Đổi mới giáo dục phổ thông và yêu cầu đặt ra đối với thiết bị dạy học và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông a hải hậu, tỉnh nam định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 32 - 36)

1.3.2 .Phân loại thiết bị dạy học

1.4. Đổi mới giáo dục phổ thông và yêu cầu đặt ra đối với thiết bị dạy học và

1.4.1. Đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay

- Nghị quyết 14 ngày 11/01/1979 của Bộ Chính về Cải cách giáo dục đã

chỉ rõ: “Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học của trường học là điều kiện vật chất

cần thiết giúp học sinh nắm vững kiến thức, tiến hành lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học hoạt động và rèn luyện thân thể… bảo đảm tốtcác phương pháp giáo dục và đào tạo mới”.

- Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN lần thứ 10 đã đề cập và khẳng định tầm quan trọng của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của các trường như sau [4]:

“ Nâng cao chất lượng giáo dục, phấn đấu sớm có một trường học đạt tiêu chuẩn quốc tế trên cơ sở xây dựng đội ngũ giáo viên mạnh, tiêu chuẩn hoá và hiệnđại hoá các điều kiện dạy học. Chú ý đặc biệt đến giáo dục phổ thơng, vì giáo dục phổ thông là nền tảng, quyết định chất lượng chung”

- Văn kiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng về giáo dục và đào tạo tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,

đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá…Thực hiện phương châm: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với đời sống xã hội”

Những vấn đề cơ bản về đổi mới giáo dục phổ thông được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 40/NQ/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc Hội về

“Đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học”.

Đề án “Phát triển thiết bị dạy học tự làm của giáo dục mầm non và phổ

thông giai đoạn 2010-2015” theo Quyết định số 4045/QĐ-BGDĐT ngày

16/9/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ viên chức làm công tác thiết bị dạy học. [6]

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;[5]

Về mục tiêu: “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo

dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với truyền thống Việt Nam, tiếpcận trình độ giáo dục phổ thơng Việt Nam, tiếp cận với trình độ giáo dục phổ ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới”.

Về đặc điểm chương trình:

- Trên cơ sở một nền giáo dục cơ bản, tồn diện, chương trình trung học phổ thơng mới nhấn mạnh vào củng cố và phát triển 4 năng lực chủ yếu của học sinh:

+ Năng lực sáng tạo: Chủ động, sáng tạo, biết nêu vấn đề và biết phương pháp giải quyết vấn đề.

+ Năng lực hành động: Dám nghĩ, dám làm, năng động, có khả năng ứng dụng sự hiểu biết của bản thân vào các hoạt động thực tiễn.

+ Năng lực hợp tác: Biết tổ chức hoạt động phối hợp các hành động trong học tập, lao động và trong cuộc sống.

+ Năng lực khẳng định bản thân: Tự lực trong học tập và trong cuộc sống, tự chịu trách nhiệm về học tập, lao động và cuộc sống của bản thân để định hướng việc làm của mình trong tương lai.

- Chương trình thiết kế một cách tồn diện các hoạt động dạy học, các hoạt động giáo dục, hoạt động hướng nghiệp- dạy nghề; đồng thời có đổi mới đồng bộ các thành tố của q trình giáo dục nói chung và q trình dạy học nói riêng như: Mục tiêu nội dung chương trình, phương pháp, thiết bị, và điều kiện phục vụ dạy học, hình thức tổ chức dạy học, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Chương trình giáo dục trung học phổ thơng quan tâm đến việc đáp ứng sự phân hoá về năng lực, sở trường, nguyện vọng học tập của học sinh, đã kết hợp với các chủ đề tự chọn. Điều này nhằm tạo ra nhiều cơ hội học tập mới cho học sinh, tăng sự hấp dẫn về ý nghĩa của việc học tập, đồng thời nảy sinh những vấn đề mới đa dạng hơn, khó khăn phức tạp hơn trong quản lý, tổ chức thực hiện chương trình.

