoạt động của các hội khác nhau nên cơ cấu tổ chức của hội gồm nhiều loại ban khác nhau. Các ban thường được các hội thành lập bao gồm hai loại:
+ Loại ban phụ trách những vấn đề về tổ chức bộ máy, hội viên, kiểm tra, thi đua khen thưởng... Loại ban này được thành lập khơng lệ thuộc nhiều vào tính chất hoạt động chung của hội và nhằm điều hành hoạt động chung của hội nên được tổ chức ở nhiều hội.
+ Loại ban phụ trách các hoạt động chuyên môn của hội. Hội hoạt động lĩnh vực nào thì có ban phụ trách chun mơn về lĩnh vực đó; vì vậy tên gọi của các loại ban này là khác nhau.
Trong tổng số các hội, mơ hình hội thành viên là cá nhân chiếm đa số (67%), mơ hình hội thành viên là tổ chức chiếm tỷ lệ 33% tổng số các hội được điều tra. Ở các hội có phạm vi hoạt động cả nước, tỷ lệ hội thành viên là tổ chức chiếm 55%; tỷ lệ này ở hội địa phương là 29%.
Trong số các hội có tổ chức thành viên thì những tổ chức thành viên này lại có phạm vi hoạt động khác nhau. Có 17% số hội có các tố chức thành viên hoạt động tồn quốc; 11% hoạt động liên tỉnh và 72% hoạt động trong tỉnh. Đối với các hội có phạm vi hoạt động cả nước có tổ chức thành viên, tỷ lệ này ở từng loại tương ứng như sau: 43% số hội có các thành viên hoạt động tồn quốc, 22% số hội có thành viên hoạt động liên tỉnh và số hội có thành viên hoạt động trong tỉnh là 35%. Các hội địa phương tỷ lệ này ở từng loại tương ứng như sau: toàn quốc là 8%, liên tỉnh là 7% và trong tỉnh là 84%.
Về các tổ chức trực thuộc, có 33% tổng số hội có các tổ chức trực thuộc, chia ra các hội có phạm vi hoạt động cả nước là 13%, các hội địa phương lại 32%.
Về loại hình các tổ chức trực thuộc hội gồm có: tổ chức tư vấn 21%, các trung tâm nghiên cứu khoa học 16%, tổ chức từ thiện 8%, quỹ 7% và các loại tổ chức khác 47%.
Như vậy, có thể thấy, mặc dù được gọi chung là hội hay liên hiệp hội nhưng mơ hình tổ chức của hội là rất phức tạp, đa dạng, nhiều cấp, nhiều loại tổ chức trực thuộc với tính chất hết sức khác nhau. Đây là vấn đề cần lưu ý về mặt pháp lý để vừa bảo đảm tính đa dạng của tổ chức hội, nhưng đồng thời lại có thể quản lý có hiệu quả đối với các hoạt động của hội. (36, tr.5)
- Nhân sự và nhân lực của các hội:
+ Cán bộ chủ chốt: Số lượng chủ tịch hội đang giữ chức vụ trong cơ quan đảng, đoàn thể, nhà nước chiếm tỉ lệ khá cao (61%), tỷ lệ này ở các hội có phạm vi hoạt động cả nước là 56%, các hội địa phương là 62%.
Về chế độ làm việc, chỉ có 33% Chủ tịch hội làm việc theo chế độ chuyên trách, tỷ lệ này ở các hội có phạm vi hoạt động cả nước chỉ có 25% và các hội địa phương là 34%. Phần lớn chủ tịch hội đang còn dương chức trong các cơ quan Nhà nước, Đảng, đồn thể; vì vậy, khơng thể thực hiện làm việc thường xun cho các hội. Các hoạt động của hội do chủ yếu do phó chủ tịch trực tiếp điều hành, thực hiện. Số phó chủ tịch chuyên trách các hội có tỷ lệ cao, chiếm tới 60% tổng số Phó chủ tịch hội.
Số lượng phó chủ tịch của hội đang giữ chức vụ trong các cơ quan Đảng, đồn thể, Nhà nước có tỷ lệ là 55%, trong đó các hội có phạm vi hoạt động cả nước là 34 % và các hội địa phương là 60%. (36, tr.6)
+ Nhân lực của các hội: Số lượng biên chế nhà nước ở các hội có phạm vi hoạt
động cả nước là trên 400 người và các hội địa phương là trên 600 người. Tuy nhiên, đối với các hội hoạt động trên địa bàn các tỉnh, số biên thế nhà nước của mỗi hội dao động khá lớn. Có địa phương cấp biên chế cho tồn bộ số hội được thành lập, có địa phương chỉ cấp cho một số hội. Số biên chế cụ thể cũng dao động giữa các hội. Có hội được cấp 1 đến 2 biên chế, nhưng cũng có hội được cấp từ 11 đến 16 biên chế.
Như vậy, số lượng biên chế nhà nước cấp cho các hội có phạm vi hoạt động trong cả nước và địa phương là tương đối lớn về cả phạm vi số hội và số biên chế cấp cho mỗi hội. Việc cấp biên chế cho các hội địa phương cũng khác nhau. (36, tr.6)
2.2.1.3. Thực trạng tổ chức của hội khơng chính thức ở cộng đồng (nhóm 4)
Hiện nay, các tổ chức hội khơng chính thức ở cộng đồng không chịu sự điều chỉnh của pháp luật về hội. Do vậy, việc điều tra, khảo sát về các tổ chức này được thực