Năm Số lượng GV cơ hữu Số lượng GV tuyển hàng năm Số lượng nghỉ việc, thuyên chuyển Chênh lệch so với năm trước
2010 28 - - -
2011 34 10 4 6
2012 53 27 6 19
2013 41 3 15 -12
2014 60 23 4 19
(Nguồn: Phịng Hành chính - Nhân sự Trường ĐHQTBH)
Qua bảng 2.12 cho thấy, hàng năm Trường vẫn tuyển thêm một lượng GV. Năm 2012, trường mở thêm khoa Xây dựng đào tạo 3 ngành: Kỹ thuật cơng trình xây dựng, Kỹ thuật xây dựng cơng trình giao thơng và Kinh tế xây dựng, đó trường tuyển thêm được 27 GV nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo của trường. Qua các năm đều có một số lượng GV xin nghỉ việc do các lí do chủ quan và khách quan trong bối cảnh tình hình tuyển sinh của trường ngày càng khó khăn, số lượng SV của trường ngày càng giảm. Năm 2013 Bộ GD&ĐT tiến hành rà soát ngành ĐH, CĐ trong trường đại học từ cuối tháng 3/2013 và ra quyết định dừng tuyển sinh các ngành nếu không đáp ứng đủ điều kiện tại Khoản 1, Điều 7 của Thông tư 08 quy định về điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng. Do đó nhằm đáp ứng yêu cầu đối với ngành đào tạo ĐH phải có ít nhất 1 giảng viên có trình độ tiến sĩ và 3 giảng viên có trình độ thạc sĩ, ngành đào tạo trình độ CĐ cũng phải bảo đảm có ít nhất 4 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký, đầu năm 2014 trường đã tuyển thêm 23 GV mới. Trường tiếp tục tổ chức tuyển dụng đợt 2 vào tháng 10 năm 2012. Bên cạnh đó, các con số thống kê trên cũng phản ánh thực trạng là một số bộ phận GV vẫn chưa cảm thấy yên tâm công tác trong môi trường tư thục. Một phần là do tâm lý là trường tư thục nên các chế độ chính sách khơng được ổn định, hoặc một số bộ phận GV trẻ khi mới ra trường chỉ tìm một nơi
có điều kiện để học tiếp, sau khi ở một trình độ nhất định, họ lại chuyển đến các đơn vị có điều kiện tốt hơn để phấn đấu.
Công tác tuyển chọn giảng viên đã được Lãnh đạo nhà trường dành nhiều quan tâm. Theo kết quả khảo sát có 76,36% GV được hỏi cho rằng công tác tuyển dụng của trường công khai minh bạch. Tính đến thời điểm này cơ bản số lượng giảng viên đã đáp ứng. Tuy nhiên, tính kế hoạch, chính sách ưu đãi, quy trình tuyển dụng và đặc biệt việc kiểm tra đánh giá công tác tuyển dụng cịn có nhiều hạn chế địi hỏi phải nghiên cứu, điều chỉnh.
2.3.2.3 Về chất lượng tuyển dụng
Với nhận thức: đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao vừa là nhiệm vụ chính trị cao cả đối với Tổ quốc, vừa là mục tiêu, vừa là “điều kiện sống còn” và là động lực phát triển của Trường ĐHQT Bắc Hà cho nên nhà trường luôn định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo, nhiệt huyết, có chun mơn giỏi. Về chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên nhà trường chủ trương cùng với việc tuyển dụng GV trẻ, trường mời các giảng viên cơ hữu là các giáo sư, phó giáo sư đã đến tuổi nghỉ hưu cịn đủ sức khỏe và năng lực trí tuệ đến Trường làm việc một số năm để chủ trì tham gia giảng dạy, tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và trực tiếp góp phần đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ giảng viên. Nhà trường có kế hoạch và chính sách thu hút (lương, thưởng), ưu tiên tuyển dụng đối với những người đã có bằng tiến sỹ, thạc sỹ, sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ thành cán bộ chủ chốt.
