Các định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giảng viên trường đại học quốc tế bắc hà (Trang 86 - 88)

1.2.2 .Giảng viên, đội ngũ giảng viên, đội ngũ giảng viên đại học

3.1. Các định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Định hướng phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Quốc tế Bắc Hà năm học 2014-2015 và định hướng đến năm 2020. Bắc Hà năm học 2014-2015 và định hướng đến năm 2020.

Chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ - giảng viên, nâng cao năng lực tổ chức quản lý nhà trường: Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu là yếu tố quyết định:

- Đến 2015: Đạt tỷ lệ 80% giảng viên cơ hữu trên tổng số giảng viên (trong đó, 50% có trình độ thạc sĩ, 30% TS, GS, PGS), đảm nhiệm 80% khối lượng giảng dạy. Phấn đấu để 30% giảng viên cơ hữu có đề tài NCKH.

- Đến 2020: Đạt tỷ lệ 95% giảng viên cơ hữu trên tổng số giảng viên (trong đó, 100% có trình độ thạc sĩ, 35% TS, GS, PGS), đảm nhiệm 100% khối lượng giảng dạy. Phấn đấu để 50% giảng viên cơ hữu có đề tài NCKH.

3.1.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ

Biện pháp quản lý là một hệ thống các biện pháp với những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Các biện pháp đề xuất tuy khác nhau nhưng ln có mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ nhau, thực hiện biện pháp quản lý này cũng có thể là điều kiện để thực hiện biện pháp quản lý kia. Tùy điều kiện thực tế để sắp xếp vị trí ưu tiên cho từng biện pháp nhưng cũng không nên thực hiện đơn lẻ từng biện pháp một mà cần tiến hành thực hiện các biện pháp một cách đồng bộ ở tất cả các lĩnh vực, phối kết hợp với nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh để đạt được kết quả tốt nhất. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy được hiệu quả trong công tác quản lý ĐNGV.

Như vậy, để xây dựng được các biện pháp quản lý ĐNGV đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn mới, cần phải căn cứ vào các nguyên tắc nêu trên. Trong quá trình thực hiện không nên quá coi trọng hoặc xem nhẹ

biện pháp nào, tùy thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, của địa phương, của xã hội mà linh hoạt trong việc phối hợp các biện pháp nhằm xây dựng các biện pháp tối ưu.

3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi

Hiệu quả là kết quả đạt được như dự kiến với phương châm “đầu tư ít nhất” nhưng đem lại “lợi ích nhiều nhất”. Khả thi là có khả năng thực hiện được trong điều kiện thực tế . Các biện pháp đưa ra có tính đến khả năng thực thi - kết quả đạt được khi đưa ra thực hiện trong thực tế, phù hợp với khả năng, điều kiện và các nguồn lực khác hiện có cũng như điều kiện tiềm ẩn của nhà trường trong giai đoạn tiếp theo. Một biện pháp được coi là hiệu quả khi triển khai biện pháp đó phải giải quyết được vấn đề đặt ra và không làm nảy sinh những vấn đề mới phức tạp và khó khăn hơn.

3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, phát triển

Kế thừa là sự thừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục phát huy. Việc xây dựng cái mới phải xem xét dựa trên cái đã có, nghiên cứu cái đang có diễn ra như thế nào, cái nào tốt cần gìn giữ và phát huy, cái nào khơng phù hợp cần chỉnh sửa, thay thế. Tính kế thừa có chọn lọc là yêu cầu bắt buộc cho mọi hoạt động nên đối với các biện pháp xây dựng ĐNGV cần tôn trọng những truyền thống và nguyên tắc đã có để đảm bảo khơng có sự xáo trộn ít nhất mà vẫn đạt hiệu quả mong muốn.

Phát triển dựa trên nguyên tắc đảm bảo sự kế thừa cần được xem xét kỹ lưỡng nhằm đảm bảo sự bền vững, làm nền tảng cho các bước tiếp theo của quá trình phát triển.

3.1.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, khoa học

Đảm bảo tính khách quan khi đề xuất biện pháp là nguyên tắc cơ bản, quan trọng, chi phối tất cả các biện pháp mà các nhà nghiên cứu phải quan tâm. Khi đề xuất các biện pháp phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật, được hiến pháp, các văn bản luật, văn bản pháp quy đã cho phép, phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu. Đồng thời cũng phải tôn trọng các quy luật khách quan và

cần chú ý tới sự tương thích với các điều kiện chủ quan của nhà trường nhằm mang lại hiệu quả và phù hợp với thực tiễn.

Các biện pháp phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo. Cụ thể hoá chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước phù hợp với nguyên tắc của ngành giáo dục và đào tạo trong quá trình quản lý ĐNGV.

Các biện pháp đưa ra phải xuất phát từ các yêu cầu của thực tiễn, để giải quyết mâu thuẫn và cải tạo thực tiễn. Mỗi biện pháp đưa ra phải tính đến yếu tố đưa ra có phù hợp với điều kiện hồn cảnh hiện có hay khơng. Một biện pháp dù hay đến mấy nhưng khơng phù hợp với hồn cảnh thì sẽ tồn tại dưới dạng lý thuyết. Do đó, tính thực tiễn ở đây có nghĩa là biện pháp đưa ra phải là những biện pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và thực trạng của nhà trường, của địa phương, của xu thế phát triển xã hội. Nguyên tắc này không cho phép nhà quản lý áp đặt các ý kiến chủ quan khi thực hiện phát triển ĐNGV mà phải xuất phát từ các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn công tác quản lý ĐNGV.

3.2. Một số biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Đại học Quốc tế Bắc Hà

Qua nghiên cứu cở sở lý luận về quản lý, quản lý ĐNGV cùng với việc phân tích thực trạng quản lý ĐNGV Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý ĐNGV Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và đảm bảo thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giảng viên trường đại học quốc tế bắc hà (Trang 86 - 88)