Biện pháp 3: Xây dựng chế độ đãi ngộ, động viên khuyến khích độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giảng viên trường đại học quốc tế bắc hà (Trang 94 - 97)

1.2.2 .Giảng viên, đội ngũ giảng viên, đội ngũ giảng viên đại học

3.2.3 Biện pháp 3: Xây dựng chế độ đãi ngộ, động viên khuyến khích độ

ngũ giảng viên

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa

Chính sách đãi ngộ đối với GV được xây dựng, bổ sung, hoàn thiện sẽ tạo động lực mới thu hút được nhân tài, khuyến khích được GV, phát huy mọi khả năng dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám lao vào cái khó, sáng tạo, đổi mới, đoàn kết, học tập, giúp đỡ lẫn nhau, hết lòng cống hiến cho sự nghiệp chung của Trường.

Sự quan tâm, đãi ngộ thể hiện ở hai khía cạnh: vật chất và tinh thần. Kích thích vật chất vẫn ln cần thiết đối với con người, nhưng kích thích về tinh thần nhiều lúc cũng mang lại hiệu quả to lớn không kém. Theo tác giả Nguyễn Văn Lê: “Nên nhớ rằng, con người làm việc khơng hồn tồn chỉ vì

đồng tiền. Làm việc để lĩnh lương, nhưng họ còn quan tâm đến sự đánh giá của lãnh đạo đối với họ. Cần đánh giá công lao của mọi người một cách công khai, thẳng thắn, công bằng, không được hạ thấp họ chỉ bằng cách trao cho họ một phần thưởng.” [29, tr.46]

3.2.3.2. Nội dung

a. Thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp cho GV

- Trong việc thực hiện chế độ tiền lương cho GV theo quy định của Nhà nước, cần đảm bảo yêu cầu:

+ Cấp lương đúng kỳ hạn để GV dễ tính tốn trong chi tiêu hàng tháng; + Thực hiện chế độ nâng lương thường xuyên; xét nâng lương trước thời hạn thật sự dân chủ, khách quan, tạo cơ hội cho những GV có thành tích;

+ Tạo điều kiện để GV được bồi dưỡng và thi nâng ngạch GV chính, GV cao cấp.

- Về chế độ phụ cấp chức vụ:

+ Đảm bảo chế độ phụ cấp chức vụ, chế độ kiêm nhiệm theo quy định của Nhà nước;

+ Nhà trường phải xây dựng chế độ phụ cấp chức vụ cho những trường hợp cán bộ, GV phải kiêm nhiệm nhiều chức vụ hoặc tham gia những chức danh quản lý nhưng khơng có phụ cấp của Nhà nước, như một số chức danh cơng tác đồn thể, tổ trưởng các tổ thuộc các phịng, trung tâm,...

- Hồn thiện chính sách chế độ trả thù lao hợp lý cho GV

Hiện nay đời sống GV cịn rất khó khăn, thu nhập chủ yếu hiện nay dựa vào đồng lương và phụ cấp có tính chất lương, nên GV phải làm thêm bằng nhiều cách khác nhau, nhưng không phải bất cứ GV nào cũng có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách phát huy chuyên mơn của mình. Vì vậy, nhà trường cần tính tốn một cách hợp lý để cải thiện thu nhập của mọi GV, giúp GV an tâm công tác, tạo điều kiện cho GV có thể sống bằng sức lao động chính đáng của bản thân. Các chế độ ngồi lương chính bao gồm:

+ Chế độ lương tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ. + Chế độ giảng dạy vượt giờ chuẩn; chủ nhiệm lớp, coi thi. + Bồi dưỡng NCKH, sáng kiến kinh nghiệm.

+ Chế độ làm việc ngoài giờ, tham gia các hội đồng, hội thảo,... + Một số chế độ khác.

b. Quan tâm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để GV được đào tạo, bồi dưỡng, tự đào tạo, tự bồi dưỡng

- Quan tâm khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất để GV được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chun mơn.

- Cần xây dựng các chế độ đối với GV theo từng chức danh, sẽ có tác dụng kích thích GV học tập, bồi dưỡng để thăng tiến trong nghề nghiệp.

c. Tăng cường cơ sở vật chất và tạo môi trường làm việc cho GV

Cơ sở vật chất khang trang, phòng học, phòng làm việc, thư viện, phịng thí nghiệm thực hành, đường truyền internet,... cùng với cảnh quan sư phạm thoáng mát và bầu khơng khí tâm lý tập thể hịa đồng, gắn bó,... Tất cả tạo nên mơi trường sư phạm thoải mái, giúp cho GV có niềm tin, gắn bó với nhà trường và ra sức cống hiến. Vì vậy, trong quản lý, người hiệu trưởng phải có sự quan tâm tích cực đến mọi mặt cơng tác và đời sống của ĐNGV.

d. Có chính sách khen thưởng, trách phạt cụ thể

Hiện nay, chính sách thi đua khen thưởng của Trường đang trong giai đoạn hoàn thiện. Các tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng đối với GV còn chung chung, do đó chưa cụ thể thang điểm thi đua, nên có người cịn làm việc mang tính đối phó và khi bình xét thi đua chưa có tiêu chí cụ thể để phân định rõ sự cống hiến cao, thấp và thành tích tiêu biểu. Từ đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến tính giáo dục, động viên khích lệ và tính hiệu quả thiết thực của phong trào thi đua. Vì vậy trong thi đua khen thưởng phải xây dựng được các tiêu chuẩn cụ thể và thực hiện việc đánh giá thật sự khách quan, dân chủ, công khai để phát huy tác dụng thực sự của nó.

- Việc trách phạt, kỷ luật là việc làm cần thiết trong quản lý nhằm đảm bảo kỷ luật, nền nếp, đưa hoạt động nhà trường vào khuôn mẫu, giúp mọi người có ý thức tự kiểm sốt mình, làm việc nghiêm túc. Việc kiểm điểm, trách phạt GV khi họ sai phạm khuyết điểm phải được thực hiện một cách nghệ thuật, vừa có tính răn đe, vừa có tính giáo dục.

3.2.3.3. Các bước thực hiện

Để xây dựng được một môi trường thuận lợi, môi trường sư phạm để phát triển ĐNGV cần tiến hành theo các nội dung sau:

- Phải hiểu lao động của ĐNGV là lao động trí tuệ phức tạp, có dấu ấn sâu đậm của yếu tố tự sáng tạo, do vậy rất cần tự do về tư tưởng, khơng có tự do thì khơng có sáng tạo. Một môi trường thuận lợi, dân chủ là yếu tố quan trọng để người giảng viên phát huy năng lực, sở trường của mình.

- Phải xây dựng cơ sở vật chất khang trang, tạo môi trường làm việc thân thiện, tiện nghi, hiệu quả.

- Tiến hành điều chỉnh chính sách sử dụng và đãi ngộ đối với giảng viên phù hợp với tình hình mới. Nghiên cứu điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ, chính sách thu hút người tài, ...

- Tuyên truyền về các chính sách ưu tiên của nhà trường.

- Tổ chức các hoạt động giao lưu quốc tế, tiếp xúc với khoa học cơng nghệ, phương tiện hiện đại, trình độ đào tạo các nước tiên tiến.

- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giảng viên, tạo sân chơi lành mạnh trong Nhà trường thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao và đi dã ngoại. Cần quan tâm đến hoàn cảnh riêng của các giảng viên và giải quyết kịp thời các chế độ chính sách cho giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giảng viên trường đại học quốc tế bắc hà (Trang 94 - 97)