2.3.3. Công tác sử dụng
Việc sử dụng ĐNGV của Trường trong thời gian qua là tương đối tốt, đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn. 87,27% GV cho rằng việc phân công cộng việc tại đơn vị mình là hợp lý và 79,01% GV đồng ý với ý kiến công việc luôn được thực hiện theo đúng kế hoạch. Việc phân công giảng dạy hợp lý, việc tham gia giảng dạy ở nhiều chương trình đào tạo khác nhau là điều kiện để GV phát huy tốt khả năng chun mơn của mình. Tuy nhiên cơ
chế quản lý, sử dụng ĐNGV hiện nay không phát huy hết tiềm năng của cả đội ngũ và từng cá nhân, khơng kích thích được sự phấn đấu trong chuyên môn; không sàng lọc được dễ dàng và thường xuyên những người yếu kém. Hoạt động nghiên cứu khoa học trong môi trường quốc tế của Trường trong các năm vừa qua phát triển khá tốt so với lực lượng hiện có. Tuy nhiên, do ĐNGV cơ hữu của trường cịn khá mỏng, mặt khác trường chưa có cơ chế để nâng cao hiệu quả và chất lượng nghiên cứu khoa học cho nên hoạt động tham gia nghiên cứu khoa học chỉ dừng lại ở một bộ phận nhỏ GV.
Như vậy, mặc dù lãnh đạo Trường đã có nhiều cố gắng trong việc sử dụng đội ngũ GV, huy động tối đa nguồn lực lao động vào các hoạt động của Trường, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao song thực tế vẫn tồn tại những bất cập do chủ quan mà nhà trường chưa giải quyết tốt, và cũng có những yếu tố phụ thuộc điều kiện khách quan chưa cho phép. Sự tồn tại song hành này phù hợp với quy luật phát triển, nhất định sẽ được lãnh đạo Trường khắc phục.
2.3.4. Công tác đào tạo và bồi dưỡng
Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà luôn tạo điều kiện để cán bộ, giảng viên có cơ hội đào tạo, phát triển nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên tinh thơng về nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp. Trường đã xây dựng chính sách đào tạo cụ thể rõ ràng song việc thực hiện còn chưa đáp ứng được nguyên vọng của GV. Có tới 65,45% GV khơng đồng ý với ý kiến nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, viên chức học tập nâng cao trình độ trong khi có tới 85,45 GV có mong muốn học tập nâng cao trình độ và 42,7% GV cho rằng chế độ chính sách của trường đối với cán bộ, viên chức đi học tập nâng cao trình độ chun mơn cịn chưa hợp lý.
- Chính sách đào tạo hội nhập: 100% cán bộ, giảng viên mới tuyển dụng vào Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà sẽ được tham gia chương trình đào tạo hội nhập nhằm giúp người lao động hiểu rõ lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà, hiểu rõ mơi trường làm việc.
- Chính sách đào tạo nâng cao: Hàng năm, Trường còn thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng, kiến thức về nghiệp vụ chuyên sâu cho các cán bộ, giảng viên trong quá trình làm việc để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao nghiệp vụ phục vụ tốt cho công việc giảng dạy và làm việc tại Trường.
- Chính sách đào tạo cán bộ: Đối với các nhân viên xuất sắc có tiềm năng phát triển và các cán bộ quản lý, Trường luôn quan tâm phát triển bằng cách đào tạo bổ sung thường xuyên các kỹ năng lãnh đạo, quản lý sự thay đổi, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, nâng cao hiệu quả quản lý thông qua huy động nguồn nhân lực.
Trong những năm qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bước đầu được quan tâm, đầu tư sâu đặc biệt là đối với đội ngũ GV. Nhà trường ln
khuyến khích, tạo điều kiện cho tất cả cán bộ, GV đi học nâng cao trình độ.
Trường cũng chủ trương tài trợ một phần hoặc tồn bộ học phí cho các khóa học sau đại học (Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ) theo chuyên ngành phù hợp đối với một số cán bộ chủ chốt hoặc có tiềm năng phát triển trong tương lai. Trường hợp đặc biệt Trường sẽ xem xét hỗ trợ một phần kinh phí cho cán bộ, giảng viên tham gia các chương trình đào tạo tự nguyện, bằng kinh phí tự túc ngồi giờ. Sau khi tham gia các khóa đào tạo, tất cả các học viên sẽ được hỗ trợ để áp dụng các kiến thức thu được vào công việc và được đánh giá để có thể phát triển và thăng tiến nghề nghiệp trong tương lai.
