Vai trò của pháp luật về hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 38 - 39)

Thực tế đã có không ít những quan niệm không đúng đắn về vai trò của pháp luật đối với đời sống, hoặc quá đề cao pháp luật hoặc hạ thấp vai trò của nó. Với tư cách là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật nói chung và pháp luật về hội nói riêng, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thành lập và phát triển các tổ chức hội theo đúng tinh thần của Hiến pháp về quyền tự do lập hội, tạo điều kiện cho hoạt động của hội phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Chính vì vậy, Điều 12 Hiến pháp 1992 của nước ta đã

ghi nhận “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” (34, trang 17)

Vai trò của pháp luật về hội ở nước ta được thể hiện ở một số điểm cơ bản sau:

- Đối với xã hội: Pháp luật về hội tạo khuôn khổ pháp lý cho việc phát triển một

khu vực xã hội dân sự lành mạnh, đáp ứng nhu cầu chính đáng về nghề nghiệp và đời sông của nhân dân hoạt động theo hướng ích nước, lợi nhà, tương thân, tương ái, góp phần mở rộng dân chủ xã hội, nâng cao sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.

- Đối với hệ thống chính trị: Pháp luật về hội thể chế hoá các đường lối, chủ

trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về củng cố các đoàn thể nhân dân và các hội quần chúng; góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính thông qua các hoạt động phản biện xã hội, đóng góp ý kiến vào các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta.

- Đối với kinh tế: Pháp luật về hội thúc đẩy các quan hệ kinh tế, tạo các sản phẩm

hàng hoá thông qua hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp, thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện dịch vụ công của các tổ chức hội. Đồng thời, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, bảo đảm để các quan hệ kinh tế phát triển lành mạnh, tạo thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Đối với đạo đức và tư tưởng: Pháp luật về hội góp phần duy trì, củng cố các

truyền thống đạo đức, những tư tưởng tốt đẹp của dân tộc như tinh thần đoàn kết, lá lành đùm lá rách, tương thân, tương ái...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 38 - 39)