1.4.2. Yêu cầu đặt ra đối với thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học trong nhà trường phổ thông

Để đáp ứng được mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, từng bước tạo môi trường học tập, học tập suốt đời theo hướng mở. Trong các nhà trường phổ thông chú trọng việc giảng dạy gắn lý thuyết với thực hành, hình thành cho người học kỹ năng tìm kiếm tri thức mới, trong quan hệ thầy trị phải đổi mới cả cách dạy và cách học. Trong quá trình đổi mới hết sức coi trọng vấn đề về con người và cơ sở vật chất, thiết bị, thiết bị dạy học.

Chuẩn hóa thiết bị dạy học: Thiết bị dạy học là công cụ giáo viên và

học sinh sử dụng trong giờ học để chuyển tải nội dung học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Để đạt điều đó, cần xây dựng những tiêu chuẩn thiết bị dạy học, là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với thiết bị dạy học về chất lượng, tính sư phạm, tính khoa học, tính thẩm mỹ.

Chuẩn hóa thiết bị dạy học trong các trường phổ thông trước hết cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện, mục tiêu đào tạo của mỗi nhà trường.

Chuẩn về số lượng: Số lượng thiết bị dạy học đảm bảo đủ đáp ứng hoạt động dạy học, học tập trong trường phổ thông theo các môn học.

Tiêu chuẩn về chất lượng: Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định danh mục các thiết bị dạy học được sử dụng trong các nhà trường, đồng thời cũng quy định các tiêu chuẩn chất lượng cho từng loại thiết bị dạy học về: kích thước, màu sắc, trọng lượng, chất liệu,...Tiêu chuẩn đánh giá thiết bị dạy học hiện đang áp dụng là tiêu chuẩn của nhà sản xuất, tiêu chuẩn Việt Nam, đang hướng tới Hệ thống chất lượng quốc tế.

Tiêu chuẩn về tính đồng bộ trong thiết bị dạy học đảm bảo các thiết bị có tính lên kết, tương trợ lẫn nhau, phát huy tính năng trong q trình sử dụng và đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.

Hiện đại hóa thiết bị dạy học: Thiết bị dạy học phải phản ánh và gắn

liền với sự phát triển của nền khoa học hiện đại, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội.

Xã hội thông tin làm thay đổi phương thức giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy - học, thay đổi sự tương tác giữa thầy và trò từ thụ động tiếp thu tri thức sang chủ động khai thác, tìm kiếm và phát hiện tri thức mới. Xã hội thơng tin tạo cơ hội học tập và góp phần xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ tạo cơ hội cho tất cả mọi người có cơ hội học tập nhừng chương trình học cần thiết cho mục tiêu phát triển cá nhân, những chương trình học mà mình u thích trên mạng Internet mà khơng phân biệt khoảng cách địa lý, tuổi tác và những hạn chế về thời gian biểu cá nhân. Mọi người đều có thể tiếp xúc với những kho tri thức thơng qua hệ thống các tài liệu số hóa, dễ dàng cập nhật những kiến thức mới, trau đổi những kỹ năng sống, kỹ

năng hoạt động trong mọi lĩnh vực, lựa chọn cho mình những nội dung cần thiết, phương pháp học tập, nghiên cứu hiệu quả nhất.

Xã hội hóa thiết bị dạy học: Huy động các lượng lượng trong xã hội

tham gia quá trình đầu tư, phát triển thiết bị dạy học (đầu tư kinh phí, sự thiết kế, sáng chế,...)

Đối với các trường trung học phổ thông phát triển các loại thiết bị dạy học tự chế từ giáo viên, học sinh để phục vụ giảng dạy một số mơn học mang tính đặc thù. Đồng thời liên kết giữa các nhà trường để nghiên cứu chế tạo một số trang thiết bị dạy học theo yêu cầu, loại hình đào tạo của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông a hải hậu, tỉnh nam định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)