Ngồi ra, trong các chương trình đào tạo của các dự án liên kết đào tạo trường cũng kết hợp đào tạo và khuyến khích GV, cán bộ toàn trưởng tham gia. Trường vẫn thường xuyên cử cán bộ đi trao đổi hợp tác và bồi dưỡng trong và ngoài nước với các trường mà trường liên kết đào tạo hoặc hợp tác quốc tế. Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ trẻ, thông qua quan hệ hợp tác liên kết của trường hoặc chủ động xin học bổng đi học tập, nghiên cứu dài hạn và khuyến khích nâng cao trình độ chun mơn đối với các GV
có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ của trường. Điều đó chứng tỏ công tác đào tạo bồi dưỡng, trao đổi, hợp tác và nghiên cứu khoa học được nhà trường coi là quan trọng và cần thiết. Đây không những là nhu cầu địi hỏi nâng cao trình độ của đội ngũ GV, vì sự phát triển của nhà trường mà cịn là yêu cầu của quá trình tiếp cận cách quản lý khoa học, tiếp cận trình độ khoa học tiên tiến trên con đường hội nhập và phát triển.
- Quản lý công tác bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp
Công tác bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp tại trường đại học đáp ứng yêu cầu đồng bộ cả 3 mặt: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống - tác phong. Cả 3 mặt này phải đúng với yêu cầu của một nhà giáo, nghĩa là người “thầy” trong mắt những sinh viên - học sinh.
Toàn bộ cán bộ GV của trường đều là người có đủ phẩm chất đạo đức, gương mẫu, trung thực và thực sự là người có tâm huyết với nghề giáo. Dù chịu những tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường nhưng trong suốt những năm qua, nhà trường chưa để xảy ra tình trạng lộ đề thi hay sinh viên chạy điểm. Do việc tuyển chọn GV không ồ ạt và thực hiện việc ký hợp đồng dài hạn nên đội ngũ GV cơ hữu luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Trình độ của các GV tuy có khác nhau song họ luôn làm việc với một tinh thần không ngừng trau dồi và học hỏi lẫn nhau.
Ngoài các lớp bồi dưỡng, cán bộ GV tồn trường cịn được thường xuyên tham gia các buổi hội thảo, nói chuyện với chủ đề liên quan như: Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Phát triển kinh tế tri thức, Khủng hoảng tài chính tồn cầu: ngun nhân và tác động..v.v
- Quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn
Để giảng dạy tốt và hiệu quả thì điều kiện đầu tiên đối với một giảng viên đại học là chuyên môn rất sâu và rộng về chuyên ngành của mình. Kiến thức của xã hội lồi người là vơ cùng vô tận, khơng ai có thể biết hết, trải nghiệm hết tất cả mọi điều. Chính vì vậy GV cần phải liên tục học hỏi, đào sâu và mở rộng kiến thức chun mơn, tìm kiếm, nghiên cứu những khía cạnh
mới, những nội dung mới liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ của mình. Nhà trường đã sử dụng nhiều hình thức đào tạo và bồi dưỡng GV theo từng chuyên môn giảng dạy, đào tạo và bồi dưỡng tại trường, tại các trường khác cũng như gửi đi đào tạo tại nước ngoài. Ngoài ra, sự liên kết giảng dạy và hợp tác quốc tế đã giúp rất nhiều cho việc đào tạo và bồi dưỡng GV của nhà trường. Cán bộ quản lý còn đảm bảo tại các khoa thường xuyên tiến hành những buổi sinh hoạt tập thể để trao đổi chuyên môn. Những GV có kinh nghiệm thì dẫn dắt và hướng dẫn đỡ đầu cho những GV mới.
- Quản lý công tác bồi dưỡng năng lực sư phạm
Để tạo điều kiện cho cán bộ quản lý công tác bồi dưỡng năng lực sư phạm nghề nghiệp thì ngay từ kỳ thi tuyển dụng năm 2007, nhà trường đã quy định chứng chỉ sư phạm và chứng chỉ lý luận dạy học đại học là điều kiện cần không thể thiếu đối với các GV.
Ngồi việc nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ GV, thì GV cần phải có trình độ nghiệp vụ sư phạm để truyền tải những kiến thức, kỹ năng cho học sinh - sinh viên một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Đối với các giảng viên trẻ, chưa có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, nhà trường luôn tạo điều kiện và khuyến khích động viên các GV chưa có chứng chỉ sư phạm đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc I và bậc II cũng như chứng chỉ lý luận dạy học đại học. Bên cạnh đó ngồi việc tuyển các GV cơ hữu, trường ký hợp đồng thỉnh giảng với các viên giảng dạy tại các trường đại học lớn, uy tín có trình độ và thâm niên cao. Do đó đội ngũ GV của trường đa số có phương pháp sư phạm bài bản, đều thể hiện tốt tính độc lập, biết lựa chọn nội dung phù hợp với nội dung theo mục tiêu bài giảng. Phương pháp giảng dạy phù hợp với môn học. GV đã thực hiện tốt công tác soạn bài, đề cương, tiến độ bài giảng trước khi lên lớp. Các khâu lên lớp, điểm danh, kiểm tra định kỳ được duy trì. Việc làm đề thi, coi thi, chấm thi được thực hiện nghiêm túc với các đề thi, đáp án đã được duyệt. Kỳ thi cuối kỳ do Phòng Đào tạo trực tiếp chỉ đạo với các cán bộ
coi thi được huấn luyện kỹ về quy chế, bảo đảm các buổi thi được thực hiện nghiêm túc, chủ động phịng ngừa những mặt tiêu cực có thể phát sinh.
- Quản lý cơng tác bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
Trọng trách của một giảng viên đại học địi hỏi khơng chỉ là giảng bài, càng khơng phải giảng bài theo kiểu cũ tức “thầy đọc và trị ghi” mà phải ln tiếp cận với kiến thức mới để cập nhật vào bài giảng và sử dụng phương pháp giảng dạy mới. Điều đó yêu cầu một giảng viên đại học thực thụ phải là một chuyên gia về một chuyên ngành nhất định. Chức năng này chỉ có thể hình thành qua thực tiễn nghiên cứu và triển khai. Giảng viên đại học, do đó, bắt buộc phải tham gia cơng việc nghiên cứu khoa học, hoặc vận dụng những kiến thức mới mẻ vào hoạt động thực tiễn, đồng thời có nhiệm vụ hướng dẫn, tổ chức sinh viên tự học, tự nghiên cứu, xem đó là một trong những nhiệm vụ chính của mình.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu khoa học của nhà trường đã được chú trọng và phát triển khá tốt so với điều kiện hiện có. Trong các năm qua trường đã thực hiện nhiều đề tài do Quỹ Phát triển Xã hội Thông tin (The Information Society Innovation Fund) cấp kinh phí và thực hiện 1 đề tài cấp nhà nước. Tuy nhiên số lượng các đề tài nghiên cứu cịn q ít và chưa phong phú, cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu còn sơ sài, nhà trường chưa mở rộng ký kết hợp tác với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để ký những hợp đồng nghiên cứu khoa học và chuyên giao cơng nghệ.
Ngồi ra, nhà trường chưa có hội đồng thẩm định những đề tài nghiên cứu, chưa có những quy định bắt buộc đối với GV trong việc nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học phải là một phần trong định mức khối lượng công việc, không thể bù bằng giảng dạy hay công việc khác, chưa có chế độ khuyến khích việc nghiên cứu khoa học, nên chưa thúc đẩy được hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường.
Ngoài yêu cầu về bằng cấp và trình độ chun mơn thì một trong các tiêu chí khác của GV là có trình độ ngoại ngữ và tin học đáp ứng yêu cầu của công việc. Đặc biệt trường đã thực hiện hợp tác đào tạo với nhiều trường quốc